Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh xảy ra khi phổi của bé chưa phát triển hoàn chỉnh, không cấp đủ oxy, gây khó thở và có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.
Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm?
Hội chứng suy hô hấp ở trẻ còn được gọi là bệnh màng hyaline hay bệnh phổi thiếu chất hoạt động bề mặt. Đây là hội chứng rất hay gặp trong thời kỳ sơ sinh. Chúng đặc biệt dễ xuất hiện trong những ngày đầu sau khi sinh. Trẻ bị suy hô hấp có thể gặp nhiều khó khăn trong việc hít thở. Đây cũng là hội chứng có tỉ lệ gây tử vong hàng đầu ở sơ sinh.
Các nguyên nhân gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
Suy hô hấp do sinh non
Ở trẻ sinh non, độ thẩm thấu mao mạch phổi tăng. Điều này sẽ khiến một lượng tế bào máu và huyết tương chuyển vào nang phổi. Sau khi dịch phế nang được rút đi theo con đường bạch huyết, lòng phế nang còn chứa nhiều tế bào hồng cầu và fibrin. Điều này dẫn đến tình trạng bé không thể hô hấp bình thường. Do đó trẻ sinh non rất dễ mắc phải hội chứng suy hô hấp.
Dù vậy vấn đề này cũng có thể xảy ra ở những trẻ sơ sinh bình thường khác. Nguyên nhân của nó cũng khá đa dạng.
Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh vì thiếu surfactant
Ngoài nguyên nhân sinh non, trẻ bị suy hô hấp có thể do bị ngạt trước khi sinh. Tế bào phế nang bị thiếu oxy, không sản xuất được surfactant. Đây là một hoạt chất hoạt động bề mặt. Chúng được tạo thành từ protein và chất béo. Surfactant sẽ giúp phổi căng phồng và ngăn ngừa chúng bị xẹp.
Thai nhi thường sản xuất chất surfactant vào khoảng giữa tuần 24 và 28 của thai kỳ. Nếu đủ chất hoạt động bề mặt, trẻ sơ sinh có thể thở bình thường vào tuần 34. Ngược lại trẻ bị thiếu surfactant do nhiều phế nang bị xẹp sẽ gây ra suy hô hấp.
Trẻ bị suy hô hấp do mắc hội chứng hít nước ối
Đây là trường hợp nguy hiểm nhất và thường có tiên lượng xấu. Nguyên nhân là do trẻ bị ngạt bào thai nên trẻ có động tác thở sớm trước sinh. Điều này vô tình khiến bé hít phải nước ối. Khi ra đời, trẻ bị ngạt thở, tím tái, mũi miệng đầy nước ối. Thậm chí có khi bé sẽ bị nhiễm cả phân su.
Trẻ sơ sinh bị suy hô hấp do viêm phổi
Thường xảy ra trong 3 giờ đầu sau sinh bởi nhiễm trùng bào thai. Bệnh này khá nặng, thường kèm theo nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn toàn thân.
Ngoài các nguyên nhân phổ biến trên, còn một số điều khác có thể dẫn tới tình trạng này . Ví dụ như trẻ được sinh mổ, thai phụ bị tiểu đường… Những thai phụ mang đa thai hay tiền sử gia đình bị suy hô hấp cũng rất dễ
Triệu chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
Triệu chứng suy hô hấp cấp sơ sinh xuất hiện ngay sau khi bé chào đời. Nhiều trường sẽ xuất hiện chậm hơn đối chút (khoảng 24 giờ sau khi sinh). Những triệu chứng thường gặp là: môi, ngón tay và ngón chân tím tái. Hơi thở bé cũng bị nhanh và nông; cánh mũi phập phồng và có tiếng rên khi thở.
Một số xét nghiệm để chẩn đoán hội chứng suy hô hấp
– Xét nghiệm máu để đo lượng oxy trong máu của trẻ. Đồng thời các bác sĩ có thể kiểm tra nhiễm trùng. Cách kiểm tra là sử dụng cảm biến gắn trên đầu ngón tay, tai hoặc ngón chân của bé.
– Chụp X-quang ngực để tìm sự xuất hiện mây đặc biệt của phổi trong NRDS
Điều trị như thế nào?
Trẻ sơ sinh bị suy hô hấp cần được điều trị càng sớm càng tốt. Thường trẻ sẽ được chuyển sang khu chuyên khoa dành chăm sóc trẻ sinh non. Nếu các triệu chứng nhẹ, trẻ sơ sinh sẽ được cho thở oxy. Nếu triệu chứng nghiêm trọng hơn, trẻ sẽ được gắn máy thở. Thiết bị này sẽ hỗ trợ và giúp bé kiểm soát hơi thở tốt hơn.
Các phương pháp điều trị này thường được thực hiện ngay lập tức trong phòng sinh. Trẻ sơ sinh cũng được cung cấp một liều chất hoạt động bề mặt nhân tạo. Thông thường các bác sĩ sẽ truyền chất này qua ống thở.
Một số em bé bị suy hô hấp chỉ cần trợ thở trong vài ngày. Nhưng một số trẻ, nhất là trẻ sinh non, có thể cần chăm sóc trong nhiều tuần. Không ít trường hợp nặng buộc các bác sĩ phải chữa trị cho bé trong vài tháng.
Thay lời kết
Hầu hết các em bé bị suy hô hấp có thể được điều trị thành công. Tuy nhiên, một số trẻ vẫn sẽ gặp một số vấn đề về sức khỏe sau này. Ví dụ như bị tràn khí màng phổi, xuất huyết phổi, xuất huyết não, sẹo phổi… Thậm chí, nếu não trẻ bị tổn thương do suy hô hấp, do chảy máu hoặc thiếu oxi. Các vấn đề nêu trên có thể khiến trẻ bị khuyết tật lâu dài. Trẻ sẽ gặp khó khăn trong học tập, vận động, khiếm thính hoặc suy giảm thị lực.
Khi nhận thấy bé có một trong các biểu hiện bất thường của hội chứng suy hô hấp, ba mẹ nên gọi bác sĩ ngay lập tức. Từ đó, kịp thời xác định nguyên nhân và có các biện pháp chữa trị đúng đắn.
Xem thêm
- Trẻ sơ sinh thở khò khè, bình thường hay cần theo dõi điều trị?
- Cách theo dõi nhịp thở của con để phòng tránh rủi ro bệnh tật – Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh
- Cách phòng bệnh hô hấp cho con đơn giản nhưng hiệu quả khi giao mùa
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!