Sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ thường sinh vào tuần bao nhiêu là an toàn?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ với các trường hợp bắt buộc thường được sinh ở tuần thứ 39 nhằm giảm các nguy cơ đối với thai nhi. Mẹ nên nắm vững các bước sau để quá trình sinh mổ chủ động diễn ra thuận lợi hơn.

Sinh mổ thường sinh vào tuần bao nhiêu?

Khác với phưng pháp sinh thường, sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ thường chỉ được áp dụng với các mẹ được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp bắt buộc. Chẳng hạn như người mẹ có khung chậu bất thường, đường ra của thai nhi bị cản trở, người mẹ đã từng sinh mổ trước đó, ...

Ngày giờ sinh mổ do đó mà có thể được lên kế hoạch từ trước, tùy vào hướng dẫn và tư vấn của bác sĩ, khi các biến chứng khi mang thai trở nên rõ ràng hơn ngay trước khi mẹ chuyển dạ,

Mổ lấy thai chủ động càng sớm thì nguy cơ suy hô hấp, chậm hấp thu dịch phổi càng cao. Nếu mổ lấy thai khi thai 39 tuần hoặc trên thì nguy cơ mắc suy hô hấp, chậm hấp thu dịch phổi ít nhất.

Vì vậy nếu có chỉ định mổ chủ động tốt nhất nên chờ đến sau 39 tuần.

Sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ và các biến chứng mẹ cần biết

Mặc dù sinh mổ chủ động (vì lý do bắt buộc) có thể ít đau hơn so với sinh thường nhưng mẹ vẫn cần lưu ý vì một số nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra như:

  • Dễ bị sót dịch trong đường thở, nên có thể bị viêm nhiễm đường hô hấp trong tuần đầu sau sinh
  • Có thể có biến chứng do gây mê hồi sức, mất máu và phẫu thuật khác
  • Phải dùng kháng sinh phòng nhiễm trùng. Kháng sinh vào sữa gây ảnh hưởng đến con
  • Mẹ dễ bị bế sản dịch, nhiễm trùng hậu sản
  • Con không được bú sớm sữa non, dễ vàng da, không có kháng thể
  • Phải dùng sữa công thức, dễ phát sinh vấn đề dị ứng sữa
  • Mẹ mất máu nhiều hơn, thời gian phục hồi lâu hơn, vết mổ đau lâu hơn
  • Thời gian nằm viện dài hơn, tốn nhiều chi phí hơn
  • Sẹo vết mổ có nguy cơ cho những lần mang thai sau và cuộc đẻ sau

Cũng chính vì các nhược điểm trên của sinh mổ mà hầu hết bác sĩ đều khuyên mẹ bầu chỉ nên sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ khi có chỉ định của bác sĩ. Không nên sinh mổ chủ động vì các lý do khác như muốn chọn ngày giờ tốt, sợ đau đẻ…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu cần chuẩn bị như thế nào trước thời điểm mổ?

Ngay cả khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ sẽ vẫn đến bệnh viện để sinh theo chỉ định ngày giờ của bác sĩ. Mẹ nên chuẩn bị như sau:

Vệ sinh cá nhân

Ngoài tắm rửa và gội đầu sạch sẽ, bầu nên dọn dẹp “cô bé” gọn gàng, tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ mổ lấy thai. Vệ sinh sạch sẽ cũng giúp mẹ giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng. Tốt nhất, trước khi mổ, mẹ nên đi vệ sinh hoặc sẽ được thụt rửa để tống sạch cặn bã ra ngoài.

Cần nhịn ăn trước khi mổ

Ít nhất 6 giờ trước khi lên bàn mổ, mẹ bầu không được ăn, uống bất cứ thứ gì. Thời gian trước đó, mẹ có thể uống nước, ăn súp, cháo hoặc những thực phẩm dễ tiêu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau khi sinh, nhu động ruột và hệ tiêu hóa hoạt động kém cũng như phản ứng phụ của thuốc tê có thể làm mẹ buồn nôn. Vì vậy, lúc này mẹ nên tránh thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ, khó tiêu.

Chuẩn bị đồ đi viện

Những đồ dùng vệ sinh cá nhân, quần áo cho cả mẹ và bé, đồ dùng hàng ngày… Khi đi sinh, mẹ không cần đầu tư quá về trang phục, chỉ cần chọn vài bộ gọn gàng, thoải mái là được.

Các bước sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ

Sinh mổ là một ca phẫu thuật không hề đơn giản. Nếu mẹ cũng đang có ý định sinh mổ hoặc được chỉ định đẻ mổ, có thể tham khảo trước các bước một ca sinh mổ dưới đây:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Sau khi khám sức khỏe tổng thể và được phép sinh mổ, bác sĩ sẽ vệ sinh vùng lưng và tiến hành gây tê màng cứng cho sản phụ.
  • Tiếp đó là vệ sinh bụng bằng thuốc sát trùng, đặt ống thông tiểu ở bàng quang để giảm áp lực cho bàng quang.
  • Thực hiện thủ thuật rạch vết mổ để lấy bé ra.

Một ca sinh mổ thường diễn ra khá nhanh. Tổng cộng thời gian cho các khâu thường không quá 1 tiếng. Mẹ bầu chỉ cần chuẩn bị tâm lý và tìm hiểu các kiến thức cần thiết. Điều này sẽ giúp mẹ cảm thấy an tâm hơn khi đến thời điểm sinh.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương