Sữa mẹ màu vàng đậm, sữa mẹ màu vàng hay trắng thì nhiều dinh dưỡng hơn là những nỗi băn khoăn của nhiều mẹ trẻ mới sinh con. Bài viết dưới đây sẽ làm sáng tỏ những vấn đề trên để chị em hiểu rõ hơn.
Màu sắc của sữa mẹ theo từng giai đoạn
Sữa non: sữa mẹ có màu vàng
Sữa non (Colostrum) thường có màu vàng nhạt hoặc đậm giống như sữa ngô hay sữa ông thọ pha loãng, chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé, được cơ thể mẹ sản sinh ra trong vòng 48 giờ đầu sau sinh.
Lượng đạm trong sữa non gấp 10 lần so với sữa trưởng thành và gấp 20 lần so với các loại sữa khác. Không những vậy, sữa non còn chứa lượng lớn kháng thể tự nhiên như IgG, IgA, IgF,…có tác dụng tăng cường thể lực, bảo vệ đường tiêu hóa và tăng hệ miễn dịch của trẻ.
Sữa non vô cùng quan trọng vì nó chính là lớp bảo vệ đầu tiên cho trẻ sơ sinh ngay sau khi chào đời.
Sữa chuyển tiếp: sữa mẹ có màu trắng trong
Lượng sữa mẹ tiết ra sẽ nhiều hơn và bắt đầu tạo ra sữa chuyển tiếp sau vài ngày tiết sữa non.
Trong giai đoạn này, sữa mẹ có thể chuyển từ màu vàng sang màu trắng.
Sữa trưởng thành: Sữa mẹ có màu trắng trong và trắng đục
Sau khi sinh khoảng 2 tuần, sữa mẹ sẽ chuyển thành sữa trưởng thành và màu sắc cũng có sự thay đổi.
- Sữa đầu: là lượng sữa đầu tiên chảy ra trong mỗi lần cho bé bú, thường loãng, ít chất béo hơn, có màu trắng trong, có tác dụng xua tan cơn khát của bé.
- Sữa cuối: là lượng sữa mà khi các mẹ tiếp tục cho bé bú, có hàm lượng chất béo cao hơn, màu trắng đục, giúp bé no bụng và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Những màu sắc khác của sữa mẹ
Sữa mẹ không chỉ đơn thuần bao gồm 2 màu cơ bản là vàng và trắng mà còn có thể mang nhiều màu khác như sau:
- Màu xanh lá cây: sữa mẹ có thể có màu xanh lá khi các mẹ vừa dùng các loại thực phẩm có màu xanh đậm như rau xanh hoặc một số loại thảo mộc.
- Màu hồng, cam và đỏ: khi các mẹ ăn các loại thực phẩm có những màu hồng, cam, đỏ như củ dền, cà rốt, gấc, soda cam hay các đồ uống trái cây có các màu này thì sữa mẹ có thể mang màu sắc tương ứng.
- Sữa mẹ có màu nâu hoặc màu rỉ sét nếu như máu chảy vào ống dẫn sữa hoặc khi núm vú mẹ bị nứt. Tuy nhiên, đa phần tình trạng trên sẽ tự biến mất trong vài ngày và đừng vội hoảng sợ, ngừng cho con bú. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 1 tuần thì các mẹ nên đến khám bác sĩ để tư vấn sức khỏe.
- Sữa mẹ có màu đen thường có liên quan đến việc sử dụng kháng sinh Minocin (minocycline). Trong thời gian cho con bú, việc sử dụng kháng sinh minocin không được khuyến khích nên chị em cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào.
Sữa mẹ màu vàng hay trắng là tốt?
Nhìn chung, sữa mẹ loại nào cũng đều tốt vì nó được sản sinh ra theo nhu cầu và tình hình sức khỏe của bé, phụ thuộc vào mỗi giai đoạn khác nhau.
Tuy nhiên, sữa màu vàng đục sẽ có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn so với sữa màu trắng, cụ thể:
- Hàm lượng đạm của sữa màu vàng cao gấp 10 lần so với sữa màu trắng trong.
- Sữa có màu vàng đục có nhiều kháng thể, vitamin, khoáng chất và hàm lượng dinh dưỡng cao gấp nhiều lần các sữa khác.
- Các phân tử immunoglobulin trong sữa vàng có tác dụng tăng đề kháng, tiêu diệt vật thể lạ tấn công cơ thể còn yếu ớt của bé.
Những lưu ý để sữa mẹ nhiều và chất lượng tốt
Sữa non (sữa có màu vàng) thường có giá trị dinh dưỡng cao nhất nên các mẹ thường muốn duy trì nguồn sữa này. Tuy nhiên, dù sữa có màu gì thì cũng rất quan trọng với bé và nhiệm vụ của các mẹ phải đảm bảo được dòng sữa dồi dào và chất lượng nhất có thể.
Sau đây là một số lưu ý mà các mẹ cần biết để nguồn sữa được đảm bảo:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng sau sinh cân đối và lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất, trái bầu, rau chân vịt.
- Các mẹ có thể sử dụng thêm một số thực phẩm tăng nguồn sữa như rau chân vịt, sữa bò, gạo lứt, hạnh nhân, cá hồi, cà rốt, khoai lang, đu đủ xanh,..
- Duy trì lối sống lành mạnh, giữ tinh thần thoải mái.
- Nên cho bé bú sữa thật nhiều vì không những sự phát triển của bé được đảm bảo mà còn giúp kích thích nguồn sữa mẹ dồi dào hơn.
- Tránh xa bia rượu, thuốc lá và các thực phẩm gây mất sữa mẹ, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đồ đóng hộp và chế biến sẵn, cay nóng.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây mất sữa mẹ như bạc hà, tỏi ớt, dưa cà muối xổi, khổ qua, bắp cải, các loại măng, sô cô la, cà phê, mỳ tôm, đồ chiên rán chứa nhiều mỡ,…
Lời kết
Bài viết trên đã giải thích cho các mẹ tại sao sữa mẹ có màu vàng đậm, sữa mẹ màu vàng hay trắng tốt. Sữa mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nên chị em cần xây dựng chế độ dinh dưỡng, lối sống hợp lý để đảm bảo nguồn sữa một cách tốt nhất.
Xem thêm:
- Sữa mẹ màu gì mới tốt, thơm ngậy và bổ dưỡng cho bé?
- Mới sinh xong sữa mẹ có màu vàng đục, nâu hồng có nên cho con bú không?
- Sữa mẹ chuyển màu vàng có phải là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm?