Tập xi tè sớm cho bé có ảnh hưởng sức khỏe con

Nhiều phụ huynh băn khoăn có nên xi tè sớm cho bé. Điều này theo ý kiến bác sĩ chuyên khoa là đúng hay sai và đâu là những cái lợi và hại của xi tè sớm cho trẻ?

Có nên xi tè sớm cho bé? Tập xi tè sớm cho bé có hại nhiều hơn lợi ích! Một chuyên gia về tiết niệu nhi sẽ cho bạn biết điều này! Bên cạnh đó, mẹ có nên đóng bỉm 24/24 cho trẻ sơ sinh? Khi nào nên bỏ bỉm cho bé?

Nội dung bài viết:

  • Thói quen xi tè cho bé từ sớm của nhiều gia đình
  • Vì sao đây là thói quen không tốt?
  • Khi nào có thể tập cho bé đi vệ sinh?
  • Có nên đóng bỉm 24/24 cho bé?

Nhiều người có thói quen xi tè cho bé từ sớm

Có nên xi tè sớm cho bé? Đây là 1 quan niệm sai lầm, thói quen xi tè cho bé sẽ khiến bé có nguy cơ cao hơn bị các bệnh liên quan đến thận, bàng quang... trong tương lai.

Không phải là trẻ nhỏ không nên tập ngồi bô. Chắc chắn là bé có thể được đào tạo. Nhưng biết làm thế nào để ngồi trên bô không giống việc đáp ứng sự thúc giục nhu cầu của cơ thể.

Một lý do để xi tè sớm cho trẻ là để bé biết đi tè ở những thời điểm nhất định, giúp bé sớm bỏ bỉm, tránh bị hăm, bị rôm sảy. Tuy nhiên, điều này chỉ mang lại thuận tiện cho cha mẹ, ông bà chứ không có lợi cho cơ thể của bé.

Ngày nay các bố mẹ nuôi dạy con theo kiểu “lấy bé làm trung tâm”, có nghĩa là bố mẹ quan sát bé đến khi nào thấy bé có biểu hiện quan tâm đến việc tự đi tè, tự ngồi bô thì mới tập cho bé.

Vì sao không nên tập xi tè cho bé từ sớm?

Bàng quang của bé lớn lên và hoàn chỉnh cho đến lúc 3 tuổi. Bàng quang của bé sẽ phát triển khỏe hơn và nhanh hơn nếu được tích đầy và xả rỗng tự do. Nghĩa là khi bàng quang đầy, bé sẽ tự tè.

Khi chúng ta xi tè cho trẻ sơ sinh, tức là không để bàng quang của bé được tích nước cho tới lúc đầy, mà buộc bé phải đi tè vào những thời điểm nhất định.

Tập xi tè sớm cho bé có hại cho cơ thể bé

Điều này làm bàng quang phát triển không tốt, sau này có thể khiến bé gặp những trục trặc. Nó cũng dễ dẫn tới táo bón, suy thận và thậm chí nhiễm trùng đường tiểu, chủ yếu là vì bé giữ các chất thải trong đường ruột lâu hơn bình thường. Khi tập xi tè cho bé, chúng ta đã can thiệp vào quá trình phát triển tự nhiên của cơ thể.

Vậy thì khi nào có thể dạy bé đi vệ sinh?

Nói như vậy cũng không có nghĩa là để bé cứ tự tè (tè dầm) tới năm 3 tuổi, mà khi bé đã có thể hiểu và giao tiếp với mẹ, bạn có thể dạy bé khi muốn tè thì báo cho mẹ “tè” hoặc ra dấu hiệu nào đó.

Khi nào có thể dạy bé đi vệ sinh? Dấu hiệu con đã sẵn sàng tự đi vệ sinh

Thời điểm dạy bé đi vệ sinh phụ thuộc nhiều vào thể chất, cảm xúc và ý thức của các bé. Đa số trẻ có thể dễ dàng đi vệ sinh từ khi 18 tháng, điều quan trọng là bé cần sẵn sàng về mặt thể chất, tinh thần và khả năng kiểm soát hoạt động của bàng quang, đại tràng đã đi vào nề nếp.

Dấu hiệu bé đã sẵn sàng cho việc tự đi vệ sinh:

  • Con đã có thể tự di chuyển và đi vào nhà vệ sinh
  • Bé có thể tự kéo quần lên xuống mà không cần nhiều hỗ trợ
  • Bé biết phân biệt được tiểu tiện và đại tiện
  • Con hiểu thế nào là ướt và khô
  • Con có khả năng phân biệt khi nói "muốn đi vệ sinh"
  • Bé đã bắt đầu bắt chước hành động của người lớn
  • Bé bắt đầu thể hiện sự độc lập bằng cách trả lời không khi được yêu cầu làm gì đó
  • Con thích được khen...

Sau khi xi tè, cần vệ sinh sạch sẽ vùng tiểu của bé. Đồng thời chú ý đến chế độ ăn uống, không cho trẻ ăn quá nhiều đạm hay ăn mặn để không ảnh hưởng đến thận. Bổ sung đủ nước theo độ tuổi cho bé.

Một số mẹo giúp mẹ tập cho bé đi vệ sinh dễ dàng hơn

Trước khi cho bé đi vệ sinh, mẹ có thể làm động tác vuốt nhẹ người con để tạo cho bé cảm giác rùng mình, điều đó gián tiếp giúp bé hiểu cảm giác mắc tiểu là như thế nào. Sau đó bé có thể ra ký hiệu với mẹ rằng “con mắc tiểu mẹ ạ”.

Đối với những trẻ đã ngồi vững, mẹ có thể tập cho bé ngồi bô dần dần. Hãy bắt đầu với những loại có màu sắc bắt mắt, trang trí đáng yêu để dễ dàng thu hút trẻ hơn.

Bố mẹ cần kiên nhẫn: nhiều mẹ thiếu sự kiên nhẫn, nhẹ nhàng và quyết tâm nên tập mãi mà con không tự đi vệ sinh được. Nên nhớ khi tập cho con những việc này, cần phải có thời gian và qua từng bước.

Có nên đóng bỉm 24/24 cho trẻ sơ sinh? Khi nào nên bỏ bỉm cho bé?

Mẹ không nên đóng bỉm cho trẻ sơ sinh cả ngày. Theo bác sĩ Sameer, giữa những lần thay tã, khi massage cho bé hoặc sau khi tắm, bạn nên để bé “thả rông” 15–20 phút để da khô thoáng và tránh các bệnh hăm tã, ngứa ngáy khó chịu.

Chỉ nên đóng bỉm cho trẻ khi trẻ từ sơ sinh cho đến khi bé được khoảng 1 – 2 tuổi. Đến thời điểm này, phụ huynh cần hướng dẫn cho bé cách quen dần với việc không đóng bỉm, thay vào đó là dạy con cách đi vệ sinh hợp lý.

Như vậy là các mẹ đã biết có nên xi tè sớm cho bé cũng như được giải đáp những thắc mắc xung quanh chuyện đi vệ sinh của trẻ. Bất cứ em bé nào cũng cần có thời gian để nắm bắt và làm quen với mọi thứ nên ba mẹ hãy kiên nhẫn nhé.

Bài viết của

MeKrobis