Tuyệt chiêu nắm bắt tâm lý trẻ em sau 1 tuổi để dạy con đúng cách và giúp bé phát triển toàn diện

Bước sang tuổi thứ 2 bé sẽ có những cột mốc rất đáng mong chờ khi có nhiều sự thay đổi về cảm xúc, hành vi. Bố mẹ sẽ gặp phải một số vấn đề cần giải quyết với tâm lý trẻ em sau 1 tuổi. Nhưng đừng quá lo lắng, đây là một phần trong sự phát triển tuyệt vời của con yêu.

Dưới đây là diễn biến tâm lý trẻ em sau 1 tuổi theo từng tháng. Cùng với cách xử lý để bố mẹ có thể giải quyết vấn đề phát sinh, dạy con đúng cách.

Tâm lý trẻ em sau 1 tuổi: Bé 12 tháng

Trong thời gian này đa số trẻ đã bắt đầu học cách đi. Mặc dù đây là một cột mốc rất lớn trong sự phát triển thể chất. Nhưng các mặt khác có thể giảm bớt vì điều này.

Trẻ giai đoạn sau 1 tuổi sẽ có rất nhiều sự thay đổi trong tâm lý

Ví dụ như giấc ngủ của bé sẽ bị ảnh hưởng. Vì việc đi bộ cần nhiều năng lượng thể chất và cảm xúc. Nên khiến bé ngủ nhiều hơn, hoặc bị quá sức và ngủ thiết đi khi chưa đến giờ đi ngủ.

Lúc này bố mẹ đừng quá lo lắng và phải kiên nhẫn với bé. Thực hiện những điều chỉnh tạm thời như bổ sung thêm đồ ăn nhẹ. Cho bé ngủ trưa thêm và cư xử thật nhẹ nhàng để hỗ trợ bé vượt qua giai đoạn này.

Tâm lý trẻ sau 1 tuổi: Bé 13 tháng

Ở thời điểm này, trẻ mới biết đi và có thể thể hiện hành vi hung hăng như đánh, đẩy và cắn. Đây là một số biểu hiện bình thường của tâm lý trẻ em sau 1 tuổi. Có thể do bé mệt hoặc đói.

Điều quan trọng là bố mẹ phải giữ bình tĩnh cương quyết không cho bé thực hiện những hành vi này. Cho bé giải tỏa sự hung hăng bằng cách đá bóng, đánh vào túi đậu/cát. Hạn chế cho bé xem tivi, điện thoại để tránh xem hoặc nghe những tin tức, trò chơi tiêu cực.

Bé có thể có những hành vi bạo lực khi chơi cùng bạn

Tâm lý trẻ 14 tháng

Với những trẻ từ 1 đến 3 tuổi thì giai đoạn này bé sẽ thường xuyên nổi cơn thịnh nộ hơn. Đây là cách bé đối phó với những những suy nghĩ và cảm xúc chưa thể hiện được đầy đủ. Bé muốn được độc lập và kiểm soát. Một số trường hợp có thể là do mệt mỏi, đói hoặc thậm chí là buồn chán.

Tránh nhượng bộ trước nhu cầu của trẻ. Bởi vì điều này tạo cho bé suy nghĩ rằng giận dữ là cách để có được những gì mình muốn. Tránh xa hình phạt về thể xác, vì nó gây hại nhiều hơn lợi.

Hãy lôi kéo bé vào các hoạt động vui nhộn khác như trốn tìm. Làm bé cười bằng cách cù lét hoặc đánh lạc hướng bằng cách cho phép bé chơi điện thoại chẳng hạn.

Thay đổi tâm lý của trẻ 15 tháng

Trong thời gian này, nỗi sợ hãi trước đây của trẻ có xu hướng xuất hiện trở lại. Ngay cả những người thân quen thuộc như cô dì, chú bác cũng khiến bé lo lắng.

Bố mẹ cần giúp bé vượt qua nỗi sợ hãi

Sự thay đổi về tâm lý trẻ em sau 1 tuổi  này sẽ biến mất theo thời gian. Nhưng bố mẹ cũng cần trấn an cách bằng nói chuyện. Hoặc cho bé thấy mọi thứ đều ổn và không có lý do gì để sợ hãi.

Trẻ 16 tháng tuổi

Một đứa trẻ 16 tháng tuổi có thể bị thiếu ngủ mà bố mẹ. Một số dấu hiệu có thể nhận thấy như: bé ủ rũ, nổi cơn thịnh nộ vào những thời điểm nhất định trong ngày hoặc hiếu động (như một nỗ lực để tỉnh táo).

Hãy xây dựng thời khóa biểu cho giấc ngủ của bé và tuân thủ nó. Cảnh giác với hành vi buồn ngủ, như dụi mắt, mút ngón tay cái hoặc cáu kỉnh. Nếu bạn lưu ý những điều này, hãy cho bé ngủ một giấc ngắn trước khi bé trở nên quá mệt mỏi.

