Thai gò nhiều ở tuần 38 có đáng ngại hay không?

Việc thai nhi ngày một phát triển về kích thước khiến tử cung của mẹ dần chật chội so với bé. Dẫn đến việc, mỗi khi bé "mỏi chân mỏi tay" muốn thay đổi tư thế, xoay người thì bụng mẹ sẽ bị gò cứng lên.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai gò nhiều ở tuần 38 có phải là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh? Thai 38 tuần gò cứng bụng kèm theo hiện tượng đau lưng, đau bụng từng cơn có thể là dấu hiệu chuyển dạ. Nếu mẹ bị căng cứng bụng bình thường và không kèm theo những dấu hiệu khác như chảy máu âm đạo, đau lưng, chuột rút thì bạn có thể yên tâm.

Nội dung bài viết:

  • Cơn gò khi mang thai là gì?
  • Thai gò nhiều ở tuần 38 có phải sắp sinh không?
  • Nguyên nhân thai 38 tuần gò cứng bụng
  • Mẹ làm gì để phân biệt đâu là cơn gò chuyển dạ và cơn gò sinh lý?

Cơn gò khi mang thai là gì?

Cơn gò Braxton – Hicks hay còn được gọi là cơn gò chuyển dạ giả, xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ, thường không đều và không có tính chu kỳ. Những cơn gò này là bước đầu để tử cung luyện tập cho ngày sinh và rèn luyện khả năng chịu đựng của người phụ nữ. Cơn gò sinh lý có các đặc điểm sau:

  • Kéo dài khoảng 30 giây, xuất hiện bất chợt (thường tự biến mất khi nghỉ ngơi), không thành cơn
  • Không có cảm giác đau đớn nhưng căng tức vùng bụng dưới

Những cơn đau tức cũng có thể không phải gò tử cung mà do tăng nhu động ruột do tử cung chèn ép, không đáng ngại. Thai phụ có thể dùng thuốc giảm co thông thường nếu thấy khó chịu.

Cơn gò sinh lý không tăng dần theo thời gian cũng như đau nhiều hơn, không làm thay đổi cổ tử cung. Những cơn gò có tính chất như trên thường xuất hiện khi mệt mỏi, mất nước hay đi đứng quá nhiều và sẽ biến mất khi nghỉ ngơi hay thư giãn.

Để giảm bớt cơn gò, thai phụ nên uống nhiều nước, chuyển sang tư thế giảm đau, dành thời gian nghỉ ngơi (nằm nghiêng sang bên trái). Nếu đã thử những biện pháp trên mà những cơn gò vẫn không biến mất hoặc xảy ra với tần suất dày hơn, thai phụ nên đến bác sĩ khám ngay vì có thể sẽ bị sinh non.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cơn gò khi mang thai khiến mẹ bầu không thoải mái (Nguồn ảnh: iStock)

Đừng bỏ lỡ

Thai gò nhiều ở tuần 38 có phải sắp sinh không?

Gò cứng bụng là một trong những dấu hiệu sắp sinh mà mẹ bầu cần lưu ý. Tuy nhiên, không phải lúc nào căng cứng cũng là sắp sinh. Mẹ có thể quan sát tần suất của những cơn gò cứng bụng cũng như như những triệu chứng đi kèm.

Thai 38 tuần gò cứng bụng kèm theo hiện tượng đau lưng, đau bụng từng cơn có thể là dấu hiệu chuyển dạ. Nếu mẹ bị căng cứng bụng bình thường và không kèm theo những dấu hiệu khác như chảy máu âm đạo, đau lưng, chuột rút thi bạn có thể yên tâm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
Ngược lại, nếu tần suất của cơn gò cứng bụng dày đặc, khoảng 5-10 phủ xảy ra một lần và kèm theo hiện tượng như chảy máu, đau bụng thì có thể là dấu hiệu cho thấy con yêu muốn ra ngoài. Mẹ nên chuẩn bị sẵn để đến bệnh viện ngay.

Cơn gò sẽ xuất hiện nhiều khi bầu 38 tuần (Nguồn ảnh: iStock)

Nguyên nhân thai 38 tuần gò cứng bụng

Mẹ bị mất nước

Tình trạng mất nước có thể gây ra các cơn gò cứng bụng ở một số mẹ bầu. Do đó, mẹ nên thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể nhé. Tốt nhất là nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày.

Bàng quang đầy

Nếu mẹ cảm thấy bàng quang đầy nước thì hãy nhanh chóng đi tiểu ngay. Tình trạng bàng quang đầy ngước có thể khiến mẹ dễ gặp phải tình trạng thai 38 tuần gò cứng bụng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Massage vùng bụng quá nhiều

Nhiều mẹ vì lý do thẩm mỹ nên thường xuyên dùng dầu dừa hay dầu ô liu massage lên vùng bụng để ngăn ngừa rạn da. Tuy nhiên, việc massage quá nhiều có thể gây nên các kích ứng lên tử cung làm xuất hiện những cơn gò cứng bụng.

Áp lực của thai nhi lên tử cung

Thai nhi trong bụng lớn lên sẽ chèn ép lên khoang chậu, bàng quang và trực tràng của mẹ. Thường thì trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ sẽ không cảm nhận rõ được điều này.

Tuy nhiên, từ tam cá nguyệt thứ 3 trở đi thai nhi sẽ lớn rất nhanh. Tử cung phình to gây áp lực lên các bộ phận khác nên đôi lúc mẹ sẽ nhận thấy hiện tượng gò cứng bụng.

Đừng bỏ lỡ

Chuyển động của bào thai

Việc thai nhi ngày một phát triển về kích thước khiến tử cung của mẹ dần chật chội so với bé. Dẫn đến việc, mỗi khi bé “mỏi chân mỏi tay” muốn thay đổi tư thế, xoay người thì bụng mẹ sẽ bị gò cứng lên.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bị táo bón

Hiện tượng gò cứng bụng khi mang thai những tuần cuối cũng có thể là do mẹ bầu bị táo bón. Việc có một chế độ ăn uống ít chất xơ sẽ khiến cơ thể mẹ khó hấp thu các chất và hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức.

Vì vậy, mẹ hãy ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là ăn nhiều rau xanh và trái cây nhé!

Mẹ bầu hãy chú ý phân biệt cơn gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ (Nguồn ảnh: iStock)

Mẹ làm gì để phân biệt đâu là cơn gò chuyển dạ và cơn gò sinh lý?

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cũng lưu ý mẹ cần phát hiện đâu là lúc cần nhập viện để sinh bé và đâu chỉ là cơn gò chuyển dạ giả.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cơn co Braxton Hicks có các đặc điểm:

  • Cường độ đau có thể dữ dội hoặc nhẹ, thường xuất hiện ở vùng phía trước bụng và vùng xương chậu
  • Cơn co chuyển dạ giả có thể xuất hiện đột ngột rồi biến mất, không liên tiếp, không tăng lên theo thời gian.
  • Nếu đổi tư thế có thể mẹ sẽ thấy bớt đau
  • Không làm cổ tử cung xóa mở

Cơn gò chuyển dạ: Thường xuất hiện liên tục với cường độ mạnh và có nhịp điệu riêng. Những cơn đau vẫn tiếp tục ngay cả khi bà bầu thay đổi tư thế.

Nhìn chung thai gò nhiều ở tuần 38 là một trong những dấu hiệu sắp sinh mà mẹ bầu cần lưu ý. Tuy nhiên, không phải lúc nào căng cứng cũng là sắp sinh.

Mẹ có thể quan sát tần suất của những cơn gò cứng bụng cũng như những triệu chứng đi kèm. Nếu mẹ bị căng cứng bụng bình thường và không kèm theo những dấu hiệu khác như chảy máu âm đạo, đau lưng, chuột rút thì bạn có thể yên tâm.

Nguồn thông tin: Thời gian phù hợp cho một cuộc chuyển dạ – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

hieu