Quan niệm "Sợ vợ sống lâu" mọi người hay kháo nhau đúng hay sai?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sợ vợ sống lâu không biết từ lúc nào đã thành một câu cửa miệng vừa có phần bông đùa vừa thể hiện chính quan điểm người nói. Quan niệm này đúng hay sai ở xã hội hiện đại?

Quan niệm “Sợ vợ sống lâu” có đúng không?

Không biết từ lúc nào trong dân gian ta có câu vè: “Kính vợ đắc thọ, sợ vợ sống lâu, để vợ lên đầu trường sinh bất lão”. Câu nói này phổ biến đến mức trở thành câu nói cửa miệng và lời khuyên cuộc sống cho nhiều người.

Ngoài ý trêu đùa thì khá nhiều trường hợp người dùng câu “Sợ vợ sống lâu” mang hàm ý tiêu cực. Đối với phái nam thì sẽ mang ý hiềm khích, dè biểu một người khi thấy anh ấy giúp, thương hay nể vợ. Phần nhiều trường hợp có lẽ rơi vào những trường hợp sau:

  • Chồng để vợ quản lý hết tài chính và chi tiêu trong nhà
  • Người vợ làm lãnh đạo, lo toang việc điều hành công ty, nhìn chung là “chức lớn” hơn chồng nếu cả hai mở công ty chung
  • Sẵn sàng giúp, đỡ đần vợ mỗi khi người bạn đời cần
  • Chạy về ngay với vợ khi cần thiết, đặc biệt trong những lúc đang đi chơi với hội bạn
  • Thật sự “sợ” vợ vì cô ấy hơi dữ dằn
  • Và nhiều trường hợp khác

Hơn thế nữa, phái nữ cũng kháo nhau phải dạy và rèn luyện chồng rằng “Kính vợ đắc thọ, sợ vợ sống lâu, để vợ lên đầu trường sinh bất lão”. Thật sự! Chồng là một người bạn đời, không phải là đấng sinh thành hay con cái của người phụ nữ, do đó nếu hiểu quan niệm theo hướng này sẽ hơi sai lệch. Về lâu dài ảnh hưởng đến hạnh phúc hôn nhân.

Hãy nhìn nhận khái niệm “Sợ vợ sống lâu” theo hướng tích cực

Trong một bài phỏng vấn, diễn viên Đức Thịnh có chia sẻ “Thỉnh thoảng, tôi bị trêu sau lưng là “sợ vợ”. Tôi không hiểu vì sao họ nói vậy, nhưng đúng là tôi... sợ thật. Người ta bảo sợ vợ để sống lâu, tôi thấy câu này đúng. Tính tôi không hợp làm lãnh đạo, cũng không thích quát tháo, la lối người khác. Mọi người đặt cho tôi biệt danh là "đạo diễn hiền nhất Việt Nam" chắc cũng vì lý do này.”

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ờ trường hợp này, sọ vợ sống lâu được diễn viên Đức Thịnh khéo léo nói rằng anh “nể” người bạn đời của mình. Đồng thời, anh cũng hiểu được thế mạnh, thế yếu của cả hai, từ đó bổ sung và hỗ trợ nhau để đi đến thành công.

Về phía người vợ, nếu chồng vì thương, vì nể mình là chịu điều tiếng “Sợ vợ sống lâu” thì cũng nên bảo vệ anh ấy. Hãy đáp lại với những đang trêu đùa với hàm ý tiêu cực rằng bạn trân quý sự hy sinh và giúp đỡ của anh ấy trong cuộc sống như thế nào. Có thể nó sẽ không xua tan hay thay đổi suy nghĩ của một hay nhiều cá nhân, nhưng nó sẽ giúp anh ấy hiểu được suy nghĩ tôn trọng anh ấy từ bạn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

“Sợ” ở đây đúng nghĩa là “yêu”, chứ không phải sợ hãi và bị đàn áp. Thực chất là tôn trọng ý kiến của người bạn đời, nhận ra những ý kiến đó hợp lý để giúp bảo vệ sức khỏe, cuộc sống và hạnh phúc gia đình.

Đây là một hướng nhìn tích cực và đáng được phát huy khi nói về sợ vợ sống lâu.

Lợi ích của việc “Sợ vợ sống lâu” khi được hiểu và áp dụng theo hướng tích cực

Nếu cả hai hiểu và nhìn nhận quan niệm này ở góc nhìn tích cực, đó là sự bổ trợ hỗ trợ của người chồng dành cho người vợ thì cuộc sống; hoặc vợ đang muốn và hy vọng chồng có một cuộc sống lành mạnh hơn thì đời sống vợ chồng sẽ có những lợi ích sau:

  • Chồng thay đổi được nhiều thói quen xấu thường thấy ở gánh mày râu như hút thuốc, uống rượu,…
  • Gia đình thuận hoà vì cả hai biết hỗ trợ cho nhau
  • Góp phần vào công cuộc cải tổ cách nhìn “trọng nam khinh nữ” trong xã hội

Đúng hay sai ở đây phần nhiều có lẽ sẽ phụ thuộc vào mục đích, quan niệm và hàm ý của người nói. Nhưng có lẽ, chúng ta chỉ nên được hiểu và dừng lại ở việc nói vui hằng ngày. Đừng nên đánh đồng và đánh trao khái niệm “thương và nể vợ” thành “sợ vợ”.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu