Thai gò nhiều ở tuần 35 bình thường hay nguy hiểm?

Thời điểm thai 35 tuần, ở trong buồng tử cung chật hẹp của mẹ, thai nhi buộc phải xoay chuyển liên tục để tìm tư thế thoải mái nhất. Và đây là nguyên nhân phổ biến gây ra những cơn gò.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai gò nhiều ở tuần 35 có thể là dấu hiệu bình thường. Nhưng đối với một số trường hợp sẽ gây ra nguy hiểm. Do đó, chị em cần nắm rõ các nguyên nhân dẫn đến các cơn gò tử cung này. Từ đó, có cách xử lý khoa học và khi nào phải đi khám bác sĩ sản khoa để đảm bảo sức khỏe cho em bé.

Nội dung bài viết:

  • Thai gò nhiều ở tuần 35 có sao không?
  • Những nguyên nhân phổ biến khiến thai gò nhiều ở tuần 35
  • Cách xử lý khi thai gò

Thai gò nhiều ở tuần 35 có sao không?

Thông thường bắt đầu từ tuần 25 trở đi những cơn gò ngày càng nhiều hơn. Cơn gò xuất phát từ góc phải tử cung và lan dần khắp tử cung. Chúng sẽ diễn ra khoảng vài lần trong một ngày.

Tần suất con gò không đều (diễn ra trong 30-60 giây)… khiến chị em cảm thấy bụng nhô lên, căng cứng, hơi khó chịu.

Đa phần, thai gò nhiều ở tuần 35 là những cơn gò sinh lý Braxton-hicks (cơn đau chuyển dạ giả). Theo các nghiên cứu thì đây là dấu hiệu rất bình thường trong thai kỳ. Hầu như ai cũng gặp và không gây đau đớn, hay ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.

Mẹ bầu 35 tuần sẽ thường xuyên cảm nhận những cơn gò trong bụng (Nguồn ảnh: iStock)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai 35 tuần gò nhiều có gây suy thai không?

Một mẹ bầu 35 tuần có tần suất cơn gò tử cung của em khá nhiều, hơn 2 lần trong 10 phút. Cường độ gò thai nhiều như vậy thì có ảnh hưởng đến thai như bị tình trạng suy thai, nhau bong non không? Theo ThS. BS. Lê Võ Minh Hương – P. Công tác xã hội Bệnh viện Từ dũ, với cường độ 2 cơn gò tử cùn trong 10 phút không gọi là nhiều nên chưa có khả năng làm mở cổ tử cung dẫn đến chuyển dạ. Mẹ bầu cần theo dõi cử động thai và các dấu hiệu bất thường khác mỗi ngày. Nếu thấy hiện tượng ra nước âm đạo, ra huyết, đau bụng hoặc thai bỗng cử động ít, mẹ cần đến bệnh viện ngay vì đó có thể là dấu hiệu của vỡ ối, chuyển dạ sinh non, nhau bong non hoặc suy thai. Bên cạnh đó mẹ cần khám thai định kỳ theo lịch hẹn để bác sĩ phát hiện sớm nếu có bất thường xảy ra.

Những nguyên nhân phổ biến khiến thai gò nhiều ở tuần 35

Thai gò nhiều ở tuần 35 xuất phát từ nhiều nguyên nhân từ  em bé trong bụng và cả người mẹ:

  • Ở tuần thứ 35 trở đi đến cuối thai kỳ, em bé phát triển nhanh, gây áp lực lên khoang chậu, bàng quang, trực tràng. Và những cơ quan lân cận, nên các cơn gò cứng bụng sẽ diễn ra thường xuyên hơn.
  • Thời điểm này, ở trong buồng tử cung chật hẹp của mẹ. Thai nhi buộc phải xoay chuyển liên tục để tìm tư thế thoải mái nhất. Và đây là nguyên nhân phổ biến gây ra những cơn gò.
  • Khi mang thai, rất nhiều chị em gặp tình trạng táo bón thai kỳ. Táo bón nặng thường khiến những cơn gò cứng bụng xuất hiện. Bởi lúc này ruột non phải làm việc quá sức, nhưng lại bị tử cung chèn ép. Vì vậy, trong suốt thai kỳ, nhất là các tháng cuối chúng ta nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau xanh, trái cây giúp tiêu hóa tốt hơn.
  • Căng thẳng, stress, tâm lý không thoải mái cũng dẫn đến thai gò nhiều hơn. Do đó, khi mang thai chị em cần giữ tâm lý ổn định, tinh thần thư thái, lạc quan. Khi đó, con yêu của bạn mới phát triển tốt, luôn an toàn trong bụng mẹ.
  • Tăng cân nhanh chóng không chỉ làm da bị rạn nứt. Mà còn không đủ thời gian thích nghi với bụng bầu ngày càng to. Bởi thế, có thể gây nên hiện tượng thai gò nhiều.
  • Trường hợp xấu nhất là dấu hiệu sinh non muộn. Cơn co dạ dọa sinh non thường kèm theo đau bụng hay ra máu, kéo dài 5-10 phút. Do diễn biến rất nhanh và nếu không được xử lý kịp thời thì mẹ có thể mất bé.
  • Việc xoa lên bụng và đầu vú thường xuyên lúc mang thai; cũng là nguyên nhân làm thai gò. Thậm chí tăng nguy cơ sinh non cao hơn do kích thích mạnh mẽ tử cung co thắt.

Có nhiều nguyên nhân khiến thai 35 tuần gò nhiều (Nguồn ảnh: iStock)

Cách xử lý khi thai gò

Khi có cảm giác cơn gò cứng bụng khi mang thai, mẹ bầu nên nằm xuống nghỉ ngơi. Tư thế tốt nhất là nằm nghiêng sang trái hoặc dùng một chiếc khăn mềm giặt qua nước ấm rồi chườm lên bụng… sẽ khiến bản thân dễ chịu hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đồng thời, mỗi ngày hãy đi lại nhẹ nhàng, thay đổi tư thế ngồi làm việc. Đặc biệt, việc tập yoga khi mang thai cũng giúp bạn ít gặp phải những cơn gò cứng bụng hơn.

Tuy nhiên, khi mẹ bầu có cảm giác bụng bị nhồi lên nhồi xuống nhiều lần trong ngày, kéo dài hoặc gò lệch sang một bên. Kèm theo đó là tình trạng đau, căng cứng, khó chịu quá mức, rất đau lưng, chuột rút, xuất huyết âm đạo…

Nếu mẹ thấy các dấu hiệu đó thì cần hết sức lưu ý và nên đi gặp bác sĩ để khám. Ngoài ra, với trường hợp mẹ bầu từng bị té ngã trong thai kỳ, dọa sảy thai, thai bị bóc tách, có tiền sử sảy thai hoặc sinh non trước đó… Nếu thấy thai gò nhiều ở tuần 35 hãy đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tùy theo tình trạng, mức độ mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị, hỗ trợ phù hợp. Tuyệt đối chúng ta không được chủ quan, nhằm đảm bảo an toàn tốt nhất cho em bé.

Nếu không an tâm, mẹ hãy đến thăm khám để bác sĩ kiểm tra (Nguồn ảnh: iStock)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tóm lại, thai gò nhiều ở tuần 35 hầu hết là dấu hiệu bình thường. Nhưng đối với một số trường hợp có thể gây ra nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì vậy, khi cơn gò cứng bụng không kèm theo các biểu hiện bất thường thì mẹ đừng quá lo lắng. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và mẹ tròn con vuông!

Nguồn thông tin: Thai 35 tuần bị gò tử cung – Bệnh viện Từ Dũ

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nguyenthi Huyen