Tập cho bé biết nói sớm chỉ với 3 cách đơn giản này

Sự quan tâm của ba mẹ có vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc tìm cách dạy con tập nói hiệu quả, ba mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu bất thường để đưa bé đi thăm khám ngay.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách dạy con tập nói hiệu quả là những cách nào? Tích cực trò chuyện với bé, đọc sách và đưa bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài sẽ giúp con nhanh biết nói hơn. Mời các mẹ cùng đọc thêm những nội dung sau đây nhé:

  • Các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ trong năm đầu đời
  • 3 cách hay giúp mẹ dạy bé tập nói sớm
  • Cách giúp bé dưới 1 tuổi phát triển khả năng ngôn ngữ
  • Những dấu hiệu bé chậm biết nói trong năm đầu đời mà ba mẹ cần thận trọng

Các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ trong năm đầu đời 

  • Trẻ có thể nhận thức được ngôn ngữ ngay từ khi chào đời. Bé ghi nhớ giọng nói của người chăm sóc mình, đặc biệt là mẹ. Sau khi sinh, trẻ chưa thể nói chuyện được mà chỉ có thể biểu hiện bằng các cử chỉ như nhăn mặt, khóc, vặn mình khi muốn bộc lộ cảm xúc. Lúc này, cách để giao tiếp với bé là lắng nghe và giải nghĩa tiếng khóc cũng như hành động của trẻ
  • Đến khi được 3 tháng tuổi, con đã có thể lắng nghe giọng nói, quan sát khuôn mặt người lớn lúc nói chuyện; đồng thời con chú ý lắng nghe âm thanh từ môi trường xung quanh.
  • Từ tháng thứ 6-12 trở đi, năng lực nghe và phát âm của trẻ tiến bộ rõ rệt. Hầu hết bé sẽ biết nói các tiếng như ma ma, ta ta, da da... và có thể nói được từ hoàn chỉnh đầu tiên ở tháng thứ 9-12.
  • Đa số trẻ có thể nói ra những từ đầu tiên của ngôn ngữ mẹ đẻ khi tròn một tuổi. Bắt đầu từ đây, quá trình học ngôn ngữ của trẻ bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn mà trẻ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ một cách chính thức để tiến hành giao tiếp. Từ 18- 24 tháng trở đi, khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển một cách mạnh mẽ. Bé có thể phát âm các từ đơn cho đến câu ngắn với 3-5 từ nhằm biểu đạt về các sự vật, hiện tượng xung quanh.

Ngay từ khi chào đời, kỹ năng ngôn ngữ của bé đã phát triển (Nguồn ảnh: unsplash)

Như vậy, một em bé đạt mốc phát triển kĩ năng thông thường sẽ bắt đầu chính thức tập nói trong các giai đoạn nói trên.

Bạn có thể chưa biết:

Bé chậm nói có phải bị tự kỷ không? Biểu hiện của trẻ chậm nói là gì?

3 cách dạy con tập nói hiệu quả

1. Tích cực trò chuyện với bé ngay từ khi chào đời là cách dạy bé tập nói nhanh

Bằng việc nói chậm, rõ ràng, mô phỏng các âm thanh, tiếng động cho con nghe. Nếu thấy bé ọ ẹ đáp lại thì bố mẹ nên trả lời và nói chuyện với bé như một cuộc trò chuyện thật sự. Khuôn mặt bố mẹ càng nhiều biểu cảm như cười, há miệng rộng, thè lưỡi, nhíu mày… sẽ càng kích thích các giác quan của bé.

Nói chuyện với bé bằng các tông trầm bổng khác nhau để kích thích thính giác của trẻ là cách tập nói cho bé hiệu quả.

Hãy cười với trẻ thật nhiều và để con được nhìn thấy nhiều khuôn mặt như ông bà, cô chú, … Đây là lúc kĩ năng giao tiếp xã hội của con bắt đầu hình thành.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tích cực tương tác với bé để con học nói nhanh (Nguồn ảnh: unsplash)

2. Cách dạy con tập nói hiệu quả là đọc sách cho con nghe

Khi ba mẹ dành thời gian đọc sách cho bé đang chập chững đi, trẻ sẽ bộc lộ bản thân dễ dàng hơn nhiều và đối xử với mọi người một cách lành mạnh hơn.

Chứng kiến cách giao tiếp của các nhân vật trong câu chuyện, cũng như qua tiếp xúc với ba mẹ trong thời gian đọc sách, bé cũng sẽ học được các kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ quý giá.

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé 3 tuổi chậm nói là chắc chắn bị bệnh tự kỷ?

3. Dẫn bé ra ngoài đi chơi để tạo môi trường giao tiếp cho bé

Các hoạt động ngoài trời hoặc gặp gỡ theo nhóm dành cho các bé ngay từ nhỏ được xem là một cách tuyệt vời để tạo dựng nền tảng kĩ năng ngôn ngữ của trẻ.

Các bé sẽ trở nên mạnh dạn, thân thiện, dễ gần, dễ thích nghi với môi trường lạ hơn là các bé chỉ được quanh quẩn ở nhà. Trong lúc dẫn bé ra ngoài chơi, ba mẹ có thể chỉ cho bé xem về các sự vật xung quanh, chào hỏi mọi người cho bé thấy...

Từ đó, chẳng mấy chốc mà con sẽ bi bô, líu lo những gì trẻ học được từ môi trường giao tiếp quanh mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cho bé ra ngoài chơi để phát triển kỹ năng ngôn ngữ (Nguồn ảnh: unsplash)

Cách giúp bé dưới 1 tuổi mau phát triển khả năng ngôn ngữ

  • Kiểm tra khả năng nghe của bé từ lúc còn nhỏ, chú ý tới các bệnh về tai và nhiễm trùng tai, đặc biệt là nếu chúng xuất hiện liên tục.
  • Nhìn bé, nói chuyện và bắt chước các âm thanh bé phát ra để giúp con nhạy cảm hơn với ngôn ngữ
  • Nhại lại tiếng cười hay biểu cảm trên mặt bé.
  • Dạy bé bắt chước các động tác, như cùng bé chơi trò chơi ú òa, vỗ tay, hôn gió, vẫy tay tạm biệt. Các trò chơi này dạy bé cách cùng người khác lần lượt làm 1 điều gì đó, là kỹ năng cần thiết cho các cuộc hội thoại sau này.
  • Giải thích những việc bạn đang làm với bé, ví dụ khi tắm cho bé, mặc áo quần hay cho bé ăn hãy nói “Mẹ đang gội đầu cho Gấu này”, “Mẹ mặc áo cho Gấu nhé”, “Gấu đang ăn cà rốt”,”Món cà rốt này ngon quá nhỉ!”.
  • Nói với bé các hoạt động sắp sửa thực hiện, ví dụ như hai mẹ con sẽ đi đâu, làm gì, gặp gỡ ai, chẳng hạn “Gấu đi thăm bà ngoại nào. Nhà bà ngoại có con mèo.”
  • Dạy bé bắt chước tiếng các con vật, chẳng hạn “Con mèo kêu meo meo, con dê kêu be be”.

Những dấu hiệu bé chậm biết nói trong năm đầu đời mà ba mẹ cần thận trọng

Nắm bắt các dấu hiệu báo động tình trạng chậm phát triển lời nói và ngôn ngữ của trẻ giúp ba mẹ đưa ra quyết định đúng đắn hơn.

Một số dấu hiệu cảnh báo về tình trạng chậm phát triển lời nói và ngôn ngữ của trẻ.

Trẻ 3-4 tháng:

  • Không đáp ứng với tiếng động mạnh.
  • Không phát ra âm thanh gừ gừ.
  • Bắt đầu gừ gừ nhưng không biết bắt chước các âm thanh (khi 4 tháng).

Trẻ 7 tháng:

  • Không đáp ứng với tiếng động.

Chú ý đến các dấu hiệu bé chậm nói để can thiệp kịp thời (Nguồn ảnh: unsplash)

Trẻ từ 12 tháng: 

  • Không tìm cách giao tiếp với người khác (bằng cách sử dụng âm thanh, cử chỉ hay lời nói), kể cả khi cần giúp đỡ hay muốn điều gì đó.
  • Bé không biết nói một từ nào, chẳng hạn “mẹ” hay “bà”.
  • Không bi bô, phát ra các phụ âm (ví dụ p hoặc b).
  • Trẻ không biết làm các động tác như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, chỉ tay.
  • Không phản ứng khi được gọi tên.
  • Bé không hiểu và phản ứng với các từ như “không”, “chào bé” và “bai bai ”.
  • Không quan tâm tới thế giới xung quanh.

Nếu trẻ có các biểu hiện nêu trên, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là kiểm tra khả năng nghe của con. Kể cả nếu bé có vẻ vẫn nghe tốt cũng không nên chủ quan vì trẻ em rất giỏi đoán biết dựa vào hình ảnh và cử chỉ. Khiếm khuyết về nghe cần được phát hiện sớm để được điều trị kịp thời.

Bé không chịu tập nói, chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau, có thể là do tự kỷ hoặc biểu hiện của sự trì trệ vùng ngôn ngữ trên não. Trẻ bị bại não, chậm phát triển trí tuệ cũng dẫn đến chậm nói. Những bé nghe kém thì chắc chắn bị chậm nói hoặc thậm chí không có ngôn ngữ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do đó, việc sàng lọc khả năng nghe của bé sơ sinh ngay từ khi chào đời là việc làm không thể bỏ qua. Gia đình cũng nên cho con đi khám sàng lọc khi bé có các biểu hiện bất thường như đã được 3-4 tháng tuổi mà không đáp ứng với tiếng động mạnh... 

Sự quan tâm của ba mẹ có vai trò vô cùng quan trọng. Chính ba mẹ mới là người cảm nhận được những bất thường của con mình đầu tiên. Nếu có dấu hiệu bất thường nào, bố mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương