Thai chưa vào tử cung là điều không ít chị em lo lắng. Nhiều chị em sau khi thử thai và biết rằng mình có thai nhưng khi siêu âm lại không thấy thai vào tử cung. Tình trạng này có gây nguy hiểm không? Nguyên nhân thai vào tử cung muộn là do đâu?
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Thai chưa vào tử cung có nguy hiểm không?
Trứng sau khi thụ tinh thành công cần có khoảng thời gian để di chuyển và làm tổ trong thành tử cung. Vì vậy, sau khi chị em thử thai và thấy hiện 2 vạch nhưng chưa thấy thai làm tổ thành công trong tử cung thì đừng quá lo lắng. Chị em hãy kiên nhẫn chờ thêm 1 tuần sau rồi đi siêu âm. Trong lúc đó chị em nên nghỉ ngơi, thư giãn, giữ tâm lý ổn định.
Sau khoảng thời gian chờ đợi mà thai vẫn chưa vào tử cung, bạn cần gặp bác sĩ ngay. Đây có thể là dấu hiệu thai làm tổ không thành công. Ngoài ra, có thể chị em mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai sớm.
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Việc xác định phôi thai đã vào tử cung hay chưa cần được thực hiện bằng siêu âm kiểm tra. Khi thấy hình ảnh túi thai trong buồng tử cung, bên trong có phôi mới khẳng định được việc có túi thai thật trong buồng tử cung. Trung bình, chậm kinh 9 ngày là khoảng thời gian vừa đủ để thai vào được buồng tử cung của mẹ đối với chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày. Vì vậy, sau khi trễ kinh, thử que thử thai cho kết quả 2 vạch, bạn nên đến gặp bác sĩ để được siêu âm. Nếu chưa thấy túi thai thật trong lòng tử cung, bác sĩ sẽ hẹn bạn quay lại sau một tuần và sẽ cân nhắc kĩ các yếu tố để kết luận tình trạng thai có vào tử cung không.
Nguyên nhân thai chưa vào tử cung
Trứng được thụ tinh sẽ di chuyển xuống tử cung để làm tổ và phát triển. Tuy nhiên, từ khi tinh trùng và trứng gặp nhau, quá trình thụ tinh cũng cần mất từ 6-9 ngày để làm tổ trong thành tử cung. Quá trình làm tổ thành công mất từ 7-10 ngày nữa. Vì vậy, sau khi trứng được thụ tinh thì cũng cần có thời gian để làm phôi thai làm tổ, bám rễ vào thành tử cung.
Sau 7 – 10 ngày, bạn tiến hành thử thai thì đã có thể biết có thai qua việc que cho kết quả 2 vạch. Khi trứng làm tổ được trong thành tử cung siêu âm có thể thấy. Tuy nhiên, bác sĩ tính tuổi thai thường dựa vào vòng kinh cuối cùng của người mẹ. Do vậy có thể xuất hiện những sai số. Khi được xác định tuổi thai, nhiều người đã mang thai 4 – 5 tuần. Tuy nhiên lúc này, thai vẫn chưa bám thành công vào tử cung.
Bên cạnh đó, vòi trứng và ống dẫn trứng giúp trứng đã thụ thai di chuyển vào tử cung. Nếu gặp phải tình trạng bất thường về ống dẫn trứng, trứng khó di chuyển đến tử cung. Lúc này trứng sẽ di chuyển chậm hoặc không thể di chuyển được vào tử cung.
Dấu hiệu có thai nhưng thai chưa vào tử cung
Việc chị em nhận biết sớm những dấu hiệu thai chưa vào tử cung sẽ giúp cho chị em có những cách chăm sóc bản thân tốt hơn. Việc nhận biết này có thể giúp ổn định thai nhi trong tử cung và phòng tránh được những biến chứng sản khoa. Biểu hiện của thai nhi chưa vào tử cung:
Chậm kinh
Trứng sau khi được thụ tinh thì cần 5-10 ngày để di chuyển vào tử cung. Trong quãng thời gian trứng được thụ tinh thành công và di chuyển vào tử cung thì chị em sẽ không thấy xuất hiện kinh nguyệt. Chậm kinh là dấu hiệu báo có thai.
Ra máu âm đạo bất thường
Khi trứng được thụ tinh thành công, lúc này sẽ bám vào thành tử cung thì sẽ xuất hiện máu âm đạo, đây là máu báo thai. Máu báo thai thường có màu nâu nhạt, hồng phớt hoặc đỏ. Máu thường ra ít và kéo dài khoảng 2-3 ngày.
Tuy nhiên, khi âm đạo ra máu bất thường, chị em cần chú ý tới màu sắc của máu. Nếu máu có màu nâu nhạt hay đỏ sẫm cùng với tần suất chảy máu nhiều, chị em cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Vì đây có thể là dấu hiệu của việc sảy thai sớm.
Đau bụng dưới và đau lưng
Khi trứng được thụ tinh và di chuyển vào tử cung, khiến cho tử cung bắt đầu to hơn và mềm ra để tạo điều kiện cho phôi thai bám vào thành tử cung làm tổ. Lúc này chị em sẽ có dấu hiệu đau bụng dưới nhẹ hoặc đau lâm râm. Nếu chị em ngồi lâu sẽ bị đau lưng.
Nếu chị em bị đau quặn bụng kèm theo máu bất thường thì cần đi gặp bác sĩ ngay. Đây là biểu hiện của thai ngoài tử cung hoặc sảy thai.
Lời khuyên dành cho chị em để có thể mang thai thành công
Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp ích cho chị em trong việc tăng khả năng thụ thai. Chị em cần bổ sung các nhóm chất dinh dưỡng cho cơ thể bao gồm tinh bột, chất đạm, chất béo và các vitamin cần thiết cũng như khoáng chất thiết yêu:
Axit Folic
Axit Folic rất cần cho sự phân chia tế bào và hình thành các tế bào máu. Chị em bổ sung loại axit này sẽ làm giảm nguy cơ của các khuyết điểm về hệ thống thần kinh, hở hàm ếch, sảy thai. Axit Folic có nhiều trong súp lơ xanh, rau xà lách, cải bẹ…
Chất đạm
Chị em cần bổ sung khoảng 71g đạm từ nhiều nguồn khác nhau. Đạm có nhiều trong thịt hoặc các loại ngũ cốc.
Chất béo lành mạnh
Chất béo này sẽ tham gia vào quá trình hình thành thai nhi rất tốt. Chị em cần bổ sung khoảng 40gr chất béo mỗi ngày qua các thực phẩm như lạc, vừng, hạt óc chó.
Tinh bột
Tinh bột từ gạo, bánh mì, ngô, khoai sẽ rất có lợi cho chị em muốn thai nhanh vào tử cung. Tuy nhiên chị em cần ăn một lượng tinh bột vừa phải để không gây quá tải cho hệ tiêu hoá.
Vitamin và chất xơ
Các khoáng chất này sẽ giúp cho thai nhanh đi vào tử cung. Vitamin C sẽ làm tăng sức đề kháng cho chị em.
Chất sắt
Chị em cần bổ sung khoảng 27mg sắt mỗi ngày để tránh tình trạng thiếu máu. Nguồn cung cấp sắt tốt nhất từ các loại thịt đỏ như thịt bò, cừu và rau bó xôi…
Kết
Theo bác sĩ Nam, để tăng khả năng thai vào tử cung và bám chắc, bạn cần có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng giúp cân bằng nội tiết, nâng cao sức khỏe của niêm mạc tử cung, nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng vì sẽ làm giải phóng các hormone kích thích ngăn cản cơ thể thụ thai. Đừng quên ngủ sớm và ngủ đủ giấc, tập một vài bài tập nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe, tạo nền tảng tốt cho quá trình mang thai sau này.
Trứng sau khi thụ thai thì cần một khoảng thời gian để di chuyển vào tử cung. Sau khi chị em biết mình có thai nhưng thai vẫn chưa vào tử cung thì đừng quá lo lắng. Chị em hãy kiên nhẫn chờ thêm 1 tuần rồi kiểm tra lại.
Xem thêm:
- Thai chưa vào tử cung siêu âm đầu dò có thấy không?
- Thắc mắc cần được giải đáp: “Thai 2 tuần tuổi đã vào tử cung chưa?”
- Thai 3 tuần tuổi đã vào tử cung chưa? Làm gì nếu thai chưa vào tử cung?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!