Các hiện tượng sinh lý ở trẻ sơ sinh và cách xử lý cho mẹ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sinh lý trẻ sơ sinh là nỗi băn khoăn của không ít các mẹ bỉm sữa, nhất là đối với các chị em lần đầu làm mẹ. Vậy đâu là những đặc điểm sinh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh? Mẹ cần có những biện pháp xử lý nào trước những thay đổi sinh lý đó của bé?

Đặc điểm bên ngoài của trẻ sơ sinh đủ tháng

Trẻ sơ sinh đủ tháng là những trẻ có tuổi thai đã phát triển trong tử cung từ 37 – 41 tuần tuổi và có những đặc điểm hình thể ngoài như sau:

  • Cân nặng khoảng 3 – 3.4kg
  • Chiều dài khoảng 50 – 57cm
  • Da hồng hào, mềm mại, ít lông tơ. Lớp mỡ dưới da đã phát triển trên toàn thân, có cục mỡ Bichard
  • Không thấy mạch máu dưới da
  • Vòng sắc tố vú khoảng 10mm, núm vú nổi lên khoảng 2mm
  • Tóc dài hơn 2cm, móng chi trùm kín đầu ngón.
  • Tinh hoàn nằm trong hạ nang đối với bé trai và môi lớn trùm kín môi nhỏ ở bé gái
  • Trẻ khóc to, vận động các chi tốt. Các phản xạ sơ sinh: Moro, Robinson (cầm nắm)… đầy đủ
  • Vòng đầu khoảng 32 – 34cm, lớn hơn vòng ngực 1 – 2cm
  • Hai thóp còn mở. Thóp trước 2,5 – 3cm, đường liên khớp đỉnh còn dưới 0,5cm
  • Tai: sụn vành phát triển.

Biểu hiện sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh hay rướn người, vặn mình

Mẹ sẽ bắt gặp bé thường xuyên rướn người, vặn mình ngay cả trong lúc ngủ và lúc nằm chơi trên giường. Có những bé rướn người đến mức “đỏ mặt tía tai” trông rất đáng yêu. Đây chỉ là 1 phản xạ sinh lý tự nhiên ở trẻ và mẹ không có gì phải lo lắng. Tình trạng này sẽ dần hết theo thời gian khi bé lớn hơn.

Hắt hơi liên tục

Những cú hắt hơi liên tục có thể khiến chính bé giật mình nhưng mẹ yên tâm nhé, đó không hẳn là dấu hiệu bệnh lý vì bé bị nhiễm lạnh đâu. Khi mới chào đời, các em bé sơ sinh sẽ trở thành những thực thể độc lập, tự hít thở, ăn uống, vận động ở thế giới bên ngoài mà không thông qua mẹ nữa.

Sẽ mất đôi chút thời gian để bé làm quen với môi trường mới, kể cả việc tập hít thở. Vì vậy, khi con hắt hơi liên tục có thể chỉ là bé đang tìm cách đẩy những hạt bụi từ không khí lọt vào mũi mà thôi. Để bé cứng cáp hơn, mẹ có thể cho con phơi nắng đúng cách vào mỗi buổi sáng để bé có thể hấp thu vitamin D từ ánh mặt trời.

Tự nhiên trẻ sơ sinh phát sốt

  • Do chưa quen với môi trường mới bên ngoài bụng mẹ nên cơ thể trẻ sơ sinh có thể phản ứng lại bằng cách gây sốt. Vì vậy, mẹ cần theo dõi liên tục nhiệt độ cơ thể bé mỗi 30 phút/ lần. Tình trạng nóng sốt cần được xử lý sớm để tránh sốt cao gây biến chứng co giật, ảnh hưởng đến não bộ và hệ thần kinh.
  • Mẹ cần cho bé mặc quần áo bằng chất liệu thoáng mát, rộng rãi, thấm hút mồ hôi. Không quấn ủ bé quá chặt.
  • Trong trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ và có biểu hiện mất nước, lừ đừ, nôn ói, mẹ nên cho bé đến bác sĩ để kiểm tra nguyên nhân gây sốt và hạ sốt theo đúng hướng dẫn.

Trẻ sơ sinh vàng da

1 biểu hiện điển hình ở sinh lý trẻ sơ sinh đó là tình trạng vàng da. Hiện tượng này có thể tồn tại ở 2 dạng là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.

Vàng da sinh lý

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • 70-80% trẻ sơ sinh đều chỉ bị vàng da sinh lý do khi chào đời do lượng canxi trong cơ thể bé thiếu hụt.
  • Hiện tượng này thường diễn ra trong 1 tuần lễ kể từ lúc bé chào đời và sẽ tự hết đi mà không nguy hiểm hay ảnh hưởng đến màu sắc da của trẻ sau đó.

Dấu hiệu vàng da bệnh lý

  • Vàng da nhẹ sẽ có dấu hiệu da hơi vàng ở mặt, thân mình nhưng trẻ vẫn bú tốt.
  • Vàng da nặng là vàng da sậm, lan xuống tay chân, bé bú kém hoặc bỏ bú, xuất hiện sớm trong vòng 1,2 ngày sau sinh. Thường dễ mắc ở trẻ sinh non.
  • Tình trạng vàng da bệnh lý có thể gây ra những biến chứng khá nguy hiểm nên sau khi chào đời, cả mẹ và bé cần được theo dõi sức khỏe và chăm sóc y tế nhất là khi bé có dấu hiệu vàng da bệnh lý.

Lớp vảy xuất hiện trên da đầu trẻ sơ sinh

Ngay khi chào đời hoặc 1, 2 ngày sau sinh, ở trên da đầu bé sẽ xuất hiện các lớp vảy màu trắng đục hoặc ngả nâu mà dân gian thường gọi là “cứt trâu”. Nguyên nhân của sự xuất hiện lớp vảy này có thể xuất phát do cơ địa hoặc các yếu tố nội tiết trong quá trình thích nghi của bé.

Mẹ đừng cố tìm mọi cách để cạy hết lớp vảy này hoặc bôi các loại kem, thuốc vì có thể làm tổn thương da đầu bé. Chỉ cần giữ gìn vệ sinh vùng da bé thật đầu sạch sẽ và dùng thêm các loại dầu dưỡng massge khi tắm để lớp vảy bong dần. Mẹ hãy yên tâm là khi tóc bé mọc lên, những mảng vảy trên da đầu con cũng dần biến mất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Núm vú sưng to như hạt đậu

  • Hiện tượng trên không đáng lo nếu không có dấu hiệu kèm theo như xuất hiện nốt đỏ, triệu chứng sốt… Dấu hiệu trên sẽ tự hết sau 1 vài ngày.
  • Nguyên nhân có thể do hormone trong cơ thể mẹ có tác dụng trực tiếp lên con trong quá trình mang thai.

Nguyên tắc chăm sóc để bé luôn khỏe mạnh

Trước những thay đổi liên tục trong sinh lý trẻ sơ sinh, mẹ hãy luôn cố gắng để đảm bảo có thể chăm sóc bé trong điều kiện tốt nhất:

  • Nếu điều kiện mẹ và bé ổn định, cho bé tiếp xúc mẹ và bú càng sớm càng tốt. Tận dụng tối đa nguồn sữa mẹ
  • Giữ môi trường xung quanh bé luôn sạch sẽ, thoáng mát, thường xuyên vệ sinh chăn gối, giường đệm của trẻ.
  • Giữ ấm, đảm bảo nhiệt độ môi trường và thân nhiệt tối ưu. Áp dụng quy tắc 4 ấm 1 lạnh trong chăm sóc trẻ. Luôn giữ cho lưng, bụng, bàn tay và bàn chân ấm và không che đầu trẻ quá kín. Đặc biệt khi trẻ sốt hoặc ngủ, đầu trẻ cần để thoáng và thoải mái. Thân nhiệt tối ưu cho trẻ khỏe mạnh là 36,5 -37,5 độ, nhiệt độ môi trường tốt nhất là 28-30 độ với trẻ đủ tháng
  • Theo dõi sát các diễn biến để phát hiện và xử lý sớm các biểu hiện bệnh lý, nhất là với trẻ sơ sinh có nguy cơ cao
  • Tư thế nằm: nên cho bé nằm nghiêng ngày đầu
  • Tắm cho bé mỗi ngày, vệ sinh mắt, mũi, tai bằng nước muối sinh lý. Phải thực hiện tắm cho trẻ sơ sinh vào thời gian ấm áp trong ngày, ở phòng kín, tránh gió lùa từ bên ngoài.

Lời kết

Nếu việc mang nặng đẻ đau là 1 trọng trách nặng nề thì việc chăm sóc trẻ sơ sinh thậm chí đòi hỏi nhiều công sức hơn. Hy vọng qua bài viết trên, mẹ đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích về một số biểu hiện sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh để chăm sóc bé hiệu quả. Chúc các mẹ thành công!

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi