Tâm lý trẻ lên 3 - Cha mẹ cần biết để giúp con không bị khủng hoảng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Không ít các bậc cha mẹ cảm thấy đau đầu với việc chăm sóc, dạy dỗ bé trong giai đoạn 2-3 tuổi. Vì ở độ tuổi này, các bé đều tỏ ra bướng bình, nghịch ngợm, luôn thích làm theo ý của mình. Dạy con bằng đòn roi không phải là một biện pháp hiệu quả mà ngược lại, còn có thể tạo tâm lý "phản kháng" và "ám ảnh bạo lực" cho trẻ. Thay vào đó, khi nuôi con ở giai đoạn này, bố mẹ cần kiên nhẫn và linh hoạt hơn trong mỗi cách xử lý tình huống. Tâm lý trẻ lên 3 sẽ có rất nhiều sự thay đổi, vì vậy cha mẹ nên nắm rõ để giúp con không bị tự kỷ trong giai đoạn này.

Khủng hoảng tâm lý trẻ lên 3

Trẻ lên 3 bắt đầu xuất hiện mong muốn khẳng định mình, muốn được chú ý và sự công nhận từ những người xung quanh. Muốn tự mình làm trong một số trường hợp: tự thay quần áo, tự xúc ăn, tự chọn mặc quần áo mà trẻ thích, muốn phụ giúp mẹ việc nhà, tự chọn đồ chơi, tự chọn sách mà trẻ thích… Không thích sự can thiệp hay giúp đỡ từ người lớn.
Những phản ứng kệ con, tự con... chứng tỏ trẻ muốn tách khỏi người lớn khẳng định cái tôi của mình, mặt khác trẻ muốn có quan hệ sâu rộng hơn với người lớn. Hoạt động của người lớn vẫn là mối quan hệ thích thú đối với chúng. Người lớn như là hình mẫu của các chức năng tâm lý xã hội. Trẻ cũng tự thấy mình là thành viên của xã hội.

Tâm lý trẻ lên 3 và những biểu hiện thường gặp

1. Tiêu cực

Trẻ thường có biểu hiện không chịu phục tùng một số yêu cầu của người lớn.

2. Ngoan cố

Trẻ kiên quyết nghiêng về phía sự thoả mãn đòi hỏi của bản thân, sự quyết định của mình.

3. Ngang ngạnh

Gần như sự ngoan cố và tiêu cực, nhưng nó có đặc điểm đặc trưng của ngang ngạnh là có tính công khai và thiếu cá tính hơn. Đây là sự phản kháng lại trật tự trong gia đình.

4. Tự tiện

Là xu hướng giải thoát khỏi người lớn. Trẻ muốn tự mình làm điều gì đó. Phần nào ta thấy dấu hiệu này có cả ở đợt khủng hoảng một tuổi.

5. Vô lễ với người lớn

Trẻ có biểu hiện nói trống không hoặc nói hỗn với người lớn.

6. Chống đối - nổi loạn

Hiện tượng này xuất hiện trong các cuộc cãi vã thường xuyên với cha mẹ, tất cả hành vi của trẻ đều thể hiện sự chống đối, dường như trẻ luôn nằm trong trạng thái chiến tranh với người xung quanh, trong trạng thái ẩu đả với người lớn.

7. Chuyên quyền

Ở những gia đình có độc nhất một trẻ sẽ gặp phải xu hướng chuyên quyền. Trẻ tỏ ra chuyên quyền trong quan hệ với tất cả mọi thứ xung quanh.

Nguyên nhân khủng hoảng tuổi lên 3 của trẻ

- Tâm lý trẻ lên 3 thường muốn được thể hiện bản thân mình cũng như gây sự chú ý từ người khác.
- Trẻ hay so sánh mình với người lớn, muốn được làm mọi việc như người lớn. Tuy nhiên, với khả năng của mình, các bé chưa thể tự làm được mọi việc hoặc bị bố mẹ ngăn cấm nên nảy sinh xung đột.
- Nguyên nhân khác ở tuổi này, do khả năng ngôn ngữ chưa phát triển hoàn thiện khiến các bé chưa biết cách diễn đạt trọn vẹn những mong muốn của mình với người lớn. Và chính điều này gây ức chế, làm các bé dễ cáu bẳn.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ đang khủng hoảng tuổi lên 3?

Trên thực tế, đây là một hiện tượng bình thường, tất yếu trong quá trình phát triển của trẻ. Là cơ hội để cha mẹ điều chỉnh cách dạy con, giúp bé hình thành nền tảng nhân cách lành mạnh.
Do đó, khi thấy con có những hành vi thái quá chớ nên quy chụp cho bé là hư, láo, càng không nên quát mắng, nhất là đánh trẻ. Bởi điều đó chỉ làm các bé thêm căng thẳng, có thể sợ lúc đó mà im lặng nhưng sẽ chất chứa uẩn ức trong lòng và có lúc bột phát, trở nên hung dữ hơn. Nghiêm trọng hơn, khi cha mẹ quá nghiêm khắc với con, trẻ sẽ có nguy cơ mắc chứng tự kỷ.
Ngoài ra, cha mẹ nên tạo nhiều cơ hội cho trẻ hoạt động để giúp trẻ phát triển tốt hơn. Qua bài viết này, hy vọng bạn hiểu hơn về tâm lý trẻ lên 3 và cách để giúp bé sớm vượt qua được giai đoạn này nhé.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Mẹ Chuu