Tâm lý trẻ 17 tháng

Lo lắng khi phải rời khỏi cha mẹ là điều phổ biến trong tâm lý trẻ em sau 1 tuổi. Vì vậy, để tránh cơn giận dữ của bé, tốt nhất bạn nên chuẩn bị tâm lý cho con trước khi chia tay.

Giúp bé xây dựng mối quan hệ tốt người sẽ chăm sóc bé (ông bà, người giữ trẻ). Chắc chắn lấp đầy ngày của bé với các hoạt động vui vẻ. Tạm biệt nhanh chóng và tránh gọi điện suốt cả ngày, để bé làm quen với sự vắng mặt của bạn.

Bé không muốn rời xa bố mẹ

Tâm lý trẻ 1 tuổi rưỡi - 18 tháng

Ở tuổi này, trẻ có thể chống lại hoặc thể hiện sự bướng bỉnh khi được cho vào trong xe đẩy hoặc ghế cao. Điều này là do bé cảm thấy khó chịu và bức bối khi phải ngồi một chỗ. Hãy đánh lạc hướng bé bằng cách hát, mang đồ chơi hay tạo sự thú vị cho việc này.

Tâm lý trẻ em sau 1 tuổi: Bé 19 tháng

Bé sẽ có những hành vi kỳ quặc như ngoáy mũi, rốn. Những thói quen kỳ lạ này khá phổ biến nên bố mẹ đừng quá bận tâm, đừng cấm bé. Thay vào đó thiết lập một "khu vực an toàn" để bé làm điều đó.

Ví dụ, nói với con bạn rằng việc ngoáy mũi chỉ có thể được thực hiện khi ở trong phòng tắm. Thay thế móng tay của bé bằng vật dụng khác. Giữ tay bé bận rộn bằng một cuốn sách hoặc đồ chơi cũng có thể giúp kiềm chế hành vi này.

Bé 20 tháng

Thời điểm này, sự gây hấn có xu hướng trở thành một vấn đề. Do kỹ năng vận động và cảm xúc phát triển nhanh. Bé đánh cào, cắn bạn chơi hay người chăm sóc như một cách để đối phó với những thay đổi.

Mặc dù đây là điều tự nhiên trong tâm lý trẻ em sau 1 tuổi. Nhưng cha mẹ không nên bỏ qua điều này. Luôn luôn ngăn cản bạo lực bằng lời nói hoặc hành động dưới bất kỳ hình thức nào. Nói chuyện với bé một cách bình tĩnh và đừng đả kích.

Tâm lý trẻ 21 tháng

Ở tuổi này, con bạn đang học cách tự ăn, vì vậy điều quan trọng là dạy bé cách cư xử đúng mực. Chơi đùa hoặc ném thức ăn có thể khiến bé vui nhưng không nên khuyến khích. Khen ngợi nỗ lực bé khi bé làm đúng.

Dạy bé cách hành vi đúng mực khi ăn

Trẻ 22 tháng

Sẽ rất tự nhiên khi một đứa trẻ 22 tháng tuổi thể hiện hành vi đúng mực ở trường hoặc nơi công cộng. Nhưng lại rất khó bảo khi ở nhà một mình cùng mẹ hoặc bố. Đây là một dấu hiệu cho thấy bé cảm thấy an toàn và thoải mái để không che dấu cảm xúc của mình.

Để xử lý một đứa trẻ rên rỉ, quấy khóc, hãy nhớ kiên nhẫn làm mẫu trước. Nói một cách bình tĩnh nhưng kiên quyết để thể hiện rằng bé được yêu thương nhưng cần học cách tôn trọng. Chú ý bé nhiều hơn và cho phép bé trút giận.

Cho bé chạy nhảy ở sân chơi, đọc một cuốn sách hoặc nghe nhạc để thay đổi cảm xúc của bé. Nói cảm xúc của bạn cho bé nghe vì giai đoạn này bé có thể nắm bắt khái niệm về sự đồng cảm. Quan trọng nhất phải bắt đầu cho bé thấy những hậu quả nếu có hành vi không đúng.

Tâm lý trẻ 1-2 tuổi: Bé 23 tháng tuổi

Bé có thể cảm thấy khó khăn khi chuyển từ hoạt động này sang hoạt động tiếp theo. Chẳng hạn, bé quá mải mê với việc chơi đùa trong khu vui chơi đến nỗi phản kháng khi đến lúc về nhà.

Chuẩn tâm lý cho trẻ bằng cách sử dụng đếm ngược hoặc báo thức. Trẻ cũng sẽ vui vẻ hơn khi rời đi nếu bé có thể mang theo một vật bé thích về cùng.

Tâm lý trẻ em sau 1 tuổi sẽ có những sự thay đổi rất rõ rệt qua từng giai đoạn cụ thể. Đây là một phần trong sự phát triển của bé. Bởi vậy điều quan trọng là bố mẹ cần hiểu rõ và kiên nhẫn, kiên định trong cách dạy trẻ mọi việc sẽ trở nên dễ dàng.

Theo: sg.theasianparent

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nguyenthi Huyen