Suy thai vào tháng cuối - Nguy hiểm khó báo trước cho não bộ của thai nhi

Suy thai vào tháng cuối - Nguy hiểm khó báo trước cho não bộ của thai nhi

Khi có những dấu hiệu bất thường như thai cử động ít, không cử động, ra máu, có cơn co tử cung..., mẹ bầu cần thông báo ngay cho bác sĩ. Khi sản phụ chuyển dạ, cần có sự hỗ trợ, động viên từ người thân, tránh để họ có những ảnh hưởng không tốt tới tâm lý, khiến quá trình chuyển dạ của sản phụ kéo dài dẫn đến nguy cơ suy thai cao hơn.

Suy thai được xếp vào một trong những hiện tượng nguy hiểm nhất đối với thai nhi. Và gây ra những biến chứng hết sức nguy hiểm. Mẹ bầu đã biết gì về hiện tượng này chưa?

Nội dung bài viết:

  • Thế nào là suy thai?
  • Dấu hiệu nhận biết
  • Ảnh hưởng của suy thai đến thai nhi
  • Phòng tránh suy thai

Hiện tượng suy thai là như thế nào?

Suy thai là hiện tượng thai nhi bị thiếu oxy khi ở trong bụng mẹ hoặc trong thời gian chuyển dạ. Dẫn đến tình trạng thai bị chết lưu, não bộ thai nhi bị thương tổn nặng.

Có 2 loại suy thai:

  • Cấp tính. Xảy ra khi chuyển dạ. Nếu không cứu chữa kịp thời có thể dẫn đến các bất thường về trí não khi khôn lớn hoặc tử vong ngay lập tức.
  • Mãn tính. Xảy ra từ từ trong suốt giai đoạn thai kỳ. Không có biểu hiện rõ rệt và có thể chuyển thành suy thai cấp tính khi chuyển dạ. Nghiêm trọng hơn thai có thể chết lưu trong bụng mẹ. Gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến tử cung của người mẹ, khả năng làm mẹ về sau.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Như Thu Trúc – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang cho biết có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến suy thai, có thể là nguyên nhân từ phía mẹ (tư thế nằm, mẹ bầu bị chấn thương, chảy máu, mắc bệnh như tiểu đường, suy tim, béo phì), nguyên nhân từ phía thai nhi (thai non tháng, già tháng nên bị vôi hóa bánh nhau, thai thiếu máu, nhiễm trùng…), nguyên nhân do phần phụ thai nhi (sa dây rốn, nhau tiền đạo, vỡ ối sớm…), các tai biến sản khoa như ngôi thai bất thường, bất tương xứng đầu thai và xương chậu)…

Mẹ có thể quan tâm:

Suy thai trong chuyển dạ: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí

Suy thai vào tháng cuối - Nguy hiểm khó báo trước cho não bộ của thai nhi

1 ca mổ cấp cứu do suy thai (Nguồn ảnh: dantri)

Các dấu hiệu nhận biết

Có phân su trong nước ối

Nước ối đổi màu từ trắng đục thành màu xanh, hoặc nước ối có màu vàng là dấu hiệu thai nhi đã có lúc bị suy.

Tim thai đập không đều

Tim thai thay đổi nhanh trên 160 lần/phút, hoặc chậm dưới 100 lần/phút, hoặc không đều.

Thiếu oxy làm ảnh hưởng đến thai nhi bao gồm cả tình trạng tim thai đập không đều, đập nhanh hoặc chậm hoặc lúc nhanh lúc chậm, có khi trên 160 lần/phút, có khi dưới 100 lần/phút. Nhịp tim sẽ được đo chính xác mỗi khi đi siêu âm, do vậy siêu âm định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện các biểu hiện suy thai sớm.

suy-thai

Siêu âm thai có thế xác định nhịp tim thai (Nguồn ảnh: dantri)

Thay đổi cử động của thai hỗn loạn

Lúc đầu thai cựa mạnh và nhiều hơn, đến giai đoạn sau thai đạp chậm và sau đó thì ngừng, thai không cựa là nguy cơ thai đã chết.

Mẹ có thể theo dõi cử động của thai nhi bằng cách nằm yên trên giường. Đếm đủ thai nhi có 4 lần cử động trong 30 phút chứng tỏ thai nhi vẫn khỏe mạnh. Ngược lại nếu trong vòng 4 giờ mà thấy thai nhi có ít hơn 10 cử động thì người mẹ cần đi khám thai ngay lập tức.

Siêu âm

Dấu hiệu suy thai ban đầu chỉ thường dựa trên các suy đoán. Để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho thai nhi cần đi khám thai, siêu âm chẩn đoán để đảm bảo thai nhi được an toàn, khỏe mạnh.

Mẹ có thể quan tâm:

Nhau bám mép có thể gây suy thai, sinh non nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời

Ảnh hưởng đối với thai nhi như thế nào?

Sự thiếu oxy trong suy thai mãn khiến quá trình hoạt động của các cơ quan trong cơ thể thai nhi đều bị ảnh hưởng. Làm cho lượng glucose bị giảm đi. Thai nhi phải sử dụng nguồn glucose dự trữ có trong gan, cơ tim, thận. Nếu lượng dữ trự này đủ thì thai có thể phát triển tới cuối thai kỳ. Còn trong trường hợp lượng dự trữ glucose quá ít, thai nhi có thể bị chết lưu.

Bên cạnh đó, thiếu oxy khiến hoạt động của tim bất thường, nhịp tim lúc nhanh, lúc chậm. Lưu lượng máu tới phổi, gan, ruột, thận, da cũng giảm, kéo theo chức năng của các cơ quan này bị suy giảm.

Nếu sơ cứu muộn có thể ảnh hưởng đến não bộ của trẻ. Nguy cơ bị động kinh, đần độn, chậm phát triển, kém thông minh.

Cách phòng tránh

Theo các bác sĩ, các mẹ bầu cần điều trị hết những bệnh mãn tính dễ gây suy thai rồi mới mang thai.

suy-thai

Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý góp phần ngăn ngừa suy thai (Nguồn ảnh: unsplash)

Khi mang thai, nên khám thường xuyên để phát hiện thai suy và hạn chế các biến cố. Thai phụ phải chăm sóc tốt nhất về chế độ dinh dưỡng, bổ sung protein, vitamin và nguyên tố vi lượng, tránh không để bị phù, cao huyết áp… Không nên hút thuốc lá, uống rượu hay tự mình sử dụng thuốc.

Khi có những dấu hiệu bất thường như thai cử động ít, không cử động, ra máu, có cơn co tử cung… Mẹ bầu cần thông báo ngay cho bác sĩ. Khi sản phụ chuyển dạ, cần có sự hỗ trợ, động viên từ người thân, tránh để họ có những ảnh hưởng không tốt tới tâm lý, khiến quá trình chuyển dạ của sản phụ kéo dài dẫn đến nguy cơ suy thai cao hơn.

Theo theAsianparent Singapore

Nguồn tham khảo: Cảnh báo nguyên nhân và dấu hiệu dẫn đến suy thai – Vinmec

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác! 

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!