Mùa Tết sắp tới cũng đồng nghĩa với việc nhiều dịch bệnh ở trẻ em xuất hiện. Trong đó, sốt phát ban ở trẻ em là bệnh thường gặp nhất. Đặc biệt, nếu mẹ chăm sóc sai cách và không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho con.
Vậy thì mẹ hãy tìm hiểu ngay những thông tin liên quan đến bệnh sốt phát ban ở trẻ được tư vấn bởi Bác sĩ Nguyễn Hùng Tiến – Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng dưới đây. Nôi dung bác sĩ chia sẻ trong bài viết gồm có các triệu chứng của bệnh biểu hiện như thế nào, gợi ý mẹ cách chăm sóc con đúng chuẩn giúp mau khỏi bệnh và khi nào mẹ nên đưa con đi khám.
Một số biểu hiện của bệnh sốt phát ban ở trẻ mẹ cần nắm rõ
Bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ là do một số loại virus sởi, virus Rubella (bệnh sởi Đức) hoặc virus đường ruột ECHO gây ra. Biểu hiện của bệnh sốt phát ban mà mẹ có thể nhận thấy rõ gồm có:
- Trước khi sốt phát ban trẻ thường quấy khóc và sau đó là sốt. Trong đó, mỗi nguyên nhân nhân sốt phát ban thì triệu chứng lại khác nhau. Nếu con sốt phát ban do sởi thì sốt cao kèm theo ho, chảy nước mũi và mắt đỏ. Còn khi trẻ sốt phát ban do rubella thì biểu hiện sốt nhẹ hay không sốt.
- Trong quá trình sốt phát ban thì trẻ hạ sốt và ban bắt đầu nổi. Trẻ sẽ có một số biểu hiện như tiêu chảy, phân hơi lỏng. Những nốt phát ban xuất hiện ở cổ, xuống ngực, bụng và các chi với các bọc nước màu đỏ, số lượng từ vài chục đến hàng trăm. Khi mẹ chăm sóc và có phương pháp điều trị kịp thời thì nốt ban thường xuất hiện trung bình từ 3-5 ngày.
- Sau sốt phát ban ở trẻ sẽ không để lại vết thâm nếu các mẹ chăm sóc con thật kỹ (trừ bệnh sởi). Nếu bé bị nhiễm khuẩn trong quá trình sốt phát ban thì có thể hình thành vết lở loét và gây nên sẹo.
Về cơ bản bệnh sốt phát ban ở trẻ không để lại biến chứng nguy hiểm. Nhưng nếu mẹ lơ là và chủ quan trong việc điều trị thì có thể gây viêm phổi, viêm tai giữa, đi ngoài ra máu hay viêm não.
Mẹ chăm sóc con sốt phát ban tại nhà như thế nào con mau lành bệnh?
Sốt phát ban ở trẻ nếu không có biểu hiện bất thường thì mẹ có thể chăm sóc con tại nhà. Mẹ cần phải theo dõi nhiệ độ và hạ sốt cho trẻ khi cần thiết. Các mẹ chú ý nới lỏng trang phục cho con và chườm ấm cho trẻ không quá 10 phút/giờ.
Nên cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt hay đặt viên thuốc hạ nhiệt vào hậu môn. Nếu con vẫn sốt thì mẹ có thể cho con uống paracetamol liều 10mg – 15/1kg/lần. Mẹ nhớ cách 6 tiếng mới cho con uống lại paracetamol.
Mẹ cũng cần bù điện giải, nước cho trẻ. Nước trái cây, súp hay oresol là những loại nước tốt nhất mà mẹ có thể gợi ý. Mẹ cũng cần cách ly để trẻ tránh nhiễm khuẩn hay lây nhiễm cho các trẻ khác.
Khi mẹ đã cho con uống bù điện giải và hạ sốt thì cần theo dõi trẻ kỹ hơn nữa để có thể xử lý kịp thời biến chứng. Nếu tình hình bệnh sốt phát ban chuyển biến xấu thì mẹ nên đưa con đến ngay trung tâm y tế gần nhất.
Khi nào mẹ cần đưa con đi khám tại bệnh viện?
Nếu trẻ sốt phát ban kèm theo một số triệu chứng dưới đây thì cần đưa con đến bệnh viện hay phòng khám uy tín gần đó.
- Trẻ vẫn sốt và mẹ không thể nào kiểm soát được thân nhiệt của con dù đã dùng thuốc hạ sốt.
- Con sốt cao trên 39 độ C.
- Tình trạng phát ban không có chuyển biến tốt sau 3 ngày.
- Trẻ có hệ miễn dịch cực yếu.
- Trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
- Bố mẹ nghi ngờ trẻ bị mất nước do tiêu chảy.
Khi đi khám thì bác sĩ sẽ hỏi về tiền bệnh sử của trẻ. Tiếp theo, con sẽ được lấy máu xét nghiệm rồi sẽ đưa ra một số chỉ định như uống thuốc hạ sốt, thuốc bù điện giải. Nếu bé có biểu hiện nặng hơn thì cần có các chỉ định liều cao hơn.
Tạm kết
Vậy là các mẹ đã hiểu rõ hơn về bệnh lý sốt phát ban ở trẻ được chi sẻ bởi bác sĩ Hùng Tiến rồi đúng không nào. Hãy chăm sóc con đúng cách và có phương pháp điều trị kịp thời để con máu khỏi bệnh.
Nguồn: Vinmec.com
Xem thêm:
-
Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh khác biệt như thế nào với bệnh sởi?
-
Sốt phát ban ở trẻ điều trị thế nào tại nhà? Khi nào nên đưa bé đi cấp cứu?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!