Thai chết lưu tháng thứ 9 là do đâu, mẹ bầu nên làm gì?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai chết lưu tháng thứ 9 xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Mẹ bầu cần được thực hiện các xét nghiệm cần thiết để có thể phòng tránh được nguy cơ thai lưu ở những lần mang thai tiếp theo.

Tình trạng thai lưu ở tháng cuối - Nguyên nhân có thể mẹ chưa biết

Trên các diễn đàn dành cho mẹ bầu, chúng ta có thể bắt gặp không ít những tâm sự buồn của các mẹ đã từng trải qua tình trạng sảy thai, thai lưu như một mẹ dưới đây viết:

"Mình đi khám thai khi chỉ còn 1 tuần nữa là đến ngày sinh. Khi khám bác sĩ cũng hỏi, em bé thế nào, đạp tốt không! Mình mới nói, từ hôm qua bé có vẻ đạp rất ít. Nhưng vì nghĩ đây là tháng cuối, trên mạng lại thường viết bé sẽ đạp ít đi nên mình nghĩ không sao.

Lúc đấy bác sĩ mới yêu cầu khẩn trương siêu âm thì bé đã không còn nữa. Mình buồn quá các mẹ ơi!".

Các bác sĩ sản khoa cho biết, nếu không kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu bất thường thì thai chết lưu ở ngay tháng thứ 9 là điều hoàn toàn có thể xảy ra vì các nguyên nhân sau:

Mẹ bầu có bệnh lý nhưng không phát hiện kịp thời trong quá trình mang thai

Các bác sĩ sản khoa cho biết không ít trường hợp mẹ mắc bệnh khi mang thai nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Trong quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối, một số sản phụ chủ yếu kiểm tra sự phát triển của thai nhi bằng phương pháp siêu âm nhưng chưa làm đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc, chẩn đoán đặc hiệu để phát hiện các bệnh lý có nguy cơ mắc phải trong những tháng cuối thai kỳ nên không biết mình bị bệnh từ khi nào, dẫn đến sức khỏe thai suy yếu và chết lưu ngay trong bụng mẹ mà không kịp thời phát hiện.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Biến chứng từ nhau thai - nguyên nhân khiến thai chết lưu tháng thứ 9

Nhau thai là cơ quan rất quan trọng, đóng vai trò cung cấp máu và các chất dinh dưỡng cho sự sống và sự phát triển của thai nhi.

Khoảng một nửa trường hợp thai chết lưu có liên quan tới bất thường của nhau thai, đặc biệt là tình trạng nhau thai tách ra khỏi tử cung, còn gọi là bóc tách nhau thai.

Thai nhi bị suy dinh dưỡng

Thai chậm phát triển trong tử cung có nguy cơ tử vong cao và gặp nhiều biến chứng trong thai kỳ, trước và sau khi sinh.

Nhiễm trùng trong thai kỳ

Vào trước tuần thứ 28 của thai kỳ, nếu mẹ hoặc thai nhi bị các bệnh nhiễm trùng như ban đỏ, nhiễm khuẩn cấp, cytomegalovirus, listeriosis và giang mai thì nhiều nguy cơ thai sẽ bị chết lưu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bác sĩ sẽ điều trị như thế nào khi mẹ bầu bị thai chết lưu tháng thứ 9?

Nếu thật sự chẳng may điều này xảy ra, việc tiếp theo bác sĩ sẽ làm là cho thai phụ lựa chọn thời điểm sinh. Thời gian và cách thức sinh tùy thuộc vào tuổi thai, tiền sử của thai phụ và lựa chọn mà thai phụ cảm thấy nhẹ lòng nhất.

Do đó 2 phương pháp xử lý phổ biến nhất mà bác sĩ thường áp dụng sau khi phát hiện thai lưu là:

Gây khởi phát chuyển dạ khi thai chết lưu tháng thứ 9

Bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc hoặc dùng thủ thuật bấm ối để gây khởi phát chuyển dạ. Hầu hết thai phụ đều muốn được khởi phát chuyển dạ sớm sau khi biết tin họ bị thai chết lưu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong trường hợp thai phụ vẫn chưa tự chuyển dạ được sau 2 tuần thai chết lưu, bác sĩ sẽ tiến hành gây khởi phát chuyển dạ vì nếu thai chết lưu trong tử cung lâu sẽ dẫn đến nguy cơ rối loạn đông máu gây nguy hiểm cho mẹ (đông máu nội mạch lan tỏa).

Mổ lấy thai

Bác sĩ sẽ thực hiện ca sinh mổ để lấy thai ra khỏi bụng mẹ.

Các xét nghiệm cần thiết giúp mẹ phòng tránh thai lưu vào lần kế tiếp

Để kiểm tra được những nguyên nhân cũng như các rủi ro có thể xảy ra, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm như trước khi chị em mang thai (trước đó đã có tiền sử thai lưu), bao gồm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Xét nghiệm rối loạn nhiễm sắc thể để phát hiện những bất thường về di truyền ở hai vợ chồng
  • Thực hiện xét nghiệm hội chứng antiphospholipid (một trong những nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu).
  • Siêu âm ổ bụng để kiểm tra các bộ phận trong cơ quan sinh sản có dị dạng hay bất thường gì không.

Với hầu hết phụ nữ, tỉ lệ thai chết lưu liên tiếp là rất thấp, ít hơn 1/100. Nếu bạn đã bị thai chết lưu và đang có kế hoạch mang thai lần nữa, hãy đảm bảo việc hồi phục về thể chất lẫn tinh thần và gặp bác sĩ để được tư vấn để đảm bảo an toàn cho lần mang thai kế tiếp.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương