5 Sự thật phũ phàng trong tình yêu mà cô gái nào cũng nên nhận ra

Sự thật phũ phàng trong tình yêu đôi lúc bị lãng quên khi bạn đắm chìm trong hạnh phúc. Khi độc thân, bạn sẽ dễ rơi vào suy nghĩ rằng mọi thứ sẽ hoàn hảo khi bạn tìm được “Mr. Right”. Phải thừa nhận rằng rất nhiều phụ nữ đã từng rơi vào “cái bẫy” suy nghĩ này. Có vẻ như chúng ta đều nghĩ rằng một mối quan hệ là mảnh ghép còn thiếu duy nhất của cuộc sống và một khi có nó, chúng ta sẽ có tất cả. Sau đó, có thể bạn gặp một anh chàng, bạn đồng ý hẹn hò, và tất cả đều hoàn hảo cho đến khi những rắc rối bắt đầu xuất hiện.

Vài điều về một mối quan hệ

Các mối quan hệ cần rất nhiều nỗ lực; không có một con đường tắt nào cả. Hai bạn có thể hoàn toàn hoàn hảo cho nhau, yêu nhau điên cuồng. Thậm chí, khi đã trở thành tri kỷ thì cũng vẫn cần nỗ lực để duy trì mối quan hệ. Khi bạn trong một mối quan hệ, và từ đó không còn chỉ mình bạn, mà là những 2 cá thể.

Lựa chọn, hành động, hành vi, giọng nói, tâm trạng của bạn, v.v ... đều ảnh hưởng đến người khác (và ngược lại). Một mối quan hệ như một quan hệ đối tác, và có một đối tác tuyệt vời có thể theo nhiều cách. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là có một người khác trong bức tranh quan trọng tổng thể. Và giống như bạn, anh ấy cũng có nhiều vấn đề, nỗi đau chưa được giải quyết từ quá khứ, vv

Khi một mối quan hệ bắt đầu trở nên nghiêm túc

Đôi khi nó có thể gây bối rối và áp lực khi tình yêu nghiêm túc hơn ban đầu. Bạn có thể tự hỏi bản thân liệu đây có phải là sai lầm, hay đúng đắn? Bạn có thể cảm thấy sai lầm bởi vì nó không “màu hồng” như bạn nghĩ. Tất cả các mối quan hệ sẽ đến lúc mà hai bạn cãi nhau, và đó là điều tốt. Khi xử lý đúng, nó sẽ khiến mối quan hệ của hai bạn trở nên bền vững hơn. Nhưng nếu xử lý không đúng cách, nó có thể gây ra tác hại không thể khắc phục (cho cả bạn và mối quan hệ).

Dưới đây là năm sự thật không mấy vui vẻ mà bạn phải đối mặt trong một mối quan hệ.

1. Cãi nhau là sự thật phũ phàng trong tình yêu phổ biến nhất

Chiến tranh lạnh, cãi nhau với người mình yêu là vô cùng đau đớn, nhưng điều đó không thể tránh khỏi và đôi khi là cần thiết. Thực tế những trận cãi nhau sẽ giúp hai bạn nhìn nhận lại mối quan hệ. Khi bắt đầu yêu, mọi người đều có những khoảnh khắc mà họ nghĩ: Wow, người này thật tuyệt vời. Anh ấy hiểu tôi và tôi cũng yêu anh ấy rất nhiều. Chúng tôi sẽ không bao giờ cãi nhau đâu. Có thể các cặp đôi khác “khẩu chiến”, nhưng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra với chúng tôi. Và bạn có thể thực sự tin điều đó.

Nhưng theo thời gian, chủ nghĩa lý tưởng này bị tan vỡ và bạn buộc phải đối mặt với sự thật phũ phàng trong tình yêu. Điều quan trọng là phải nhận ra rằng ngay cả cặp đôi hoà hợp nhất đôi khi cũng bất đồng ý kiến và quan điểm. Và những bất đồng này có thể trở thành một cuộc cãi vả.

Xử lý vấn đề cãi nhau

Không nên đặt mục tiêu là không bao giờ cãi nhau; mà nên là cãi nhau mang tính xây dựng và hiểu nhau hơn. Học cách cãi nhau theo cách mang lại giải pháp hơn là mạt sát và chia tay. Một cuộc cãi vã không nên bao gồm la hét, đóng sầm cửa và xúc phạm lẫn nhau.

Rất khó để giải quyết vấn để khi cả hai đang nóng giận. Vì vậy một trong những mẹo khi cãi vã là ngừng và chỉ nên thảo luận trở lại khi cả hai nguôi giận. Bất cứ khi nào có xung đột, cả hai nên nhắc nhở nhau rằng chúng ta là một đội, và nên cùng nhau giải quyết vấn đề thay vì cứ chống lại nhau.

2. Sự thật là đôi khi bạn phải chủ động nói lời xin lỗi

Đây là sự thật phũ phàng trong tình yêu kế tiếp điều ở trên. Bạn và anh ấy ở cùng một đội và cả hai tranh cãi vì cùng một kết quả. Và kết quả đó là có một mối quan hệ lành mạnh, hạnh phúc, yêu thương. Khi bạn biến mình thành nạn nhân và anh ấy là tội đồ thì lúc này cả hai không còn chung chí tuyến nữa. Lúc này, bạn đang cố gắng chứng minh rằng bạn đúng và người kia sai. Điều này đặt anh ấy vào thế phòng thủ, và anh ấy sẽ phản công lại và mọi chuyện chỉ tệ hơn thôi.

Có thể bạn đúng và muốn giành chiến thắng trong cuộc tranh luận. Nhưng nếu cuối cùng cả hai làm tổn thương nhau, thì cả hai đều là kẻ thua cuộc.

Đôi khi, bạn chỉ cần cho qua và nói lời xin lỗi. Có lẽ bạn nghĩ rằng anh ấy không hợp lý và có lý khi cảm thấy bạn là người sai. Và có lẽ bạn đúng, nhưng không quan trọng ai đúng. Điều quan trọng hơn là người bạn yêu bị tổn thương, và bạn có thể xin lỗi vì đã làm tổn thương anh ấy ngay cả khi bạn không hoàn toàn chưa hiểu cuộc cãi vã này là gì.

Gợi ý cách giải quyết sự thật phũ phàng trong tình yêu này

Nếu anh ấy làm điều gì tổn thương bạn, hãy cố gắng thể hiện điều đó theo cách khiến anh ấy hiểu cảm xúc bạn, chứ không phải bạn đang tấn công. Điều này sẽ giúp cải thiện mối quan hệ đi xa hơi, kết nối hơn và tôn trọng quan điểm của nhau hơn.

Thỉnh thoảng anh ấy sẽ làm điều gì đó làm tổn thương bạn, và bạn sẽ nghĩ rằng anh ấy hoàn toàn sai. Ngược lại, anh ấy lại nghĩ rằng bạn đã sai khi buồn. Những hành vi sai trái rõ ràng như ngoại tình không được bàn tới. Nhưng nếu bạn đã có một ngày tồi tệ và muốn dành thời gian một mình với người yêu, nhưng chàng đã có kế hoạch và không muốn hủy bỏ. Lúc này, theo cơ chế tự nhiên, bạn có thể cảm thấy anh ấy nên ưu tiên và hủy bỏ những kế hoạch. Không quan trọng vấn đề ai đúng và ai sai, và trong thực tế, cả hai người thường là một chút của cả hai. Cố gắng để chứng minh mình đúng không mang lại kết quả.

3. Trách móc nhau là một sự thật phũ phàng trong tình yêu

Cằn nhằn, trách móc lẫn nhau là nguyên nhân giết chết một mối quan hệ phổ biến nhất. Khi một mối quan hệ đi xa hơn, những tổn thương nho nhỏ gây ra cho nhau có thể tích luỹ dần. Như lần đó anh ấy huỷ buổi hẹn để đi chơi với bạn bè; lần khác anh quên những kế hoạch quan trọng,…

Cho dù mối quan hệ của bạn đang tốt, xấu hay sắp “bùng cháy” thì những gì bạn hành động với những tổn thương đó cũng là nguyên do. Trong một mối quan hệ, đôi khi bạn sẽ bị tổn thương, ngay cả khi bạn có được anh người yêu ngọt ngào và đáng yêu nhất thế giới. Anh ấy đôi khi vô cảm hoặc vô ý gây tổn thương. Đôi khi bạn sẽ tự mình giải quyết cảm xúc; hay đôi khi một lời xin lỗi là cần thiết (đặc biệt khi bạn phản ứng hơi thái quá) và có lúc sẽ cần một cuộc nói chuyện nghiêm túc về mối quan hệ.

Nếu bạn không đối phó với nỗi đau của mình đúng cách, nó sẽ tích tụ trong bạn và biến thành sự phẫn nộ. Một khi những hạt giống của sự oán hận đã được gieo, mọi điều nhỏ nhặt đều khiến chúng trở nên tệ hơn. Càng nhiều phẫn nộ, mối quan hệ càng rơi vào trạng thái nguy hiểm.

Những điều nên làm để xử lý sự thật phũ phàng trong tình yêu này

Bạn có thể âm thầm “trả thù” anh ấy. Và điều này sẽ khiến anh ta cảm thấy bực bội rồi lại khiến bạn cảm thấy phẫn nộ hơn. Đây là một chu kỳ lẫn quẫn, và mọi thứ trở nên rất phức tạp rất nhanh.

Đôi khi bạn sẽ vô cùng đau lòng. Ngay cả khi anh ấy xin lỗi một cách chân thành, đáng yêu nhất, bạn vẫn không thể tha thứ và quên được. Bạn có thể đánh giá cao lời xin lỗi và chấp nhận nó, nhưng trong tâm trí thì vẫn nhớ. Vì vậy, nó vẫn còn đó, vẫn ở bên bạn, và lần tới khi có vấn đề xảy ra, bạn sẽ sử dụng nó như một viên đạn chống lại anh ấy.

Khi bạn bị tổn thương, bạn phải đối mặt với một lựa chọn: giữ lấy nó và bị tổn thương, hoặc tha thứ. Có thể một phần trong bạn tin rằng anh ấy không xứng đáng được tha thứ, có thể bạn không nghĩ rằng anh ấy xứng đáng nhận được tình yêu và tình cảm trọn vẹn của bạn, có thể bạn vẫn còn đau. Điều đó đôi khi sẽ xảy ra, nhưng cần nhận ra rằng việc nắm giữ những cảm giác tồi tệ này không giúp ích gì cho bạn hoặc mối quan hệ.

Nó khiến bạn mắc kẹt ở một nơi tiêu cực thay vì tiến về phía trước. Ngay cả khi không hoàn toàn tha thứ cho anh ấy, thì hãy lựa chọn bỏ qua. Cải thiện mọi thứ trong tương lai sẽ tốt hơn nhiều khi tức giận vì những gì đã xảy ra trong quá khứ.

4. Sự thật phũ phàng là tình yêu có rất nhiều chông gai, thử thách

Một mối quan hệ giống như một cái cây; cần sự chăm sóc thích hợp, phù hợp hoặc sẽ khô héo và chết. Và đôi khi để làm được điều đó thì thực sự khá khó khăn. Sẽ có những lúc bạn có thể dường như chẳng giao tiếp với nhau, có những lúc bạn cảm thấy bị ngắt kết nối và tức giận. Có những lúc bạn bắt đầu đặt câu hỏi về mọi thứ.

Những khoảng thời gian này sẽ nhanh chóng qua đi nếu bạn biết xử lý đúng cách. Điều này bao gồm giải phóng sự phẫn nộ từ những cuộc cãi vã trong quá khứ, từ bỏ cái tôi và nhận ra rằng một số vấn đề đôi khi không thể giải quyết triệt để.

Phân tích vấn đề này 

Hai người đến với nhau để chia sẻ một cuộc sống. Tuy nhiên, đừng quên chúng ta đã từng có cuộc sống riêng biệt. Họ có những sở thích, nhu cầu, quan điểm khác nhau và có nhiều cách để giải quyết vấn đề. Đôi khi hai người sẽ rất hợp nhau và sẽ có cùng quan điểm về nơi sống, tiêu tiền vào việc gì, v.v ... Đối với các cặp vợ chồng khác, sẽ mất thêm một chút nỗ lực để thu hẹp khoảng cách khác biệt.

Các khía cạnh đầy thách thức của một mối quan hệ lắng xuống khi cả hai người học được tầm quan trọng của việc thỏa hiệp và học cách nhìn thế giới quan của nhau. Bạn có thể không bao giờ theo được quan điểm của anh ấy. Nhưng có thể cố gắng hiểu và chấp nhận nó. Đây là điều tạo nên một sự gắn kết, khi cả hai người cùng đối mặt với thử thách thay vì từ hai phía đối diện nhau.

5. Sự thật phũ phàng trong tình yêu nhất là đôi khi bạn là người gây rắc rối

Đây có thể là sự thật phũ phàng trong tình yêu khó nhận ra nhất. Không ai muốn mình là nguyên nhân của vấn đề. Dễ dàng đổ lỗi cho người khác hơn là thừa nhận đó là do bạn và giải quyết chúng. Bởi vì xử lý vấn đề đòi hỏi sự chăm chỉ. Nếu bạn đổ lỗi cho bạn trai vì đã khiến bạn cảm thấy bất an. Ngay từ giây phút ấy, bạn đã trở nên thiếu tự tin và bất an, và sau đó tìm cách đổ lỗi cho điều gì đó anh ấy nói hay làm.

Tất cả chúng ta đều có một mức độ chịu đựng nhất định. Và hấu hết chúng ta sẽ có xu hướng hơi làm quá vì tình yêu chạm đến những phần sâu nhất, hiếm khi được tiếp cận nhất của chúng ta. Đôi khi điều này có thể đẹp và hưng phấn và những lần khác nó có thể rất đau đớn vì nó mang lại cảm giác và vấn đề mà chúng ta không muốn giải quyết. Và thay vì đối phó, chúng ta lại đổ lỗi cho anh chàng người yêu.

Nên làm gì trong tình huống này?

Chúng tôi không nói rằng anh ấy không bao giờ có lỗi; đôi khi anh ta có thể vô cảm hoặc làm bạn tổn thương (hy vọng là vô ý). Điểm quan trọng là cố gắng xác định vấn đề thực sự đến từ đâu. Tại bạn hay do anh ấy? Là anh ấy thực sự không làm cho bạn cảm thấy an toàn trong mối quan hệ hoặc bạn có một số vấn đề cá nhân chưa giải quyết được? Anh ấy thực sự không làm cho bạn cảm thấy được yêu, hay bạn không yêu chính mình? Và hậu quả là tình cảm anh ấy không thể tiếp cận được bạn.

Bước đầu tiên để có một mối quan hệ lành mạnh là luôn nỗ lực để hoàn thiện bản thân. Điều này có nghĩa là thành thật với chính mình, hiểu bạn là ai và muốn trở thành người như thế nào. Và mạnh mẽ đối phó với bất cứ điều gì đang cản trở điều đó. Anh ấy có thể là bạn đồng hành giúp bạn đạt được điều đó. Nhưng bạn phải là người làm điều đó. Chỉ có bạn là người kiểm soát hạnh phúc tình cảm của bản thân.

Mối quan hệ đôi khi có thể khó khăn, và những sự thật phũ phàng trong tình yêu thì không dễ dàng gì. Nhưng với đúng người và phù hợp, tất cả đều đáng giá. Một mối quan hệ lành mạnh, yêu thương có thể nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp bạn trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân. Con đường đó không phải lúc nào cũng suôn sẻ, nhưng thành quả đạt được thì sẽ rất tuyệt vời.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu