Thai 16 tuần làm xét nghiệm gì: Các thông tin quan trọng nhất

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai 16 tuần làm xét nghiệm gì luôn là vấn đề mà các mẹ quan tâm. Khi mang thai, các chị em luôn muốn cả mẹ và bé yêu được khỏe mạnh trong suốt thai kì. Do đó các xét nghiệm liên quan có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó giúp mẹ bầu biết được tình trạng sức khỏe bản thân cũng như sự phát triển của con yêu theo thời gian.

Thai 16 tuần làm xét nghiệm gì?

Trong lần khám thai này, bác sĩ sẽ tiếp tục thực hiện các kiểm tra thường quy như: cân nặng, huyết áp, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu,...để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Nếu chưa được thực hiện xét nghiệm Double test, các chuyên gia sẽ chỉ định xét nghiệm Triple test.

Đây là loại xét nghiệm máu được thực hiện trong khoảng từ tuần thứ 15 – 18 của thai kỳ. Xét nghiệm này để sàng lọc các bệnh như ở tam cá nguyệt thứ nhất, nhưng có độ nhạy thấp hơn so với Double test.

Đặc biệt hơn, lần khám thai này hết sức ý nghĩa vì mẹ bầu sẽ biết được giới tính của thai nhi. Các bác sĩ sẽ khéo léo cho bạn biết thông qua câu trả lời: bé "giống mẹ" hay "giống bố".

Xét nghiệm Triple test

Triple test là xét nghiệm gì?

Đối với thai phụ, triple test (hay xét nghiệm bộ ba) là xét nghiệm cần thiết. Xét nghiệm này nằm trong nhóm xét nghiệm sàng lọc dị tật, giúp tầm soát trước sinh và phát hiện nguy cơ xuất hiện dị tật bẩm sinh ở em bé. Đây là xét nghiệm không xâm lấn, hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

Triple test sử dụng máu của mẹ bầu để kiểm tra một số rối loạn bẩm sinh ở thai nhi. Sự thay đổi (tăng hoặc giảm) của bộ ba chỉ số này giúp chuyên gia dự đoán được nguy cơ xuất hiện các bất thường của thai nhi để từ đó có hướng tư vấn tốt nhất cho bạn.

Quy trình thực hiện xét nghiệm triple test bao gồm: thu thập thông tin của mẹ và bé, lấy máu và gửi đến phòng xét nghiệm. Bạn có thể nhận kết quả sau 3 - 5 ngày làm việc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Triple test có ý nghĩa như thế nào?

Xét nghiệm triple test có độ chính xác lên đến 90%. Xét nghiệm này không thể chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của bé yêu. Chúng chỉ cho biết hiện tại thai có nguy cơ bị rối loạn nhiễm sắc thể do di truyền hay không. Vì vậy cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác.

Có 2 trường hợp bất thường ứng với nồng độ AFP tăng và giảm:

  • Nồng độ AFP tăng là dấu hiệu thai nhi có nguy cơ bị thiếu một phần não bộ (vô sọ) hoặc dị tật ống thần kinh (như cột sống chẻ đôi). Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp AFP tăng là do xác định tuổi thai không đúng. Do đó mẹ bầu cần phải xác định tuổi thai chính xác.
  • Nồng độ AFP giảm đồng thời cùng với nồng độ estriol và hCG thì thai nhi có nguy cơ cao bị hội chứng Down (Trisomy 21 hay tam thể 21), hội chứng Edwards (Trisomy 18 hay tam thể 18) hoặc một số bất thường nhiễm sắc thể khác.

Trong trường hợp kết quả xét nghiệm triple test cho thấy nguy cơ cao bị dị tật thai nhi, thai phụ cần được chỉ định thực hiện chẩn đoán xác định bằng các thủ thuật xâm lấn như chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau.

Vợ chồng bạn nên trao đổi kỹ với bác sĩ tư vấn về ý nghĩa của kết quả xét nghiệm và những tai biến có thể xảy ra do thủ thuật. Sau đó mới đi đến quyết định chấp nhận thực hiện xét nghiệm chẩn đoán.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xét nghiệm triple test dành cho ai?

Tất cả thai phụ đều cần được thực hiện xét nghiệm này. Đặc biệt, những mẹ bầu thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao sau đây rất cần được xét nghiệm:

  • Thai phụ trên 35 tuổi.
  • Gia đình có tiền sử dị tật bẩm sinh.
  • Bị nhiễm virus trong thời gian mang thai.
  • Trước hoặc trong thai kỳ có sử dụng các thuốc hoặc chất có thể gây hại cho thai nhi.
  • Mắc bệnh tiểu đường và có sử dụng insulin.
  • Làm việc hoặc sống trong môi trường tiếp xúc với hóa chất, phóng xạ liều lượng cao.

Các xét nghiệm bắt buộc khác

Ngoài triple test, thai 16 tuần làm xét nghiệm gì, bạn cần phải lưu ý vấn đề nào? Trên thực tế, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số đánh giá sau:

  • Kiểm tra cân nặng nhằm đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách kiểm soát cân nặng khi mang thai để hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.
  • Kiểm tra huyết áp biết mẹ bầu có bị cao huyết áp hay không và có biện pháp phòng ngừa nguy cơ bị tiền sản giật.
  • Siêu âm để kiểm tra tình trạng thai nhi.
  • Xét nghiệm nước tiểu.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Anh Nguyen