Vậy tập đi cho trẻ ra sao, thời điểm nào và có những lưu ý gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 5 bí quyết tập đi cho trẻ “chuẩn nhất” được các chuyên gia, bác sĩ khuyến khích, giúp những bước đi đầu đời của trẻ thật tự tin và chắc bước. Bố mẹ hãy tham khảo và áp dụng các kinh nghiệm tập đi cho trẻ bổ ích dưới đây nhé!
1. Tập đi cho trẻ đúng thời điểm
Bố mẹ nên biết, tùy theo mức độ cứng cáp của xương và sức khỏe của bé mà thời gian tập đi sẽ khác nhau, không trẻ nào giống trẻ nào. Thực tế, một số trẻ bắt đầu bước đi khi chỉ 9–10 tháng tuổi. Nhưng có bé lại 15 – 16 tháng tuổi, thậm chí muộn hơn là 18 tháng tuổi mới biết đi… theo khoa học điều này hết sức bình thường.
Chính vì thế, khi thấy có dấu hiệu trẻ sắp biết đi như: Biết ngồi xổm, biết đứng, muốn được đi… bố mẹ mới thực hiện việc hỗ trợ tập luyện. Tốt nhất, chúng ta hãy cứ để trẻ phát triển tự nhiên, phù hợp với nhu cầu và “lộ trình” riêng. Nếu tập đi cho trẻ sớm quá sẽ khiến trẻ bị cột sống bị vẹo, cong chân, đi vòng kiềng…
2. Nâng đỡ từng bước khi tập đi cho trẻ
Để tập đi cho trẻ đúng cách bố mẹ hãy dìu, nâng đỡ bé đi từng bước một và có thể quỳ gối trước mặt bé, kết hợp đỡ bé bằng hai tay trong lúc con đang di chuyển. Tuyệt đối trong quá trình tập đi cho trẻ không thúc đẩy hay kéo bé đi theo mình. Vì điều đó dễ làm con bị trật cổ tay, xương vai, té ngã, đau đớn.
Sau thời gian nhất định, nếu thấy trẻ đã đi thành thạo hơn. Lúc này bốmẹ có thể dùng tay dắt bé đi dạo công viên hoặc bãi biển. Khi con muốn buông tay mình ra chúng ta hãy làm theo ý bé. Song vẫn bước đi đằng sau nhằm hỗ trợ kịp thời trường hợp bé vấp ngã…
Các chuyên gia cũng khuyến kích bố mẹ cần dành một ít thời gian cùng con thực hiện bài tập. Chính sự quan tâm đó sẽ giúp trẻ nhanh biết đi, kích thích hệ xương phát triển cứng cáp hơn.
3. Hạn chế dùng xe tập đi
Nhiều nghiên cứu cho thấy, xe tập đi không tốt cho bé trong quá trình tập đi. Nguyên nhân là do rất nhiều trẻ dùng xe tập đi bị ngã. Bởi xe lao rất nhanh, lăn xuống bậc thềm hoặc cầu thang. Hơn nữa, tư thế của bé khi đứng trong xe lâu ngày dễ làm biến dạng xương; gây tật chân vòng kiềng và dáng đi kém thẩm mỹ sau này.
Thay vào đó, khi tập đi cho trẻ bố mẹ nên dùng những bộ khung cố định, không có bánh xe hoặc chiếc xe đẩy đồ chơi. Chúng giúp bé phát huy hiệu quả khả năng giữ thăng bằng; đồng thời tạo điều kiện cho cơ bắp phát triển và bản thân tự tin hơn trong mỗi bước đi.
4. Tập đi trên bề mặt mềm mại
Lúc mới bắt đầu dạy con tập đi, bố mẹ cần để trẻ đi trên những bề mặt mềm mại như: Nệm, thảm, tấm vải, miếng xốp… và sau đó đến sàn nhà bằng phẳng. Điều này nhằm giúp bàn chân non nớt của trẻ đỡ áp lực. Bước chân cũng vững hơn, không bị trơn trượt và đặc biệt là tránh tổn thương khi ngã.
Sau khi bé đi tốt, bố mẹ có thể tập đi cho trẻ với giày giúp bé quen. Giày đảm bảo an toàn hơn, hạn chế va chạm, trầy xước và giữ vệ sinh sạch sẽ. Bố mẹ cũng nên chuyển sang các bề mặt khác cứng hơn, gồ ghề hơn xíu cho bé quen.
5. Khen ngợi nỗ lực của bé
Một cách dạy trẻ tập đi tốt mà các bậc phụ huynh nên áp dụng. Đó là hãy động viên và tán thưởng mỗi khi bé đứng hay vừa vịn vừa đi giỏi. Bởi hầu hết em bé thích nghe khen ngợi, vỗ tay, tiếng hò reo cổ vũ từ bố mẹ. Bố mẹ có thể đứng ở phía trước và khuyến khích, giúp bé thêm sự tự tin, động lực để cất bước đi.
Tuyệt đối, lúc tập cho bé phải thực sự kiên nhẫn. Bố mẹ không nôn nóng, tạo áp lực, nạt nộ, la mắng, khiến trẻ sợ sệt, mất tập trung. Đồng thời, đừng quên dọn dẹp dây điện, đồ thủy tinh, làm mềm góc tủ bàn, cất hết dao kéo… nhằm đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên, trong quá trình tập đi cho trẻ, nếu thấy con ngã nhiều hơn bình thường hoặc bị ngã về một phía, thì đây có thể là dấu hiệu bị vấn đề xương khớp, cột sống. Vì vậy, bố mẹ nên quan sát kỹ và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa, nhằm phát hiện, chữa trị kịp thời.
Mong rằng, với 5 bí quyết tập đi cho trẻ của bài viết trên đây, sẽ giúp bố mẹ hỗ trợ con yêu có những bước đi chập chững đầu đời, cùng sự trải nghiệm tuyệt vời, suôn sẻ nhất.
Xem thêm:
-
Xe tập đi có an toàn cho bé? Mẹ nên sử dụng xe tập đi như thế nào để giữ an toàn cho con?
-
TRẺ BIẾT ĐI LÚC MẤY THÁNG TUỔI? Cẩm nang phát triển dành cho bé trong giai đoạn tập đi