Một số câu hỏi thường gặp khi sinh dịch vụ gia đình tại bệnh viện Từ Dũ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn nghe nhiều người nói về loại hình sinh dịch vụ gia đình ở Từ Dũ nhưng không biết đó là gì? Hay bạn dự định đăng ký sinh dịch vụ gia đình tại bệnh viện Từ Dũ nhưng không biết chất lượng dịch vụ có tốt không. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp nhất về dịch vụ này. Mời bạn cùng theAsianparent tham khảo ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Ưu điểm của loại hình sinh dịch vụ gia đình

Khác với các dịch vụ sinh thông thường, ở dịch vụ gia đình, mẹ bầu sẽ được sinh ở phòng dịch vụ riêng và có người thân đồng hành cùng trong suốt quá trình vượt cạn.

Người thân sẽ được đứng ở ngang vai mẹ lúc mẹ sinh em bé, cùng mẹ trải qua những khó khăn và chia sẻ hạnh phúc khi mẹ đón chào thiên thần mới. Sau khi sanh, mẹ sẽ đươc ưu tiên đăng ký phòng nằm theo nhu cầu của mình lúc đó.

Ưu điểm hay nhất của dịch vụ này là nhờ có người nhà bên cạnh, người nhà có thể giúp mẹ gọi bác sĩ hoặc y tá khi cần thiết. Ngoài ra, chất lượng phục vụ ở đó cũng rất tốt và đội ngũ nhân viên y tế luôn túc trực bên mẹ khi mẹ cần. Nói tóm lại, ngoài việc được ở cùng người thân của mình khi sinh bé, chất lượng dịch vụ này có thể nói là tốt nhất và tiện nhất ở bệnh viện Từ Dũ.

Khi nào mẹ bầu có thể đăng ký sinh dịch vụ gia đình?

Nhiều mẹ bầu thắc mắc không biết có thể đặt chỗ trước dịch vụ gia đình này ở Từ Dũ hay không. Câu trả lời là không các mẹ nhé. Nếu chưa có dấu hiệu sanh, nhân viên y tế sẽ tư vấn và hẹn lịch tái khám chứ không nhận đăng ký nằm theo dõi tại bệnh viện, trừ khi mẹ có bệnh lý đặc biệt thì mới được nhập viện.

Thông thường, khi có dấu hiệu chuyển dạ mẹ sẽ được chuyển vào khoa cấp cứu trước. Tại đây nhân viên y tế sẽ tư vấn & mẹ sẽ ký vào giấy đăng ký dịch vụ mà mình chọn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quy trình sinh dịch vụ gia đình tại bệnh viện Từ Dũ

Dưới đây là quy trình sinh dịch vụ gia đình tại Từ Dũ theo kinh nghiệm của một số mẹ bầu chia sẻ:

  • Sau khi đăng ký sinh dịch vụ gia đình, nếu cổ tử cung mẹ chưa mở đủ 4cm, mẹ sẽ được chuyển vào khu chăm sóc riêng của khoa sinh nằm cùng với các mẹ bầu khác, mỗi người một giường để theo dõi
  • Nhân viên y tế thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như đo cơn gò, kiểm tra cổ tử cung và bơm thuốc để ruột mẹ sạch sẽ
  • Khi cổ tử cung mở đủ 4cm, mẹ được đẩy vô phòng sinh
  • Người nhà được gọi đi đóng tiền tạm ứng rồi sẽ vào phòng sinh cùng với mẹ
  • Sinh xong mẹ tiếp tục nằm khoảng 1-2 tiếng ở phòng sinh để theo dõi, vệ sinh, khâu tầng sinh môn,...
  • Mẹ được đẩy ra phòng hồi sức và được ưu tiên đăng ký phòng dịch vụ

Có bao nhiêu người thân được vào phòng sinh cùng với sản phụ?

Nếu cổ tử cung chưa nở ra đủ 4cm, mẹ sẽ được nằm theo dõi tại khu vực chăm sóc riêng của khoa sinh và người thân sẽ vào thăm theo lịch quy định của bệnh viện hoặc khi có nhu cầu vào gặp.

Chỉ đến khi mẹ mở cổ tử cung được 4cm thì mẹ sẽ bắt đầu được chuyển vào phòng sinh dịch vụ gia đình và có 1 người thân được vào cùng.

Sinh dịch vụ gia đình có dành cho sản phụ sinh mổ không?

sinh mổ cần các điều kiện vô trùng trong phòng mổ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mẹ nên không áp dụng cho mẹ sinh dịch vụ gia đình. Vì vậy, dịch vụ này chỉ áp dụng cho trường hợp sinh thường thôi bạn nhé.

Chi phí sinh dịch vụ gia đình tại Từ Dũ có cao không?

Thông thường, mẹ bầu sinh thường tốn khoảng 4 triệu đồng tại bệnh viện Từ Dũ. Phí này chưa bao gồm chi phí nằm phòng dịch vụ (giá phòng từ 200.000 VND - 2.000.000 VND) và chi phí đăng ký sinh thường dịch vụ. Để đăng ký sinh dịch vụ gia đình, mẹ phải đóng thêm khoảng 2,5 triệu đồng nữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu mẹ nhập viện được bác sĩ xác định là trong tình trạng cấp cứu hoặc có giấy chuyển tuyến đúng tuyến thì bảo hiểm y tế sẽ thanh toán cho mình 100% mức quyền lợi bảo hiểm y tế được hưởng.

Ngoài các trường hợp trên thì mẹ được bảo hiểm y tế thanh toán 60% mức quyền lợi được hưởng. Ngoài ra, tiền phòng dịch vụ hay tiền sinh dịch vụ mẹ phải tự thanh toán.

Sinh ở bệnh viện Từ Dũ, mẹ cần mang theo những gì?

Giấy tờ

Để tránh khi vỡ ối phải tìm kiếm mất thời gian thì mẹ nên chuẩn bị sẵn những giấy tờ này từ trước để đến khi chuyển dạ là có cầm theo ngay:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Chứng minh nhân dân photo (2 bản)
  • Hộ khẩu thường trú photo (2 bản)
  • Thẻ bảo hiểm y tế
  • Hồ sơ, giấy tờ, các xét nghiệm trong suốt quá trình khám thai

Đồ dùng cá nhân cho mẹ

  • Khoảng 5 bộ đồ cho 5 ngày. Mẹ sinh thường đa số chỉ cần nằm viện 3 ngày là được về nhưng mẹ cứ mang dư còn hơn thiếu nhé
  • Băng vệ sinh và quần lót giấy cho bà bầu (Bệnh viện có thể sẽ phát sẵn cho mẹ 2 đồ dùng này nhưng để chắc ăn mẹ tốt nhất nên chuẩn bị trước)
  • Vớ chân để giữ ấm
  • Khăn mặt, khăn tắm để lau mình, lau mồ hôi
  • 1 bộ đồ để mặc lúc xuất viện

Đồ dùng cá nhân cho bé

  • Quần áo
  • Tã lót
  • Khăn choàng, khăn sữa, khăn tắm cho bé
  • Bao tay, bao chân
  • Nón cho bé
  • Bình sữa, sữa công thức phòng khi sữa mẹ về chậm
  • Phích nước

Vừa rồi là những thông tin về sinh dịch vụ gia đình tại bệnh viện Từ Dũ. Hy vọng mẹ đã có thêm những kiến thức về loại hình này để lựa chọn dịch vụ sinh phù hợp với nhu cầu của mình nhé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Đỗ Vy