Thai nhi đạp nhói bụng dưới hay hiện tượng thai máy bụng dưới không phải là hiện tượng quá lo lắng vì bé có nhiều nguyên nhân gây nên hoạt động này. Đọc bài viết sau để tìm hiểu thêm:
- Thai nhi đạp nhói bụng dưới có đáng lo không?
- Thai máy ở vị trí nào?
- Những dấu hiệu không nên xem thường trong giai đoạn thai máy
Thai nhi đạp nhói bụng dưới có đáng lo không?
Thai máy vùng bụng dưới là hiện tượng thai nhi cử động xoay mình, uốn người, động tay chân nhưng chỉ tập trung ở phần bụng dưới của mẹ. Hiện tượng này sẽ xuất hiện và ngày một tăng vào tuần thứ 20 của thai kỳ. Việc theo dõi thai máy rất quan trọng vì nó sẽ giúp mẹ quan sát được tình trạng sức khoẻ của thai nhi. Nói cách khác, thai máy chính là tín hiệu, là thông tin liên lạc của em bé dành cho mẹ.
Từ tuần thứ 20, mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận được thai máy, đặc biệt là ở khu vực bụng dưới. Nên có thể nói thai nhi đạp nhói bụng dưới thực sự không có gì đáng lo. Nếu thai nhi đạp quá yếu, đến mức mẹ không cảm nhận được gì trong giai đoạn này thì mới đáng quan ngại, vì lúc này tình trạng sức khoẻ thai nhi có vẻ kém, thậm chí nghiêm trọng đến mức dẫn đến suy thai hoặc lưu thai.
Thực tế, thai nhi đạp thường xuyên ở bụng mẹ vì những nguyên nhân phổ biến sau:
– Thai đang được nạp nhiều dưỡng chất, đặc biệt khi mẹ ăn no, đồng nghĩa với việc bé được bổ sung các vi chất cần thiết nên hoạt động mạnh hơn các thời điểm khác trong ngày.
– Khi mẹ nằm nghiêng sang bên trái, tư thế này làm gia tăng lượng máu và các chất bổ dưỡng đưa đến thai nhi, điều này cũng sẽ khiến thai máy mạnh hơn ở phần bụng dưới của mẹ.
– Bé bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài môi trường như âm thanh lớn, tiếng xe cộ, tiếng cười nói nơi công cộng. Để phản ứng với những tác động này, bé thường quẫy đạp trong bụng mẹ.
Xem thêm:
Thai máy nhiều có tốt không? Mẹ bầu cần chú ý gì khi thai máy nhiều?
Thai máy ở vị trí nào?
Những vị trí thai máy thông thường trong suốt quá trình thai kỳ của mẹ có thể kể đến như:
– Như đã đề cập ở trên, thai nhi thích tư thế mẹ nằm nghiêng, đặc biệt là nghiêng sang trái. Lúc này, bé sẽ cử động nhiều hơn do mẹ nằm ở tư thế này thì máu sẽ bơm đến thai nhi nhiều hơn. Ở tư thế nằm này của mẹ, thai máy sẽ xuất hiện nhiều nhất ở phần bụng dưới và bụng bên trái.
– Trong tam cá nguyệt thứ ba, kích thước thai nhi lớn dần đồng nghĩa với không gian bụng của mẹ không còn đủ rộng rãi. Điều này khiến bé phải quay đầu về phía cổ tử cung của mẹ và mông của bé sẽ ở đáy tử cung còn phần lưng thường ở bên phải hoặc bên trái tử cung. Trường hợp lưng nằm ở bên phải thì chân tay bé sẽ quay sang trái. Thai máy sẽ tác động chủ yếu lên vùng bụng trái tạo ra những cơn gò tử cung.
Nếu thai máy một bên trong thời gian dài, để yên tâm hơn, mẹ có thể khám thai để được kiểm tra tình trạng thai, loại trừ các nguy cơ có thể xảy ra như: dây rốn ngắn, túi ối méo…
Xem thêm:
Mẹ có nên lo lắng khi thai 18 tuần mà vẫn chưa thấy máy không?
Những dấu hiệu không nên xem thường trong giai đoạn thai máy
Bác sĩ Lê Quang Thanh, Giám đốc bệnh viện Từ Dũ cho biết có những dấu hiệu thai máy mà mẹ không nên xem thường trong quá trình đếm và theo dõi thai máy của em bé trong bụng:
1. Thai không máy
Ở những tam các nguyệt đầu, theo dõi thai máy trong ngày là chuyện phải làm để nhận biết thai có hoạt động, tức là còn sống. Tuy nhiên, điều này không thể hoàn toàn kết luận thai nhi yếu hay khỏe mạnh. Nhưng trên hết, trường hợp cả ngày mà thai không máy hoặc thai máy ít hơn so với ngày trước theo số lần đếm của mẹ thì mẹ cần hết sức lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu thai đang bất thường.
2. Mẹ bầu xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng
Nôn mửa, không căng ngực hay xuất huyết âm đạo và co thắt tử cung, thực tế đây là những dấu hiệu báo động sức khỏe thai nhi đang trong tình trạng nguy hiểm. Thai có thể đang bị thiếu ối, thiếu ô-xy hay gặp vấn đề về nhau thai. Nguyên nhân chủ yếu là do mẹ hút thuốc, uống rượu, làm tăng nguy cơ ngưng cung cấp chất dinh dưỡng qua nhau thai. Mẹ có thể bị tiền sản giật, tiền căn thai chết lưu trong thai kỳ trước, thai quá ngày, song thai cùng ối, tăng huyết áp trong thai kỳ, sa dây rốn…
Thai nhi đạp nhói bụng dưới là hiện tượng phổ biến mà mẹ bầu gặp phải từ tuần thứ 20. Trên thực tế đây là hiện tượng không đáng lo ngại thì nó thể hiện sức khoẻ thai nhi đang ổn. Mẹ bầu cần học cách đếm số lần thai máy, thực hành nhiều lần trong ngày để nắm bắt tìnht rạng thai nhi.
Nguồn thông tin: Dấu hiệu nhận biết thai máy (thai cử động) và hướng xử lý những biểu hiện bất thường – vinamilk.com.vn
Xem thêm:
- Bầu có đi máy bay được không? Mẹ cần tuân thủ những gì?
- Đồ trẻ sơ sinh có nên giặt máy không, giặt máy có khiến bé vặn mình khó ngủ hay không?
- Mẹ ơi con vẫn ổn – Chia sẻ kinh nghiệm theo dõi thai máy từ các mẹ bầu
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!