Sơ cấp cứu các tai nạn cho bé
Sơ cấp cứu khi bé bị các vật sắc nhọn đâm
Những đồ vật, dụng cụ gia dụng hàng ngày như: dao, kéo, đinh,…rất có thể là “thủ phạm” gây ra tai nạn cho các bé.
Khi thấy bé gặp phải tai nạn này, cha mẹ tuyệt đối không tìm mọi cách để lấy vật sắc nhọn đã cắm sâu ra khỏi vết thương. Trước tiên hãy rửa sạch và sát trùng vết thương cho bé bằng oxy già hoặc nước muối, và băng cố định dị vật tại chỗ bằng khăn xô đủ chặt để cầm máu. Nếu vết thương rất sâu và chảy nhiều máu, sau khi sơ cấp cứu phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Đặc biệt, khi các vật gây thương tích có dính bùn đất, hoặc gỉ sét có thể gây uốn ván và các nhiễm trùng nặng khác, nên đưa bé đi tiêm phòng.
Khi trẻ bị dập ngón tay, ngón chân
Trong các chấn thương ở bé, dập ngón tay/ngón chân là dạng khá phổ biến. Bé vô tình dập cửa vào ngón tay hoặc bị các vật nặng (như cuốn sách, đồ gỗ, dụng cụ gia đình, đồ chơi lớn…) rơi xuống bàn chân. Người lớn có thể thực hiện một số động tác sơ cứu đơn giản mà hiệu quả như sau:
– Nâng cao vùng bị tổn thương để giảm đau và phù nề
Đây là việc quan trọng nhất cần làm trong vòng 48 tiếng đầu. Ngay sau khi phát hiện bé bị dập ngón tay (ngón chân), hãy đặt bé ngồi trên ghế hay ngồi lòng mẹ.
Dùng chăn (hoặc gối) kê cao bàn tay (hoặc bàn chân) bị thương của bé. Những giờ sau đó, thường xuyên cho bé ngồi (hoặc nằm) ở tư thế bàn tay (bàn chân) bị thương cao hơn tầm trái tim.
– Chườm đá
Dùng túi nylon đựng đá lạnh (hoặc một túi rau quả đông lạnh sạch, có sẵn trong ngăn đá) chườm lên vùng tổn thương. Bọc túi đá lạnh trong một chiếc khăn bông mỏng. Giữ túi chườm trên vùng tổn thương trong vòng 20 phút. Thực hiện điều này đều đặn mỗi 1-2 tiếng trong vòng 24 tiếng đầu; sau đó, làm 3-4 lần trong ngày thứ 2.
Nếu không có túi chườm, có thể đổ nước vào một bát to, thêm vào đó một ít đá lạnh rồi nhúng toàn bộ bàn tay (bàn chân) bé vào ngâm. Bé có thể cảm thấy khó chịu ở thời điểm hiện tại, nhưng phương pháp này về lâu dài sẽ giúp giảm phù nề và giảm đau rất hiệu quả.
– Giảm đau
Dập ngón tay/ngón chân khiến bé hết sức đau đớn. Đó là do khu vực này tập trung rất nhiều đầu mút dây thần kinh và các cơ quan cảm thụ. Cho bé uống thuốc giảm đau (paracetamol, ibuprofen) theo đúng chỉ dẫn. Thuốc không những giúp bé bớt đau mà còn làm giảm tình trạng viêm.
Nghe nhạc (hoặc xem bộ phim hoạt hình) yêu thích cũng giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Với những bé đã lớn, việc tập trung ý nghĩ, hít thở sâu và đều cũng giúp cải thiện tình hình.
– Kiểm tra dấu hiệu gãy xương
- Gãy xương nhỏ ( xương cẳng chân, cẳng tay, bàn và ngón chân, tay. ) : điều trị ngoại trú, sau khi được băng bột, trẻ dùng thuốc và bất động hay giảm vận động theo đơn hướng dẫn của bác sĩ.
- Gãy xương lớn như xương chậu, cột sống, xương đùi là tình trạng rất nằng phải gọi cấp cứu 115 ngay. Nhưng lưu ý sơ cứu bằng các nẹp cố định tránh di lệch đàu xương gãy và chỉ được di chuyển nạn nhân trên băng ca.
Trước khi đi khám bác sĩ, hãy theo dõi bé trong vòng vài giờ đồng hồ tại nhà.
Chấn thương sọ não:
Chấn thương này thường xảy ra khi bé leo trèo bị ngã hoặc ngã cầu thang. Nếu trẻ ngã đập đầu, bất tỉnh, có thể nghi ngờ là chấn thương não, phải đưa trẻ đi cấp cứu càng nhanh càng tốt. Nếu trẻ ngã nhưng vẫn còn tỉnh, không bị chảy máu thì cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bé trong vòng 4-6 tiếng đồng hồ, nếu có ói mửa, nhức đầu, lơ mơ thì cần đưa đi cấp cứu ngay lập tức.
Xử lý vết thương phần mềm hở và kín
Vết thương phần mềm hở :
* Trầy xước, giập da : rửa vết tương bằng nước muối, lấy hết chất bẩn trong vết thương ra. Bôi thuốc kháng sinh như Polysporin, Eury – nghệ ,,,và băng lại. Thay băng mỗi ngày một lần. Khi thấy vết thương khô thì không bôi thuốc kháng sinh nữa mà bôi dầu Inoca (dầu mù u ) cho mau lành.
Lưu ý đối với các vết thương hở : phải tiêm phòng uốn ván nếu ( sẽ được miễn dịch trong 5 năm ) . Dùng thuốc kháng sinh theo đơn bác sĩ.
Nếu sau một hai ngày ( dù đã dùng kháng sinh) mà vết thương vẫn xưng đau nhiều chảy dịch hoặc căng phồng, cần đến khám lại, để bác sĩ cho thuốc kháng sinh mạnh hơn, hay phù hợp hơn. Đề phòng sẹo xấu : sau 1 tuần bôi madecasone hoặc contratubex ( khi vết thương đã lành)
Sưng u, bầm tím, tụ máu phần mềm dưới da :
Tại nơi bị sưng, bầm đắp lên một nhúm muối bột ướt, rồi chườm lạnh bằng túi chườm hoặc bao nước đá. Sau đó bôi và uống mật gấu theo hướng dẫn của BS.