Sinh mổ 6 tháng có thai là tình trạng chị em cấn bầu sau khi vừa sinh mổ không lâu. Việc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mà chị em cần thận trọng đề phòng.
Việc sinh mổ tương đương với cuộc đại phẫu, vì thế sản phụ cần thời gian dài để vết thương hồi phục. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp sinh mổ 6 tháng có thai lại. Vậy những trường hợp này có nguy hiểm cho người mẹ hay không? Và nếu có thì mẹ bầu cần làm gì để đảm bảo an toàn cho cả bản thân và bào thai?
Sau khi sinh mổ, khi nào thì nên có thai lại?
Dù mẹ sinh thường hay sinh mổ thì cơ thể vẫn cần thời gian để được chữa lành. Thông thường sau khi sinh, cơ thể sẽ điều chỉnh để thay đổi mức độ hormone và chất dinh dưỡng. Lúc này cơ thể người mẹ sẽ hoạt động với mục tiêu tự phục hồi và nuôi bé sơ sinh. Việc có thai sau khi sinh vì thế là không quá phù hợp.
Nếu mang thai trong vòng 6 tháng sau khi sinh, bạn sẽ tăng nguy cơ bị các biến chứng:
- dị tật bẩm sinh
- hạn chế tăng trưởng ở trẻ
- vỡ ối sớm
- sinh non
Thời gian tốt nhất để mang thai lại là 18 tháng. Điều này giúp cơ thể có thời gian để chữa lành và giảm nguy cơ biến chứng.
Sau khi sinh mổ, mất đến 6 tuần để vết sẹo đủ lành để các mẹ có thể trở lại các hoạt động thường ngày như tập thể dục, làm việc nhà, chạy xe hay quan hệ tình dục. Nhiều bác sĩ khuyên sau khi sinh mổ từ 18 đến 24 tháng, phụ nữ mới nên có thai lại. Thời gian này giúp cơ thể các mẹ hồi phục sau phẫu thuật.
Sinh mổ 6 tháng có thai sẽ gây ra ảnh hưởng gì?
Đối với người mẹ, việc mang thai sớm làm tăng nguy cơ bục vết sẹo mổ cũ. Hiện tượng này có thể xuất hiện trong quá trình chuyển dạ sinh, nhất là khi cơn co mạnh. Ngay cả trong thời gian mang thai, người mẹ cũng có thể thường xuyên bị đau vết mổ. Với những bà mẹ sinh mổ nhiều lần thì nguy cơ nhau cài răng lược là rất cao. Nếu vị trí bám của nhau bất thường thì nguy cơ chảy máu nặng khi sinh.
Chăm trẻ sơ sinh vốn rất vất vả. Việc vừa chăm trẻ vừa mang thai khiến người mẹ càng thêm mất sức. Từ đó, việc dưỡng thai không tốt, việc chăm con cũng khó chu toàn. Với mẹ đang cho con bú thì người mẹ có nguy cơ mất sữa.
Mang thai sau sinh mổ 6 tháng làm tăng nguy cơ sinh non. Trẻ sinh non rất dễ mắc các bệnh sau này. Chưa kể nếu có tình trạng nhau cài răng lược, thai non tháng, kém phát triển, thiếu máu, tỉ lệ tử vong sơ sinh cao.
Tuy nhiên, nếu có thai lại sau khi sinh mổ 6 tháng thì mẹ cũng không nên vội bỏ thai. Đặc biệt là khi thai nhi phát triển bình thường. Nguy cơ sức khỏe khi có thai sớm sau sinh mổ là thật. Thế nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể hạn chế chúng bằng các cách sau đây.
Làm gì khi có thai sau 6 tháng sinh mổ?
Sau khi phát hiện có thai, mẹ nên đi khám sớm. Từ đó bác sĩ có thể giúp phát hiện, đánh giá sớm các nguy cơ cho mẹ và bé. Các mẹ nên chọn những cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị và uy tín để thăm khám.
Vì thời điểm mang thai lại cách lần sinh mổ không xa nên mẹ bầu hãy đi khám đều đặn. Từ đó, tình trạng vết mổ cũ và sự phát triển của thai nhi sẽ được theo dõi kỹ càng. Nếu xuất hiện các nguy cơ đối với mẹ và bé thì kịp thời can thiệp. Đây là cách tốt nhất giúp mẹ và bé tránh diễn biến xấu có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, người mẹ cũng nên có chế độ ăn thích hợp để tránh tăng trọng quá mức. Từ đó gây ra nguy cơ nứt vỡ tử cung. Các mẹ không nên ăn đồ ngọt, đồ hộp, thức ăn nhanh hay các loại trái cây có nhiều đường…
Lưu ý quan trọng khi mang thai trong trường hợp này
Trong bất kỳ trường hợp mang thai nào, mẹ bầu cũng không nên bỏ qua sự có mặt của những cơn đau. Đặc biệt là khi sinh mổ 6 tháng có thai thì mẹ nên lưu ý những cơn đau như:
– Đau bụng từng cơn nhẹ trong ba tháng cuối hay đau bụng khi chuyển dạ.
– Đau ở vùng tử cung nơi có sẹo mổ cũ, đồng thời bị ra máu đỏ tươi.
– Xuất hiện các cơn co.
Khi xuất hiện các cơn đau này, mẹ bầu nên liên hệ ngay với bác sĩ. Việc thăm khám, kiểm tra để xác định nguyên nhân gây đau là rất quan trọng. Bởi nếu bỏ qua chúng có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng. Thậm chí nhiều trường hợp ảnh hưởng tới tính mạng của mẹ và bé.
Tạm kết
Sinh mổ 6 tháng có thai vốn không hề hiếm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe. Tuy nhiên nếu rơi vào trường hợp này, chị em cũng không nên quá bi quan. Để thai kỳ được an toàn, ngoài thăm khám, các mẹ nên giữ tâm lý được thoải mái. Các mẹ đồng thời cũng nên chú ý hơn về mặt dinh dưỡng và thời gian nghỉ ngơi.
Xem thêm
Nguy cơ tiềm ẩn đối với mẹ bầu có thai sau sinh mổ 1 tháng
Quan hệ sau sinh mổ 2 tháng có thai không và những điều mẹ cần lưu ý
Những lợi ích và hạn chế khi nuôi bú song song mẹ bỉm cần biết
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!