Thai nhi bị nấc trong bụng mẹ vì lý do gì và liệu có ảnh hưởng đến bé?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai nhi bị nấc trong bụng mẹ thường có biểu hiện như thế nào? Vì sao bé lại nấc như vậy? Thai nhi nấc có phải là dấu hiệu bất bình thường mẹ cần lo lắng? Bài viết sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho mẹ bầu về vấn đề này.

Quãng thời gian mang bầu là một quãng thời gian vô cùng tuyệt vời và kỳ diệu, đặc biệt là khi mẹ cảm nhận thấy những chuyển động dù là nhẹ nhàng nhất của bé.

Đã bao giờ mẹ thấy bụng mình lục cục liên tục tại một vị trí với nhịp độ rất đều đặn chưa? Mẹ có thắc mắc sao bé con của mẹ lại có thể đạp đều như thế không?

Thực ra, những chuyển động ngắn, liên tục và nhịp nhàng này chính là do bé đang nấc trong bụng mẹ đấy!

Thai nhi bị nấc trong bụng mẹ là hiện tượng gì?

Hiện tượng nấc ở em bé trong bụng mẹ hay người trưởng thành đều là do sự co thắt đột ngột không tự chủ, ngắt quãng nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần của cơ hoành – một loại cơ ở phổi đóng vai trò quan trọng trong việc hít thở. Sự co thắt này đẩy một luồng khí đột ngột ra khỏi buồng phổi làm nắp thanh quản bị đóng lại, gây ra tiếng nấc “hic hic” – tiếng nấc cụt của thai nhi đó.

Thai nhi bị nấc trong bụng mẹ và những điều mẹ cần biết

Vì sao thai nhi bị nấc trong bụng mẹ?

Nếu em bé đang nấc trong bụng mẹ thì rất có thể là do các nguyên nhân sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1. Cơ hoành của bé đang hoạt động

Khi còn trong bụng mẹ, hệ hô hấp của bé chưa hoàn thiện nên chưa thể điều chỉnh được nhịp thở. Do vậy, nếu bé hít một lượng lớn nước ối, cơ hoành sẽ phải chịu một áp lực lớn hơn bình thường nên có thể bị co thắt, dẫn đến phát ra tiếng nấc cụt.

2. Thai nhi đang tập bú

Bên cạnh đó, bé cũng có thể bị nấc khi đang thực hành phản xạ bú mút, để có thể sẵn sàng tuti mẹ ngay khi vừa ra đời. Con sẽ học cách làm sao để vừa nuốt sữa mà vẫn có thể vừa hít thở bình thường mà không bị xảy ra hiện tượng tắc nghẽn ở phổi. Luyện tập hăng say quá nên có thể con tập mút hơi mạnh thôi.

3. Dây rốn quấn cổ thai nhi

Tuy nhiên, một lý do nữa cũng có thể khiến bé nấc, đó chính là khi con bị dây rốn quấn quanh cổ, hay các cụ ngày xưa có gọi là “tràng hoa quấn cổ”. Dây rốn quấn chặt có thể làm giảm lượng oxy cung cấp cho bé, khiến con hít thở trở nên khó khăn, cơ hoành cần hoạt động mạnh hơn, gây ra hiện tượng nấc cụt.

Nếu mẹ thấy bé nấc trong khoảng thời gian dài, với cường độ ngày càng nhiều hay thậm chí là con vừa nấc vừa đá mạnh vào bụng mẹ thì hãy đi khám ngay nhé! Tránh để lâu có thể dẫn đến hiện tượng suy thai đó mẹ.

4. Rất có thể bé muốn chào đời

Khi bé nấc cụt trong bụng mẹ, mẹ sẽ cảm thấy như bụng mình giật giật, đặt tay lên sẽ có cảm giác giống tiếng tim đập trong bụng. Điều này khiến cho một số mẹ nhầm lẫn giữa hiện tượng thai máy và nấc cụt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

dù vậy, khi mẹ hay nghe được tiếng bụp bụp trong bụng thì chứng tỏ là cơ thể bé đang phát triển hoàn thiện và bé đã sẵn sàng để ra ngoài rồi.

Mẹ có thể cảm nhận thai nhi bị nấc trong bụng mẹ thông qua tần suất chuyển động của bé

Làm thế nào để biết thai nhi đang bị nấc?

Về cơn bản cơn nấc của thai nhi không khác gì nhiều so với người lớn, mỗi ngày bé có thể nấc từ 1 – 2 lần, mỗi lần từ 3 – 5 phút.

Nhưng không phải lúc nào mẹ cũng cảm nhận được. Có những mẹ cảm thấy thường xuyên, còn một số mẹ thì trong suốt thai kỳ chỉ nhận thấy bé nấc một vài lần.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu cảm nhận được bé đang nấc, mẹ sẽ thấy bụng mình như bị giật giật, đặt tay lên bụng sẽ có cảm giác như nghe thấy tiếng tim đang đập hoặc tiếng gõ đều đều vọng ra từ trong bụng.

Nếu thai nhi nấc trong bụng mẹ quá lâu thì mẹ cần đi khám càng sớm càng tốt

Mẹ bầu nên làm gì khi thai nhi bị nấc trong bụng mẹ?

Có một sự thật là, dù ở trong bụng hay sau này khi đã ra đời, việc nấc thực tế không làm cho con cảm thấy khó chịu, chỉ có bố mẹ nghe con “hic hic” liên tục thì thấy sốt ruột thôi.

Cho nên nếu mẹ vẫn cứ muốn bé hết nấc, thì mẹ có thể thử thay đổi tư thế, đi lại nhẹ nhàng một chút xem mẹ nhé. Ví dụ, bạn đang nằm nghiêng bên trái thì quay sang bên phải, đang ngồi làm việc thì thử đứng dậy đi lại một chút. Thay đổi vị trí sẽ khiến bé dễ chịu hơn nên cũng giảm thiểu được những cơn nấc.

Tóm lại, con nấc trong bụng mẹ là phản xạ tự nhiên, đa phần không có gì đáng lo lắng, chỉ trừ trường hợp là dây rốn quấn cổ thì mẹ nên chú ý hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do đó, nếu thi thoảng mẹ cảm nhận được những chuyển động nhịp nhàng đều đặn trong bụng mình thì hãy mỉm cười hạnh phúc vì con đang lớn dần mỗi ngày, “người ta” chỉ đang nấc chút thôi mà.

Chỉ khi nào mẹ thấy hiện tượng này ngày càng liên tục và thường xuyên thì mới cần đi kiểm tra mẹ nhé.

 

Theo Mầm nhỏ 

Xem thêm bài liên quan:

Mẹ đã biết cách nhận biết thai nhi bị nấc để phòng tránh các bất thường cho bé?

Thai nhi bị nấc – Hiện tượng này báo hiệu với mẹ bầu điều gì?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương