Siêu âm nhiều có ảnh hưởng xấu tới thai nhi hay không? Nên siêu âm bao nhiêu lần là vừa đủ?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Siêu âm nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi – đây hẳn là băn khoăn của nhiều mẹ bầu, nhất là những mẹ lần đầu mang thai. Siêu âm định kỳ có vai trò quan trọng trong việc theo dõi sức khỏe thai nhi cũng như chuẩn đoán các bất thường để có can thiệp kịp thời. Tuy nhiên tần suất siêu âm như thế nào là hợp lý, siêu âm nhiều liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai nhi không? Mẹ hãy cùng theo dõi nhé!

Tầm quan trọng của siêu âm trong thai kỳ

Siêu âm thai là 1 dạng chẩn đoán y khoa không xâm lấn, sử dụng sóng âm để phản chiếu hình ảnh các bộ phận ở vùng được siêu âm. Nhờ phương pháp này, bác sĩ có thể thấy được thai nhi, nhau thai, theo dõi sự tiến triển của thai kỳ và sức khỏe của bé. Các hình thức siêu âm phổ biến hiện nay là siêu âm đầu dò qua ngả âm đạo, siêu âm 2D, 3D, 4D, siêu âm màu Doppler.

Siêu âm thai có vai trò quan trọng vì là công cụ cung cấp nhiều thông tin liên quan đến thai kỳ, gồm có:

  • Xác nhận tình trạng mang thai hay không, kiểm tra buồng trứng và tử cung
  • Kiểm tra vị trí thai nhi (trong hay ngoài tử cung), nếu thai ngoài tử cung sẽ có giải pháp xử lý cụ thể tùy từng trường hợp
  • Kiểm tra số lượng bào thai trong bụng mẹ, phát hiện các vấn đề về nhau thai (nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, mạch máu tiền đạo…)
  • Xác định tuổi thai, ngày dự sinh và nhịp tim bất thường của thai nhi
  • Phát hiện dị tật/khuyết tật thai nhi

Những mốc siêu âm thai quan trọng cho thai nhi

Với 1 thai kỳ phát triển bình thường và khỏe mạnh thì bác sĩ sẽ lên lịch cho mẹ những mốc siêu âm sau:

Siêu âm khi thai được 4 – 8 tuần

Đây là thời điểm khi chị em đã có các dấu hiệu mang thai như chậm kinh, buồn nôn, que thử thai lên 2 vạch. Lúc này do thai còn quá nhỏ, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò qua ngả âm đạo để kiểm tra thai vào tử cung chưa, thai được bao nhiêu tuần và có tim thai chưa. Nếu chưa thấy tim thai, mẹ sẽ được hẹn khám lại sau 1 – 2 tuần.

Siêu âm vào tuần thứ 12 – 14

Trong lần siêu âm này, bác sĩ sẽ có thể:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

  • Đánh giá tuổi thai và dự kiến sinh theo chiều dài đầu mông (là thời điểm đánh giá chính xác nhất)
  • Sàng lọc nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể thông qua đo độ mờ da gáy. Qua 14 tuần chỉ số này sẽ không còn giá trị nữa
  • Đếm số lượng thai trong buồng tử cung
  • Khảo sát ban đầu về hình thái thai nhi: tay chân, tim, thành bụng, hộp sọ, cột sống, cấu trúc các chi, cơ quan nội tạng…
  • Sàng lọc nguy cơ tiền sản giật

Tuần thai thứ 18 – 22

22 tuần là thời điểm tốt nhất để đánh giá chi tiết cấu trúc của thai nhi. Lúc này bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng các cơ quan nội tạng của thai nhi có phát triển bình thường không cũng như phát hiện các bất thường như hở hàm ếch hoặc dị dạng cơ quan bên trong. Việc chẩn đoán di tật nghiêm trọng trong thời gian này đặc biệt quan trọng vì đình chỉ thai kỳ chỉ có thể được thực hiện trước tuần thai thứ 28.

Siêu âm khi thai nhi được 30 – 32 tuần

tuần thứ 32, thai phụ cần được siêu âm màu 4D để xác định lần cuối dị tật của thai, phát hiện những bất thường xuất hiện muộn ở động mạch, tim… Đồng thời dây rốn cũng được kiểm tra để xem còn đủ tốt để vận chuyển dinh dưỡng nuôi bào thai hay không, vị trí của nhau thai và tình trạng nước ối.

Ngoài ra, thai phụ nên đi khám thai khi có các dấu hiệu bất thường như ra máu, đau bụng, hoạt động thai thất thường (đạp quá ít hoặc quá nhiều)…. Trong trường hợp đã đủ ngày sinh nhưng người phụ nữ vẫn không có dấu hiệu chuyển dạ có thể siêu âm thêm 1 – 2 lần nữa để đánh giá quá trình chuyển dạ, đo lượng nước ối…

Siêu âm nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Bên cạnh việc siêu âm định kỳ, nhiều bà mẹ vì nôn nóng muốn thấy sự phát triển của con thường xuyên mà đi siêu âm nhiều hơn chỉ định. Vậy mẹ đã biết siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không chưa?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm ra tác động của siêu âm đối với bào thai, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy siêu âm gây hại cho thai nhi nếu được thực hiện đúng cách. Bản chất sóng siêu âm là sóng âm thanh có tần số rất cao (vượt quá ngưỡng nghe được) nên hoàn toàn vô hại.

Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa là mẹ có thể siêu âm bao nhiêu tùy ý, đặc biệt là trong 10 tuần đầu của thai kỳ. Đây là giai đoạn hình thành các bộ phận, đặc biệt là cơ quan sinh dục và hệ thần kinh. Thời điểm này con yêu dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài nên thai phụ được khuyến cáo không nên làm siêu âm màu Doppler vì có tác dụng nhiệt, làm nhiệt độ cơ thể mẹ tăng lên trên mức an toàn từ 1,4 – 1,8 độ C, dẫn đến tăng nguy cơ dị tật ở trẻ.

Lưu ý để siêu âm an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi

Bên cạnh thắc mắc siêu âm nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi không, mẹ nên trang bị cho mình kiến thức y tế cần thiết để phòng tránh mọi nguy cơ sức khỏe có thể xảy đến cho mẹ và bé. Khi được siêu âm, mẹ lưu ý những vấn đề sau:

  • Siêu âm màu Doppler với đầu dò âm đạo không nên được thực hiện trong 10 tuần đầu thai kỳ. Hình thức siêu âm phù hợp hơn là siêu âm đầu dò 2D tiêu chuẩn
  • Xương của thai nhi tăng nhiệt độ nhanh hơn các phần mô mềm. Bộ xương của bé bắt đầu hình thành vào khoảng 12 tuần tuổi và cứng dần theo sự phát triển của bé. Ở những tuần cuối thai kỳ, hộp sọ của thai nhi là khu vực đặc biệt nhạy cảm
  • Đầu dò của máy siêu âm không nên được giữ nguyên 1 chỗ trong thời gian dài
  • Nếu thai phụ bị sốt, việc siêu âm nên được thực hiện trong thời gian ngắn nhất có thể

Siêu âm thai chỉ là công cụ chẩn đoán bằng hình ảnh nên không thể phát hiện được tất cả bất thường, đặc biệt là bất thường nhiễm sắc thể hoặc đột biến gen. Mẹ bầu cầu thực hiện thêm 1 số xét nghiệm khác như Double test, Triple test hoặc thăm khám chuyên khoa khác theo chỉ định của chuyên gia y tế.

Lời kết

Vậy là mẹ đã biết siêu âm nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi hay không rồi phải không. Bên cạnh việc không cần thiết thì siêu âm quá nhiều cũng gây tốn kém và mất thời gian cho ba mẹ. Mẹ chỉ cần siêu âm theo hướng dẫn của bác sĩ, duy trì sức khỏe và tâm trạng thật tốt để sẵn sàng chào đón con yêu ra đời nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi