Khám phá 10 mẹo nhỏ giúp gia đình bạn hạnh phúc hơn

Có một gia đình êm ấm, hạnh phúc là mong muốn của tất cả chúng ta. Làm sao để gìn giữ một gia đình hạnh phúc?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tâm sự tình yêu hạnh phúc gia đình. Có một gia đình êm ấm, hạnh phúc là mong muốn của tất cả chúng ta. Sau đây là một số lời khuyên từ các chuyên gia giúp cha mẹ duy trì một gia đình hạnh phúc.

1. Cân bằng công việc và cuộc sống gia đình

Cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình không hề dễ dàng, nhưng cách bạn dàn xếp nó có thể tạo ra sự khác biệt. Có sự cân bằng giữa công việc và gia đình nghĩa là bạn vẫn có thể làm việc nhưng theo cách phù hợp với các cam kết gia đình.

Nó giúp bạn yên tâm hơn vì bạn không phải lo lắng về việc bỏ quên trách nhiệm của mình ở bất kỳ khía cạnh nào. Bạn sẽ có cảm giác kiểm soát cuộc sống của mình nhiều hơn. Gia đình của bạn sẽ hạnh phúc hơn khi thấy bạn đạt được nhiều thứ hơn, và bạn sẽ có một cuộc sống không quá phụ thuộc vào gia đình.

2. Chăm sóc bản thân

Cha mẹ thường dành tất cả thời gian chăm sóc người khác mà quên đi bản thân mình. Nếu bạn không chăm sóc bản thân, bạn có thể cảm thấy đau khổ và oán giận, và bạn sẽ không thể cho con sự hỗ trợ mà chúng cần.

Thừa nhận với chính mình rằng bạn thực sự có cảm xúc và nhu cầu của riêng bạn. Dành chút thời gian để chăm sóc bản thân không phải là ích kỷ. Không cần phải xa xỉ- nhưng hãy dành một chút thời gian để làm những gì bạn muốn làm, ngay cả khi bạn chỉ có 10 phút mỗi ngày – điều này rất quan trọng.

3. Kỷ luật

Thay vì nghĩ kỷ luật như là một hình phạt, bạn nên sử dụng nó như một cách dạy con làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của chúng mà không làm tổn thương hoặc xúc phạm bất cứ ai. Trong khi bạn tức giận, kỷ luật sẽ giúp bạn giữ bình tĩnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kỷ luật cũng dạy cho con bạn cách chúng có thể xử lý tình huống theo một cách khác, và dạy bọn trẻ nên hành xử như thế nào vào lần sau. Phương pháp này mang tính tích cực và xây dựng hơn.

4. Đặt ra giới hạn

Chúng ta thường sử dụng giới hạn để bảo vệ trẻ em khỏi bị tổn hại hoặc nguy hiểm. Nhưng cha mẹ cần cố gắng giải thích tại sao phải có giới hạn, thay vì ra lệnh cho trẻ. Ví dụ, khi mẹ kéo trẻ ra khỏi một ngọn lửa đang bốc cháy, hãy giải thích tại sao mẹ phải làm thế.

Trẻ em có thể miễn cưỡng làm theo hướng dẫn nếu cha mẹ chỉ huy chúng. Tuy nhiên, giải thích tại sao phải làm vậy sẽ giúp con hiểu, và do đó hợp tác hơn.

5. Giao tiếp

Khi buồn hay khi vui, giao tiếp trong gia đình vẫn luôn quan trọng. Trẻ em thường cảm thấy khó khăn để diễn tả cảm xúc của mình bằng lời nói. Chúng chỉ cần cha mẹ lắng nghe là đủ. Cha mẹ hãy nói về bản thân mình – không chỉ những vấn đề khó khăn mà còn về cuộc sống hàng ngày nữa. Nếu trẻ cảm thấy có liên quan trong đó, trẻ sẽ thấy những hoạt động mà chúng thực hiện cũng cần có sự hiện diện của cha mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

6. Thời gian bên nhau chất lượng

Cố gắng dành thời gian bên gia đình một vài lần một tuần để cùng ăn những bữa cơm thân mật. Đây là cơ hội để gắn kết thành viên trong gia đình, các bạn có thể cùng nhau nói về những vấn đề quan trọng, cũng như các chủ đề thú vị khác. Yêu cầu con bạn giúp công việc nhà hoặc việc vặt khác. Bọn trẻ có thể phản đối nhưng chúng sẽ cảm thấy được góp mặt trong cuộc sống của cha mẹ chứ không phải là người ngoài cuộc.

7. Các quyết định chung

Với trẻ lớn hơn, việc kiểm tra các giới hạn hay ranh giới là điều bình thường. Trẻ sẽ muốn thử xem chúng có thể làm được những gì. Bạn có thể phải thích nghi với các giới hạn khi trẻ đến tuổi teen – thậm chí nó có thể giúp bạn đàm phán các ranh giới mới với con.

Quá nhiều quy định sẽ khiến cha mẹ khó duy trì đươc, vì vậy bạn nên tìm ra giới hạn nào thực sự quan trọng. Chẳng hạn như ranh giới nào đảm bảo sự an toàn cho con và ranh giới nào không cần thiết. Với ít quy định hơn, con bạn sẽ đánh giá cao những giới hạn mà cha mẹ đặt ra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

8. Những lời an ủi

Điều quan trọng của một gia đình là luôn ở bên nhau cả những lúc khó khăn, hay khi vui vẻ. Nếu có thảm kịch gia đình, hoặc một thành viên trong gia đình có vấn đề, giúp đỡ nhau lúc này thực sự hữu ích. Con bạn sẽ cần sự giúp đỡ, quan trọng là cha mẹ phải cởi mở và giao tiếp với chúng. Chúng sẽ cần sự bảo đảm và giải thích rõ ràng, và sẽ phản ứng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Trẻ sẽ cảm thấy tốt hơn nếu nói chuyện với ai đó công bằng.

9. Linh hoạt

Hơn bất cứ điều gì, trẻ em chỉ muốn dành thời gian bên cha mẹ. Sẽ rất tuyệt vời khi cha mẹ dành thời gian chơi cùng con một trò chơi ngẫu nhiên hoặc một chuyến đi đột xuất đến công viên, hay cùng làm điều gì đó khiến gia đình bạn có những ký ức tươi đẹp. Sẽ rất tốt khi bạn duy trì những thói quen, nhưng thế giới sẽ chẳng kết thúc nếu bạn dành thời gian cho một trò chơi bất chợt nghĩ ra. Đối với các gia đình bận rộn, có thể lên lịch xen kẽ trong một buổi chiều bên nhau.

10. Dành thời gian cho vợ hoặc chồng

Thật khó để dành thời gian cho vợ hoặc chồng khi bạn đã có con, nhưng điều đó rất quan trọng. Sau tất cả, trẻ em tìm hiểu về các mối quan hệ thông qua chính cha mẹ của chúng. Hãy chắc chắn rằng bạn liên lạc với bạn đời thường xuyên về tất cả các vấn đề hàng ngày, cũng như những điều bạn thích. Cố gắng sắp xếp để hai người có thể dành thời gian riêng cho nhau. Cho dù đó là một bữa ăn ở ngoài hay chỉ là cùng ngồi thư giãn trước TV.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho cha mẹ trong hành trình tạo dựng một gia đình hạnh phúc. Hãy chia sẻ tâm sự tình yêu hạnh phúc gia đình cùng chúng tôi trong mục comment dưới đây nhé!

Nguồn: www.familylives.org.uk

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Mecoca