Giải đáp sốt xuất huyết có được tắm gội không và những lưu ý đặc biệt khi trị bệnh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sốt xuất huyết có được tắm gội không thường được quan tâm rất nhiều vì tâm lý lo sợ việc tắm gội dễ ảnh hưởng và khiến bệnh trở nặng hơn. Người bị bệnh sốt xuất huyết thường chăm sóc cơ thể bên ngoài rất kỹ vì lo ngại tác động đến các nốt xuất huyết. Tuy vậy, kiêng cữ quá mức như bỏ tắm cũng không tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết.

Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là căn bệnh phổ biến ở những nơi có khí hậu nhiệt đới, nóng bức. Đây là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi siêu virus Dengue ở muỗi vằn. Tháng 3-4 và tháng 7-11 hàng năm là thời điểm dễ bùng dịch sốt xuất huyết. Khi bị nhiễm bệnh thì 3-4 ngày sau mới biểu hiện các triệu chứng cụ thể. Người bệnh thường cảm thấy đau đầu, đau cơ, nhức mỏi mắt, buồn nôn, nổi ban đỏ và sốt cao 39-40 độ C.

Các giai đoạn phát triển của bệnh

Sốt xuất huyết thường có 3 giai đoạn phát triển của bệnh mà bệnh nhân cần để ý theo dõi để kịp thời có các biện pháp điều trị phù hợp.

Giai đoạn cơ thể ủ bệnh

Thời gian vi rút ủ bệnh trong cơ thể có thể kéo dài từ 3-7 ngày tùy thể trạng mỗi người. Phụ thuộc cơ địa và hệ miễn dịch mà thời gian phát triệu chứng có thể kéo dài nhanh hay mau.

Giai đoạn biểu hiện triệu chứng

Đây là giai đoạn mà bệnh nhân bắt đầu bộc phát các triệu chứng tương tự bệnh cảm cúm thông thường. Người bệnh có thể thấy đau đầu, đau họng, mỏi cơ và sốt. Do vậy, phần lớn mọi người không nhận ra mình bị sốt xuất huyết và tự mua thuốc hạ sốt để điều trị. Tuy nhiên, nếu cơ thể sốt cao liên tục từ 39-40 độ C không dứt thì nên theo dõi cẩn thận.

Giai đoạn nguy hiểm

Ở giai đoạn này, bệnh tình thường được cho là nghiêm trọng và cần có sự can thiệp y tế. Bệnh nhân thường không còn sốt cao nhưng hệ miễn dịch đã bị suy giảm rất nhiều. Lúc này, lượng bạch cầu và tiểu cầu trong cơ thể xuống thấp bất thường. Khi nghi ngờ bản thân có dấu hiệu bị sốt xuất huyết thì nên lập tức kiểm tra và thăm khám ở các bệnh viện và trung tâm y tế.

Giai đoạn hồi phục

Sau khi nhận được sự điều trị và chăm sóc phù hợp thì bệnh nhân sẽ tiến đến giai đoạn có những sự hồi phục tích cực về sức khỏe. Lúc đó, nhịp tim và huyết động trong cơ thể được ổn định nên bệnh nhân sẽ đi tiểu nhiều, hay có cảm giác thèm ăn và khát nước. Thông thường, thời gian điều trị trung bình của bệnh nhân sốt xuất huyết là từ 7-10 ngày.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sốt xuất huyết có được tắm gội không?

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em và người lớn đều có những biểu hiện tương tự nhau như sốt cao, xuất hiện các đốm xuất huyết dưới da và bị hạ tiểu cầu. Hầu hết mọi người khi bị sốt xuất huyết đều kiêng kỵ không dám tắm rửa. Nếu khó chịu quá thì cũng dùng khăn lau người chứ không dám đụng vào nước.

Theo các bác sĩ, khi bị sốt xuất huyết bạn hoàn toàn có thể tắm rửa như bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình tắm rửa bạn cũng cần lưu ý các nguyên tắc dưới đây.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lưu ý tắm gội khi bị sốt xuất huyết

  • Kỳ cọ cơ thể nhẹ nhàng bằng khăn mềm. Tránh chà sát quá mạnh có thể gây chảy máu dưới da rất nguy hiểm. Xuất huyết thường xuất hiện ở hai cẳng chân, bụng, đùi, mặt trong 2 cánh tay...
  • Tắm ở nhiệt độ vừa phải, không quá nóng. Đặc biệt tránh tắm nước lạnh vì có thể gây co mạch máu ngoài da, giãn mạch nội tạng.
  • Hạn chế tắm hoặc ngâm mình trong nước quá lâu. Nếu gội đầu thì cần lau và sấy khô ngay.

Nếu trẻ nhỏ bị sốt xuất huyết thì nên kiêng tắm hoàn toàn mà chỉ lau nhẹ người bằng khăn sạch vì trẻ con có sức đề kháng yếu và làn da non nớt. Ngoài ra, để biết chắc chắn có nên tắm không thì bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ điều trị. Tùy tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà biết được sốt xuất huyết có được tắm gội không.

Những lưu ý đặc biệt khi chăm sóc người bị sốt xuất huyết

Ngoài việc tắm rửa, bệnh nhân bị sốt xuất huyết cũng cần có chế độ chăm sóc đặc biệt để mau hồi phục sức khỏe.

  • Chú ý đo thân nhiệt mỗi ngày để theo dõi tình trạng bệnh nếu có diễn tiến bất thường
  • Thường xuyên dùng khăn mát để lau người. Nếu tình trạng sốt cao không dứt thì có thể đắp khăn mát lên trán và vùng nách, bẹn để hạ sốt.
  • Mặc quần áo làm bằng chất liệu cotton mềm mại, thoáng mát, thoải mái
  • Không tự ý dùng các loại thuốc như Aspirin hoặc Ibuprofen để tự điều trị vì các loại thuốc này có nguy cơ gây xuất huyết hệ tiêu hóa nghiêm trọng. Chỉ nên dùng Paracetamol theo chỉ định từ các bác sĩ
  • Chú ý bổ sung nước Oresol để bù điện giải và uống thật nhiều nước mỗi ngày
  • Chỉ sử dụng các loại thuốc hạ sốt trong trường hợp sốt cao trên 38.5 độ. Mỗi lần uống thuốc cũng phải cách nhau 4-6 tiếng.

Vậy là bạn đã giải đáp được thắc mắc sốt xuất huyết có được tắm gội không. Chỉ cần nắm rõ các nguyên tắc và có cách chăm sóc phù hợp thì vẫn có thể tắm rửa được.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Theo