Vị trí đạp của thai nhi có gì đặc biệt? Thai nhi đạp bên trái là trai hay gái?

Nói chung, việc giải mã những cú đạp của thai nhi và xác định thai nhi đạp bên trái là trai hay gái là không có liên quan gì đến nhau. Cho nên việc đoán bé theo hướng bé đạp đôi khi vẫn… trật lất như thường. Nếu là con thì dù trai hay gái thì ba mẹ cũng thương yêu hết lòng hết dạ. Cho nên các ông bố bà mẹ hãy giữ tâm trạng thoải mái nhất để đón bé yêu nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai nhi đạp bên trái là trai hay gái? Vị trí đạp của em bé trong bụng mẹ không có mối liên quan gì đến giới tính của trẻ, các mẹ chỉ nên đọc tham khảo cho vui.

Nội dung bài viết:

  • Thông tin chung về thai máy
  • Khi nào thai nhi đạp bên trái?
  • Khi nào thai máy là bất thường?
  • Thai đạp bên trái là trai hay gái?
  • Một số cách xác định giới tính thai nhi theo dân gian

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Câu hỏi: Vị trí đạp của thai nhi có nói lên điều gì không? Ở tuần thai nào thì mẹ bầu sẽ cảm nhận được thai máy? Bầu con trai và con gái thì thai máy có khác nhau hay không?

Trả lời: 

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh:

Hiện tương thai nhi đạp (hay còn gọi là thai máy) nói lên rất nhiều điều về sức khỏe của thai nhi. Hiện chưa có bằng chứng khoa học chứng tỏ vị trí đạp của bé có mối liên quan đến sức khỏe cũng như giới tính của thai nhi. Thông thường, người mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận được thai máy ở khoảng tuần 18-20; với thai phụ con rạ thì có thể cảm nhận sớm hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Không có nghiên cứu nào được thực hiện nhằm dự đoán giới tính thai nhi thông qua thai máy, tuy nhiên theo dân gian, khi thai máy ít thì khả năng là bé gái, còn thai máy sớm là con trai. Những điều trên đa phần là thông tin truyền miệng với độ tin cậy không cao.

Nhằm xác định rõ giới tính của bé, các mẹ có thể siêu âm từ tuần thứ 20. Nhìn chung, thai máy là một tình trạng sinh lý vô cùng quan trọng để đánh giá sức khỏe thai nhi. Số cử động trung bình mỗi ngày khoảng 16-45 lần; và khoảng cách thông thường giữa các lần thai máy là 50-60 phút. Nếu mẹ bầu cảm thấy thai máy giảm hoặc bé đạp không mạnh như bình thường nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra và xử trí phù hợp.

Nhiều mẹ băn khoăn thai đạp bên trái là sinh bé gái hay trai

Thai nhi đạp (thai máy)

Dân gian gọi sự chuyển động của thai trong khoang tử cung đến thành tử cung là thai đạp. Thế nhưng thực chất theo các bác sĩ và y văn thì tên gọi chính xác là thai máy.

Thai nhi thường đạp ở vị trí nào? Thai nhi thường ở tư thế uốn cong và hầu hết là nằm ở vị trí đầu hoặc mông. Vì thế lưng của phần lớn thai nhi nằm ở bên phải hoặc bên trái của tử cung. Nghĩa là, nếu lưng thai nhi nằm ở bên trái, thai nhi sẽ đạp bên phải. Ngược lại nếu lưng nằm ở bên phải, thì thai nhi sẽ đạp bên trái.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thông thường, sau 4 tháng mang thai, bà bầu có thể bắt đầu cảm thấy chuyển động của thai nhi. Ban đầu thai sẽ đạp sẽ rất nhẹ, có khi mẹ bầu không có cảm giác gì. Khi thai nhi càng phát triển, mẹ bầu có thể cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi như “nắm tay và đá” v.v. Lúc này, vị trí thai máy cũng có thể ở những nơi khác nhau. Theo các bác sĩ thì nó sẽ tùy thuộc vào vị trí thai nhi trong khoang tử cung.

Thai nhi thường ở tư thế uốn cong và hầu hết là nằm là vị trí đầu hoặc mông

Bạn có thể chưa biết:

Dựa vào nhịp tim thai ở tuần thứ 12 mẹ có biết đang bầu bé trai hay gái được không?

5 cách nhận biết mang thai trai hay gái trong 3 tháng đầu thai kỳ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi nào thai nhi sẽ đạp bên trái?

Trong tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi thường không hay đạp. Thế nhưng càng về sau thai máy sẽ càng đều, nhất là từ cuối tuần thứ 27-32. Ở tuần thai thứ 30-38, tần suất thai máy sẽ đạt tối đa. Khi đó bé sẽ đạp theo chu kỳ 10–30 lần trong vòng 12 tiếng đồng hồ. Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Thoạt đầu, mẹ bầu sẽ thấy thai nhi cử động khắp vùng bụng dưới. Càng về những tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển và không gian tử cung trở nên chật chội. Vì thế thai nhi phải ổn định vị trí bằng cách quay đầu về phía cổ tử cung của mẹ.

Như đã nói, lúc này, mông của bé sẽ ở đáy tử cung. Còn phần lưng của bé thường ở bên phải hoặc bên trái tử cung. Nếu phần lưng nằm ở bên phải thì chân tay bé sẽ quay về bên trái. Như vậy, bà mẹ sẽ cảm nhận được hoạt động của bé tác động chủ yếu lên vùng bụng trái. Đây là nguyên nhân vì sao mẹ hay cảm nhận được thai nhi thường đạp bên trái.

Càng gần những ngày sinh, thai nhi đạp càng nhiều

Khi nào thai máy là bất thường mẹ cần cảnh giác?

Theo Bác sĩ chuyên khoa I Lê Hồng Liên - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, cử động thai là biểu hiện tình trạng sức khỏe của thai nhi. Tần suất cử động thai giảm có thể là dấu hiệu báo động, thai nhi không cử động hay cử động yếu có thể do thai yếu hoặc thai lưu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tại thời điểm bắt đầu cảm nhận được cử động thai (tuần thứ 16-20), thai nhi thường cử động không đều đặn. Thời gian hoạt động rõ nhất là từ cuối tuần thứ 25-32. Thai máy bình thường là khi có hơn 4 cử động trong vòng 30 phút, đo được 3 đợt trong 1 ngày. Nếu có ít hơn 4 đợt cử động thai, mẹ cần nằm nghỉ và đếm tiếp trong 1 hoặc 2 giờ tiếp theo. Nếu trong 2 giờ tiếp theo có ít hơn 10 cử động thai thì cần đến ngay cơ sở y tế để theo dõi tình trạng thai kỳ.

Cũng cần lưu ý thêm là 1 số thai phụ có thành bụng dày sẽ khó cảm nhận thai máy hơn người có thành bụng mỏng. Lượng nước ối cũng ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận cử động thai của mẹ. Ở những tháng cuối mẹ cũng cần phân biệt cử động thai với cơn gò tử cung để tránh nhầm lẫn.

Bạn có thể chưa biết:

Chửa bụng dưới là con trai hay gái? Đoán giới tính bé yêu qua dáng bụng

Mẹ có biết: Nhịp tim thai 180 lần phút là trai hay gái?

Vậy thai máy bên trái nhiều là trai hay gái?

Theo quan niệm dân gian “nam tả nữ hữu”, dựa vào vị trí thai đạp để biết bé trai hay bé gái. Thai nhi đạp bên trái là trai hay gái? Theo các bác sĩ thì điều này là không xác định được. Các nghiên cứu cho thấy không có cơ sở để biết được giới tính thai nhi dựa vào thai máy. Chưa kể vị trí thai đạp cũng không cố định và bị ảnh hưởng. Những thay đổi trong các tháng mang thai hoặc tư thế của bà bầu cũng khiến thai đổi chiều đạp. Vì thế “con đạp bên trái là trai hay gái” là một câu hỏi không cần thiết.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài dựa vào vị trí đạp của em bé, có nhiều quan niệm dân gian còn dựa trên hình dáng rốn của mẹ bầu, đường lông bụng, hình dáng bụng bầu... để dự đoán giới tính thai nhi. Tất cả đều chỉ là những quan niệm dân gian truyền miệng và chưa được kiểm chứng, các mẹ không nên quá tin theo mà chỉ nên tham khảo cho vui. Nếu muốn biết giới tính của thai nhi thì có nhiều phương pháp xác định theo khoa học có độ chính xác và tin cậy cao hơn như siêu âm, xét nghiệm sinh thiết gai nhau... Dù sao thì giới tính thai nhi cũng đã được quyết định từ khi thụ tinh thành công rồi các mẹ ạ.

Thai đạp mạnh là bé trai?

Thêm một quan niệm dân gian khác khi cho rằng, thai đạp liên tục và đạp mạnh là bé trai. Tuy nhiên, điều này cũng không có cơ sở khoa học. Điều mẹ cần quan tâm là tầng suất đạp của thai nhi. Nếu thai đạp nhiều hơn 10 lần mỗi giờ, bà bầu nên cẩn trọng xem xét.

Có nhiều lý do khác nhau khiến thai đạp nhiều hơn bình thường. Ví dụ như sau khi bà bầu ăn, tắm hoặc trước khi đi ngủ. Ánh sáng mạnh, âm thanh lớn… cũng có thể khiến thai nhi chuyển động nhiều hơn. Nhưng đây là một hiện tượng bình thường và không cần lo lắng.

Tuy nhiên, nếu thai nhi đạp không đều đặn hoặc nhiều hơn bình thường khi không có những yếu tố ảnh hưởng nào, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay lập tức. Bởi vì có thể thai nhi đang bị thiếu oxy. Trường hợp này thường gặp ở bong nhau thai sớm, nhau tiền đạo, dây rốn quấn cổ…

Dây rốn quấn cổ là một biến chứng nguy hiểm cho thai nhi

Một số cách xác định giới tính thai nhi theo dân gian

Bụng bầu nhọn là sinh con trai, bụng bầu tròn là sinh con gái?

Hình dáng bụng bầu của mẹ phụ thuộc vào vị trí nằm của thai, hình dáng cơ thể và khung xương chậu của mẹ. Quan niệm sinh trai mẹ có bụng bầu nhọn còn bầu con gái bụng tròn hoàn toàn không có cơ sở.

Mẹ bầu rốn lồi rõ sẽ sinh con gái

Rốn của mẹ bầu thay đổi như thế nào trong thai kỳ là do liên quan đến áp lực ổ bụng. Áp lực trong khoang bụng tăng lên khiến rốn có thể bị phồng lên và lồi ra ngoài.

Đây là chứng thoát vị nhẹ, không liên quan gì đến giới tính thai nhi.

Thay lời kết

Nói chung, việc giải mã những cú đạp của thai nhi và xác định thai nhi đạp bên trái là trai hay gái là không có liên quan gì đến nhau. Cho nên việc đoán bé theo hướng bé đạp đôi khi vẫn… trật lất như thường. Nếu là con thì dù trai hay gái thì ba mẹ cũng thương yêu hết lòng hết dạ. Cho nên các ông bố bà mẹ hãy giữ tâm trạng thoải mái nhất để đón bé yêu nhé!

Nguồn tham khảo: Thai máy như thế nào là bình thường, thế nào là bất thường? - vinmec.com

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Hòa Đặng