Suy dinh dưỡng ở trẻ em, nguyên nhân và cách khắc phục

Suy dinh dưỡng ở trẻ em, nguyên nhân và cách khắc phục

Theo số liệu điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, năm 2013 cả nước có 15% số trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân và đến 25,9% số suy dinh dưỡng ở trẻ em thấp còi. Nếu lo lắng con mình gặp tình trạng này, bạn hãy trang bị một số kiến thức để nhận diện, chữa trị và đề phòng bệnh cho trẻ.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em là gì?

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng, khoáng chất và calorie cần thiết. Nó làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể.

Hơn nữa, các chất dinh dưỡng này còn giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ bé khỏi bệnh tật.

suy-dinh-duong-o-tre-em

Suy dinh dưỡng có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần, quá trình tăng trưởng và các chức năng khác của cơ thể.

Phân loại suy dinh dưỡng ở trẻ

Suy dinh dưỡng ở trẻ em hiện nay phổ biến gồm 2 loại là:

Thiếu vi chất dinh dưỡng (vitamin và khoáng chất)

Thiếu các vi chất dinh dưỡng nhất định có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Các vi chất dinh dưỡng này gồm vitamin và khoáng chất. Bé cần những vi chất dinh dưỡng này để tăng trưởng và phát triển.

Suy dinh dưỡng protein – năng lượng (PEM)

Các thể bệnh suy dinh dưỡng protein – năng lượng đều có liên quan đến khẩu phần ăn thiếu protein và thiếu năng lượng ở các mức độ khác nhau.

suy-dinh-duong-o-tre-em

Có ba loại suy dinh dưỡng PEM: suy dinh dưỡng cấp tính, suy dinh dưỡng mãn tính và suy dinh dưỡng bao gồm 2 loại trên.

Suy dưỡng cấp tính khiến cơ thể trẻ ngày càng gầy còm, sút cân. Trong khi suy dinh dưỡng mãn tính sẽ khiến trẻ phát triển còi cọc. Nếu bị cả 2 loại, trẻ sẽ rất gầy và gặp nhiều vấn đề sức khỏe.

Nguyên nhân suy dinh dưỡng trẻ em

Suy dinh dưỡng ở trẻ em thường gặp từ giai đoạn bào thai, những năm đầu đời cũng như cả thời thơ ấu. Nguyên nhân có nhiều, tuy nhiên phần lớn liên quan đến:

  • Kiến thức dinh dưỡng
  • Thiếu sữa mẹ
  • Cho trẻ ăn chưa đủ nhu cầu, chế độ ăn không cân đối
  • Chưa chăm sóc tốt dinh dưỡng trong thời gian trẻ bệnh…

Biểu hiện của trẻ em suy dinh dưỡng

Nếu gặp những biểu hiện sau đây thì mẹ nên lưu ý vì trẻ có thể đang gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng:

  •   Trẻ không đạt chuẩn chiều cao trung bình, thấp hơn nhiều so với các bạn đồng trang lứa
  •   Bé gặp vấn đề về tiêu hóa, thường xuyên đi ngoài và đi nhiều lần
  •  Trẻ chậm đi, chậm bò dù đã quá tuổi
  •  Da của trẻ xanh xao, môi nhợt nhạt
  •  Bé hay ốm vặt, mắc các bệnh về đường hô hấp nhiều lần khi tiết trời thay đổi
  • Trẻ ngủ không ngon giấc, hay giật mình, quấy khóc
  • Trẻ tăng cân chậm hoặc không tăng cân trong nhiều tháng liền

suy-dinh-duong-o-tre-em

Giải pháp cho bố mẹ khi trẻ bị suy dinh dưỡng

Nếu bé đang gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng, các mẹ cần:

  • Duy trì cho bé bú sữa mẹ càng lâu càng tốt
  • Cho trẻ ăn đủ bữa, từ 4 đến 6 tháng cần cân đối đủ bốn nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin khoáng chất
  • Bên cạnh đó cần cho trẻ vận động thường xuyên để tăng cường sức đề kháng và thể trạng
  • Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết
  • Tránh cho bé ăn dặm quá sớm

Một số biện pháp khác các mẹ cần lưu ý như:

  •         Điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… không lạm dụng kháng sinh mà chỉ dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ, đủ liều, đủ thời gian.
  •         Chăm sóc dinh duỡng tích cực trong thời gian trẻ bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau thời gian bệnh.
  •         Tiêm chủng đầy đủ đúng lịch.
  •         Xổ giun định kỳ mỗi 6 tháng cho trẻ trên 2 tuổi.

Những cách đề phòng suy dinh dưỡng cho trẻ

Để phòng tránh tình trạng bé suy dinh dưỡng, biếng ăn, chậm lớn mẹ cần lưu ý những điểm sau đây:

  •  Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và kéo dài 18-24 tháng, nếu mẹ không đủ sữa, lựa chọn loại sữa thay thế phù hợp.
  •   Dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ có thai và cho con bú, đảm bảo trẻ sinh ra đủ tháng, cân nặng và chiều dài đạt chuẩn.
  •  Tập cho trẻ ăn dặm khi được 6 tháng tuổi: Cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (bột đường, đạm, béo, rau trái cây), không kiêng khem.

suy-dinh-duong-o-tre-em

Vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Bảo vệ trẻ tránh các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giun sán…
  • Chọn lựa thực phẩm tươi mới, hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.
  • Nấu thức ăn chín kỹ.

Theo dõi biểu đồ tăng trưởng hàng tháng:

Nhằm phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng hoặc các nguy cơ nếu có và can thiệp sớm.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em là một vấn đề về sức khỏe khá phổ biến. Bạn hoàn toàn có thể giúp trẻ vượt qua trình trạng này bằng cách cung cấp cho trẻ một chế độ ăn hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng.

Xem thêm:

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!