app

Tâm lý hành vi của trẻ tập đi

Tâm lý hành vi của trẻ tập đi - độ tuổi khủng hoảng lên 2, lên 3 mà cha mẹ phải đương đầu. Đọc để hiểu hơn và xử lý tốt hơn ở độ tuổi này cho cha mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tâm lý hành vi của trẻ tập đi có gì đặc biệt? Ở độ tuổi này, trẻ trở nên dễ cáu kỉnh và bướng bỉnh hơn, khiến bố mẹ đôi lúc không hiểu nổi con mình muốn gì, bị gì và tại sao như thế? Thực ra, trẻ tập đi có những nỗi khổ riêng nhưng lại không thể nói ra.

Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Trí tuệ cảm xúc của bé mới tập đi
  • Khủng hoảng tâm lý
  • Cho trẻ được chơi như một phần bản năng cần có để phát triển
  • Chơi trong thiên nhiên cây cỏ

Trí tuệ cảm xúc

Điều này có liên quan rất mật thiết đến mục tiêu nuôi con hạnh phúc của cha mẹ. Hiện nay, trí tuệ cảm xúc được coi là một yếu tố quan trọng trong việc nuôi dạy một đứa trẻ bên cạnh trí thông minh kiến thức, tri thức, tuy nhiên, chưa phải bố mẹ nào cũng có thể xây dựng nền tảng cảm xúc một cách hoàn hảo cho con.

Một trong những bước cơ bản để xây dựng trí tuệ cảm xúc cho con, đó là khả năng lắng nghe và thấu hiểu con của cha mẹ nhưng phần lớn cha mẹ có con ở lứa tuổi tập đi (từ 1-3 tuổi) lại cực kỳ thiếu kiên nhẫn với những “chiêu trò” dở chứng của lũ trẻ, họ rất dễ bực mình, quát tháo, đưa ra hình phạt… khi các con tỏ ra bướng bỉnh và khó bảo, hay rơi vào thời gian khủng hoảng của trẻ. Tâm lý trẻ từ 1 đến 3 tuổi thường có những đặc điểm như vậy và không phải cha mẹ nào cũng đủ thấu hiểu để cùng con khôn lớn.

Mẹ đã biết chưa?

Khủng hoảng tuổi lên 2: Giai đoạn cái gì con cũng nói “KHÔNG”

Trẻ 2 tuổi hay quấy khóc – Bé khó chịu hay chỉ là con muốn gây sự chú ý?

Khủng hoảng tâm lý

Một thực tế mà cha mẹ nào cũng phải đối diện, đó là ngay cả một đứa trẻ thiên thần (tức là cực kỳ ngoan ngoãn, biết nghe lời, luôn vui vẻ…) cũng sẽ có lúc trở thành cơn ác mộng của bố mẹ, đặc biệt là khi chúng bước vào giai đoạn chập chững biết đi.

Nguyên nhân là do bước vào lứa tuổi này, trẻ cũng phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thêm nữa, chúng lại không thể “trình bày” những khó khăn đó với bố mẹ, vì thế, những xung đột diễn ra trong tâm lý, cảm xúc của trẻ rất phức tạp, cộng thêm áp lực “con không còn là một em bé sơ sinh nữa” dẫn đến nhiều đòi hỏi từ bố mẹ càng khiến trẻ trở nên dễ bị “bùng nổ cảm xúc”. và không phải bố mẹ nào cũng có thể biết hay xử lý tốt tâm lý hành vi của trẻ tập đi giai đoạn này,

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
Việc không hiểu được cảm xúc, tâm lý của con khiến rất nhiều cha mẹ gặp vấn đề khi nuôi dạy con ở lứa tuổi tập đi.

Trong cuốn sách “The Happiest Toddler on the Block”, tác giả Harvey Karp có chia sẻ một trong những khó khăn lớn nhất của trẻ giai đoạn này và khiến các cha mẹ vô cùng “sững sờ”, khó khăn đó là “Cuộc sống hiện đại quá xa lạ đối với trẻ”.

Theo tác giả, “chúng ta cho rằng sống trong một căn hộ chung cư là điều hoàn toàn bình thường, nhưng đối với trẻ đó là một môi trường sống hoàn toàn xa lạ, bởi vì, trong hầu hết lịch sử loài người, trẻ con hầu như toàn nô đùa… ở bên ngoài”.

Nhưng thử nhìn lại xem, ở ngay trong chính gia đình bạn, và các gia đình xung quanh bạn, những đứa trẻ đang bị “đóng hộp” như thế nào giữa các bức tường?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tâm lý hành vi của trẻ tập đi – Phụ thuộc công nghệ

Đây là hình ảnh thường thấy ở các gia đình hiện đại, thay vì được chơi đùa ngoài thiên nhiên, lũ trẻ sẽ bị nhốt trong nhà làm bạn với máy tính bảng. (Ảnh minh họa)

Cho trẻ được chơi như một phần bản năng cần có để phát triển

Phần lớn thời gian, những đứa trẻ bị nhốt trong các căn phòng, loanh quanh với ông bà, giúp việc và làm bạn với máy tính bảng trong khi chúng có nhu cầu được chạy ùa ra, nằm dài trên những bãi cỏ và khám phá thế giới xung quanh rộng lớn.

Thêm tâm lý “cái gì cũng sợ” của mẹ Việt, lũ trẻ càng được bao bọc và giữ khư khư ở trong nhà, bất kể chúng muốn được “nếm vị mưa”, được nghe tiếng gió hay giơ tay hứng ánh nắng mặt trời thì chúng vẫn phải ở trong nhà vì nỗi lo “ra ngoài thời tiết này về kiểu gì cũng lăn ra ốm” của mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đã thế, khi đi học, thì chúng là được đưa từ cái hộp này sang cái hộp khác với những hoạt động quanh quẩn ở trong lớp, những trường học nằm chen lấn giữa khu dân cư đông đúc thì lấy đâu ra sân chơi cho lũ trẻ nô đùa?

Tâm lý hành vi của trẻ tập đi – Nhu cầu được chơi bên ngoài

Bản năng của mọi đứa trẻ là được vui đùa thỏa sức trong thiên nhiên. (Ảnh minh họa)

Chơi trong thiên nhiên cây cỏ

Tác giả Harvey Karp chia sẻ: “Lũ trẻ thấy chán vì chúng phải thay thế cảm giác đầy phấn khích của tự nhiên như những màu sắc tươi sáng, cảm giác gió vờn trên làn da, ánh mặt trời rực rỡ, cỏ cây mềm mại… bằng sự tĩnh lặng bao trùm, những bức tường nhẵn nhụi, những tầng nhà tẻ nhạt, không có gió, chẳng có những bóng mát, cũng chẳng có tiếng chim hót.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thêm vào đó, có rất nhiều trò chơi ngày xưa như rượt bắt, ném đất, trèo cây mà bọn trẻ hiện nay không còn được chơi nữa.”

Khám phá thêm:

Tâm lý hành vi của trẻ tập đi – Chơi và chơi là nhu cầu chính

Những trò chơi ngoài trời mang đến cho trẻ tập đi rất nhiều lợi ích về thể chất, trí tuệ và tâm hồn. (Ảnh minh họa)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những cảm xúc căng thẳng từ việc phải dần làm quen với những thay đổi lạ lẫm và nhàm chán từ cuộc sống xung quanh thực sự khiến cho những đứa trẻ tập đi cảm thấy chán nản, mệt mỏi đến phát cáu rồi trở nên cư xử thiếu kiểm soát. Tâm lý trẻ 3 tuổi biến đổi theo chiều hướng tiê ucực không phải hoàn toàn do lỗi của ai cả.

Đó là một lời nhắc nhở có thể khiến rất nhiều cha mẹ giật mình, bởi chúng ta cứ nghĩ rằng, chỉ cần kiếm tiền để mang đến cuộc sống đầy đủ vật chất cho con là có thể làm con hạnh phúc.

Làm sao để cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3?

Chia sẻ cảm xúc cùng trẻ: Khi bé bị bối rối với chính cảm xúc của mình, bạn hãy chủ động hỏi thăm con bằng những câu như “Con có ổn không?”; “Tại sao con khóc”,…Hãy cùng con thảo luận những vấn đề xảy ra trong một ngày của bé. Nói chuyện cùng con sẽ giúp bé có thể nói ra cảm nhận của bản thân, vừa giúp bố mẹ hiểu bé và gắn kết với nhau hơn.

Tôn trọng con: Lúc nào bạn cũng nên tỏ thái độ tôn trọng, đối xử với bé như một người lớn. Ví dụ khi bạn yêu cầu bé làm điều gì, hãy nhẹ nhàng nói với con về điều đó một cách cụ thể, rõ ràng và đừng tỏ thái độ bắt ép hay ra lệnh cho bé. Đừng nên cấm đoán trẻ, hãy hướng dẫn và giải thích cho trẻ.

Tạm kết

Sự thật đơn giản hơn thế rất nhiều: Hãy dành thêm cho con chút thời gian, để cho con hòa mình vào thiên nhiên, cho con được vui chơi ngoài trời nhiều hơn, được vận động “hoang dã” như cách mà chúng muốn, được khám phá, sờ, chạm, cảm nhận chuyển động của thế giới xung quanh mình nhiều nhất có thể…

Đó mới chính là “bí quyết” để bạn có một đứa con bình thường và hạnh phúc.

Theo Webgiadinh.

Xem thêm:

 

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

MeKrobis