Thai 39 tuần ra máu hồng là do nguyên nhân gì, có nguy hiểm không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai 39 tuần ra máu hồng thường do các nguyên nhân như bong nút nhầy tử cung, sắp sinh,... Tuy nhiên nếu đau bụng dữ dội, máu ra nhiều,... mẹ bầu cần hết sức cảnh giác.

Thai 39 tuần ra máu hồng có nguy hiểm không?

Tình trạng ra máu hồng khi mang thai những tháng cuối thường không phải là tình trạng quá nguy hiểm. Nếu ra máu với lượng ít, nhạt máu và không có các biểu hiện như sốt, đau bụng dữ dội thì mẹ có thể yên tâm là do một trong các nguyên nhân sau.

Bong nút nhầy cổ tử cung

Gần đến thời điểm lâm bồn, cổ tử cung của mẹ sẽ bắt đầu mỏng đi và mở ra. Tùy vào cơ địa mỗi người mẹ, việc xuất hiện dịch nhầy màu hồng do bong nút nhầy cổ tử cung có thể xuấy hiện trước ngày lâm bồn một đến vài tuần, hoặc chỉ cách khoảng vài giờ.

Trong khoảng thời gian mang thai, nút nhầy cổ tử cung như nút bít lại ở cổ tử cung. Điều này giúp co vi khuẩn không thể xâm nhập được vào bên trong tử cung.

Khi đến gần ngày chuyển dạ, cổ tử cung mỏng và mở ra, chuẩn bị cho em bé ra đời. Nút nhầy bong ra tạo thành dịch nhầy mầu hồng. Trên thực tế, trên phương diện sản khoa, đây cũng là dấu hiệu báo hiệu mẹ sắp lâm bồn.

Do cổ tử cung bị kích thích

Khi mang thai, cổ tử cung sẽ kéo dài ra tạo thành kênh cổ tử cung chứa nhiều mạch máu. Vì thế khi cổ tử cung bị kích thích, sẽ chảy một ít máu ra ngoài tạo.

Máu hòa lẫn với dịch tiết âm đạo thành dịch nhầy màu hồng hoặc những đốm đỏ trên quần.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ra máu hồng ở tuần 39 do quan hệ khi mang thai

Khi mang thai, lưu lượng máu đổ về cổ tử cung và âm đạo tăng lên đáng kể nhằm mục đích nuôi dưỡng sự phát triển của thai nhi. Chính vì lẽ đó, quan hệ vợ chồng trong thai kỳ dễ gây áp lực lên vùng xung quanh cổ tử cung khiến bà bầu chảy máu hồng.

Đồng thời, một số mạch máu nhỏ sẽ hình thành trong thời gian mang thai để đáp ứng nhu cầu oxy của mẹ và bé. Các mao mạch này dễ bị vỡ khi gặp tác động mạnh nên khi quan hệ, việc ra máu cũng là điều bình thường.

Ra máu hồng tuần 39 - Dấu hiệu sinh non mẹ bầu cần cảnh giác

Hiện tượng ra máu khi mang thai có thể là dấu hiệu của chuyển dạ, đặc biệt là các tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu chuyển dạ xuất hiện trước tuần thai thứ 37, rất có khả năng đó là dấu hiệu của sinh non.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những biểu hiện khác của chuyển dạ sinh non bao gồm:

  • Thay đổi về dịch tiết âm đạo (âm đạo trở nên ẩm ướt, nhiều chất nhầy, có thể lẫn máu) hoặc tăng lượng dịch tiết âm đạo.
  • Cảm thấy áp lực lên vùng chậu hoặc dưới bụng
  • Đau lưng dưới liên tục, âm ỉ
  • Chuột rút nhẹ ở bụng, có thể kèm theo tiêu chảy
  • Co thắt tử cung liên tục, nhưng thường không đau (xảy ra 4 lần mỗi 20 phút, hoặc 8 lần trong một giờ, liên tục trong vài giờ)
  • Vỡ ối (nước ối tháo ra rất nhiều hoặc rỉ ra một cách từ từ).

Thai 39 tuần ra máu hồng có nguy hiểm không - Mẹ bầu nên làm gì khi thấy máu hồng?

Máu hồng có thể là biểu hiện của dấu hiệu sinh nhưng cũng có thể là tín hiệu của các bệnh lý  nguy hiểm trong thai kỳ. Do đó, mẹ bầu cần cẩn thận quan sát lượng máu, màu sắc của máu và các dấu hiệu khác để có hướng xử lý kịp thời.

Theo dõi xem có dấu hiệu sinh hay không

Những dấu hiệu quan trọng nhất bao gồm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • bụng bầu tụt, bụng sa
  • bị chuột rút và đau lưng nhiều
  • cảm giác như các khớp giãn ra
  • tiêu chảy
  • càng cơn co thắt ngày càng nhiều và mạnh
  • vỡ nước ối.

Ra máu hồng và theo dõi xem có các dấu hiệu bất thường khác không

Mẹ bầu nên đi khám ngay lập tức nếu có các dấu hiệu như:

  • Bị ra máu hay dịch âm đạo có lẫn máu tươi, không phải màu nâu hay hồng nhạt.
  • Vỡ ối, nhất là khi dịch chảy ra có màu xanh lá hay nâu vì đây có thể là “phân su” của bé, đây là phân thải đầu tiên trong đời bé và bé sẽ gặp nguy hiểm khi bé hít hay nuốt phải nó trong khi sinh.
  • Mẹ bầu cảm thấy hoa mắt, đau đầu hoặc đột nhiên cơ thể bị sưng phù hay chứng sưng phù trở nên nghiêm trọng vì đây là triệu chứng của tiền sản giật hay tăng huyết áp thai kỳ.

Khi đó mẹ bầu sẽ được khám âm đạo, thực hiện siêu âm, làm xét nghiệm máu và nước tiểu để đánh giá tình trạng chảy máu khi mang thai, từ đó tìm ra nguyên nhân và phương hướng xử lý tối ưu nhất.

Xem thêm: 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương