Tại sao mẹ không có dấu hiệu mang thai dù đã chính thức “lên chức"?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mỗi em bé là một món quà vô giá của bố mẹ. Món quà sẽ được “báo trước” với nhiều dấu hiệu đặc trưng. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp nhận được “tin vui" mà mẹ vẫn không có dấu hiệu mang thai. Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này? Giải pháp khắc phục ra sao?

Những dấu hiệu mang thai phổ biến

Mỗi lần đến kỳ kinh nguyệt, chị em phụ nữ đều rất khó chịu và cơ thể mệt mỏi. Căng ngực, uể oải, ra đốm máu, đau bụng, nhức sống lưng, … Tuy nhiên, những biểu hiện này lại có phần tương đồng với dấu hiệu vài tuần đầu mang thai. Do đó, nhiều chị em sẽ bị nhầm lẫn, bỏ qua vì cho rằng đây là “chuyện thường ngày khi đến tháng”.

Nếu bạn có hơn 5 trong các dấu hiệu mang thai thì đây không còn là “chuyện thường” nữa nhé!

Ra đốm máu nhạt hơn màu máu kinh nguyệt

Quá trình trứng di chuyển và làm tổ ở buồng tử cung sẽ khiến bạn chảy máu li ti màu đỏ hồng. Kèm theo đó là cơn đau bụng và tiết dịch âm đạo màu trắng sữa.

Mệt mỏi và buồn ngủ

Sau khi thụ thai một tuần, nội tiết tố progesterone tăng cao khiến bạn mệt mỏi.

Bạn sẽ có xu hướng thèm ngủ, muốn được ngủ. Cả người cứ uể oải, lừ đừ rất khó chịu.

Thay đổi cảm xúc

Bạn sẽ thấy bỗng dưng đang vui, đột nhiên buồn vu vơ. Hoặc có thể trầm cảm, lo âu, dễ cáu giận. Nhạy cảm với tất cả mọi thứ xung quanh là do sự thay đổi nồng độ nội tiết tố trong thai kỳ mang đến. Vì thế người ta hay bảo: “Tâm trạng sáng nắng chiều mưa như bà bầu ốm nghén!”

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mất kinh nguyệt

Bạn sẽ dễ nhầm lẫn với “trễ kinh" nếu chu kỳ của bạn không đều đặn. Theo dõi một thời gian, bạn sẽ thấy “mất hẳn" kinh nguyệt do cơ thể tiết ra nội tiết tố hCG.

Căng ngực

Ngực bạn sẽ bỗng dưng đầy đặn hơn, mềm mại hơn. Đôi khi sẽ hơi căng tức, thậm chí có cảm giác vừa đau vừa ngứa.

Tăng tần suất đi tiểu

Khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ, mẹ sẽ thấy mình đi tiểu nhiều hơn. Thận phải làm việc nhiều hơn do lưu lượng tuần hoàn tăng lên.

Ốm nghén

Đây là dấu hiệu mang thai điển hình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mỗi thai phụ sẽ “nghén" một kiểu khác nhau. Có người bỗng dưng thích ăn chua, sợ mùi tanh, dễ rùng mình khi nghĩ đến điều nhất định, buồn nôn, … Đến tuần thứ 14, cơn ốm nghén sẽ chấm dứt.

Táo bón

Trong khi mang thai, Nồng độ nội tiết tố progesterone tăng cao trong thai kỳ. Hệ tiêu hóa làm việc chậm hơn nên mẹ sẽ có cảm giác đầy bụng, táo bón.

Chóng mặt

Vẫn là câu chuyện “thay đổi nội tiết tố”. Các mạch máu giãn ra. Huyết áp hạ dẫn đến tình trạng mẹ thấy nóng mặt, dễ bị ngất.

Tim đập nhanh hơn

Khi thai nhi được khoảng 8 tuần tuổi, tim mẹ sẽ đập nhanh hơn. Nhịp tim trong lồng ngực mẹ rộn ràng như trống đánh nhưng có phần loạn nhịp.

Tại sao mẹ không có dấu hiệu mang thai dù đã bắt đầu thai kỳ?

Lượng hormone trong cơ thể mẹ

Thay đổi hormone khi mang thai khiến cơ thể có những triệu chứng khác lạ. Nếu mẹ không có dấu hiệu mang thai, có thể hiểu được nguyên nhân chính dẫn đến sự khác nhau này vẫn đến từ lượng hormone. Trong những tuần đầu, mẹ bầu chưa sản xuất đủ hormone gây ra các phản ứng xúc tác. Hoặc lượng hormone quá ít nên dấu hiệu chưa rõ đủ để khiến mẹ để tâm, nhất là khi có thai ngoài ý muốn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tính sai chu kỳ kinh nguyệt khiến mẹ không có dấu hiệu mang thai

Thật dễ dàng để kiểm soát cơ thể nếu mẹ có được kỳ kinh nguyệt đều đặn. Nhưng đôi khi kinh nguyệt có thể đến sớm hoặc muộn hơn vì nhiều lý do khác nhau. Nếu quan hệ tình dục mà không có biện pháp phòng tránh, đồng thời mất kinh nguyệt khoảng 2 tháng, có thể mẹ đã có thai. Nên mua que thử thai hoặc đến bệnh viện siêu âm mẹ nhé.

Bên cạnh đó, thời gian thụ thai quá ngắn cũng khiến mẹ chưa cảm nhận được dấu hiệu mang thai.

Không có dấu hiệu mang thai vì cơ địa

Như đã chia sẻ ở trên, ốm nghén sẽ thể hiện ở mỗi mẹ bầu theo một cách khác nhau. Các dấu hiệu mang thai khác cũng vậy. Không phải mẹ bầu nào cũng buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi… Nhiều mẹ bầu có sức khỏe tốt, các dấu hiệu mang thai sẽ biểu hiện khá mờ nhạt. Vì vậy, trường hợp mẹ bầu mãi đến tuần thứ 6 mới phát hiện mình có thai là điều hoàn toàn bình thường.

Không có dấu hiệu mang thai có nguy hiểm không?

Hội chứng buồng trứng đa nang là một trong những nguyên nhân khiến mẹ không có dấu hiệu mang thai. Polycystic Ovary Syndrome – PCOS (hội chứng buồng trứng đa nang) không chỉ ảnh hưởng đến khả năng mang thai mà còn gây ra nhiều bệnh tật nghiêm trọng khác ở phụ nữ.

Bên cạnh đó, thai nhi không hề “đánh động" với mẹ về sự có mặt của mình cũng có thể là do đang gặp tình trạng nguy hiểm. Sảy thai, thai nhi yếu, … rất thường xảy ra vào những tuần đầu mang thai. Vì mẹ không biết mình mang thai nên có những hành động vô tình làm hại con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ nên làm gì khi không có dấu hiệu mang thai?

Dùng que thử thai

Nếu bạn trễ một kì kinh hoặc có một trong số những triệu chứng như trên, hãy sử dụng que thử thai và tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Xác định được tình trạng mang thai càng sớm, bạn có thể bắt đầu chương trình chăm sóc tiền sản càng sớm.

Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Những tuần đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn cực kỳ quan trọng với bé. Đây là lúc bé bắt được hình thành những cơ quan cơ bản và quan trọng. Vì thế, mẹ nên đảm bảo đủ dưỡng chất, đặc biệt là Axit folic để bé phát triển toàn diện.

Vận động và nghỉ ngơi hợp lý

Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc sẽ mang đến cho mẹ tinh thần sảng khoái. Tâm lý nhẹ nhàng sẽ hạn chế ảnh hưởng xấu của các dấu hiệu mang thai. Tuyệt đối không vận động mạnh hay lao động nặng quá sức để tránh hậu quả đáng tiếc.

Bình tĩnh chờ đợi

“Dục tốc bất đạt”, mẹ đừng quá nôn nóng. Mẹ càng căng thẳng, khó chịu hoặc hoảng loạn, thai nhi càng bị ảnh hưởng xấu. Lắng nghe cơ thể nhiều hơn, mẹ sẽ cảm nhận chính xác sự thay đổi từ bên trong.

Sau khi biết được mình đã có thai, đến tuần thứ 9, mẹ có thể nghe được nhịp tim thai qua máy siêu âm.

Không có dấu hiệu mang thai là tình trạng khá phổ biến ở mẹ bầu. Mẹ nên bình tĩnh và giữ cho cơ thể khỏe mạnh để sẵn sàng chào đón con một cách tốt nhất nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nhi Le