Đo hay siêu âm độ mờ da gáy cần phải thực hiện trong quá trình mẹ mang thai để có thể chẩn đoán hội chứng Down. Nhưng nhiều mẹ bầu chưa thật sự hiểu rõ tầm quan trọng của quá trình sàng lọc trước sinh này.
Siêu âm độ mờ da gáy là gì?
Siêu âm đo độ mờ da gáy (nuchal traslucency) là việc kiểm tra vùng da gáy để có thể chẩn đoán hội chứng Down của thai nhi. Nếu kết quả xét nghiệm độ mờ da gáy có bất thường thì mẹ bầu phải làm thêm một vài kiểm tra khác như chọc ối, sinh thiết gai nhau…
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng sẽ được làm xét nghiệm máu Double Test trong thời điểm này. Mục đích làm xét nghiệm máu là đo hCG và protein PAPP-A. Bởi những em bé mắc hội chứng Down thường có hàm lượng hCG cao và PAPP-A thấp.
Từ đó, bác sĩ mới có thể có kết luận chính xác liệu thai nhi có bị Down hay không. Sự kết hợp này sẽ cho tỷ lệ phát hiện lên tới 90% và kết quả dương tính giả là 5%. Ngoài siêu âm thì phương pháp xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn NIPT cũng có thể phát hiện thai nhi mắc hội chứng Down khá chính xác.
Tuần thứ mấy của thai kỳ đo độ mờ da gáy?
Thông thường, siêu âm đo độ mờ day gáy được thực hiện khi thai từ 11 tuần 6 ngày đến 13 tuần 6 ngày của thai kỳ. Nhưng thực tế, mỗi thai nhi có tốc độ phát triển khác nhau nên cũng có sự chênh lệch đôi chút về thai gian làm xét nghiệm độ mờ da gáy.
Tại sao phải đo độ mờ da gáy đúng thời điểm?
Nhiều mẹ bầu thắc mắc, tại sao chỉ nên xét nghiệm độ mờ da gáy vào đúng thời điểm từ 11 tuần 6 ngày đến 13 tuần 6 ngày. Theo các bác sĩ, nếu đo trước tuần 11 thì thai nhi còn quá nhỏ. Mà sau tuần 14 mới đo độ mờ da gáy thì những chất dịch ở vùng gáy được hấp thu hết. vùng da gáy lúc này đã trở về bình thường. Theo đó, mẹ bầu siêu âm đo độ mờ da gáy không còn chính xác.
Vì vậy, mẹ cần đo độ mờ da gáy vào tuần 11-13 là tốt nhất. Kỹ thuật này chủ yếu thực hiện qua siêu âm. Nhưng với một số trường hợp đặc biệt cần phải chụp thêm hình âm đạo của người mẹ. Kết quả sẽ chính xác hơn và quan trọng không nguy hiểm đến cả hai mẹ con.
Chỉ số này bao nhiêu là bình thường?
Các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu và phát hiện ra được thông số chuẩn để đánh giá khả năng mắc hội chứng Down ở thai nhi. Nếu thai nhi có kích thước đầu mông từ 45-84mm thì độ mờ da gáy thường sẽ dưới 2.5mm.
Thai nhi có độ mờ da gáy nhỏ hơn 1.3 mm thì nguy cơ mắc hội chứng Down thấp. Mẹ sẽ nhìn thấy khoảng cách giữa 2 điểm bác sĩ đánh dấu trên màn hình siêu âm đo độ mờ da gáy.
Nếu kết quả siêu âm bất thường, mẹ phải làm gì?
Nếu kết quả là 6mm hoặc lớn hơn thì nguy cơ mắc hội chứng Down rất lớn. Ngoài ra, thai nhi cũng dễ mắc phải các dị tật về nhiễm sắc thể. Lúc này, mẹ cần thực hiện thêm các xét nghiệm để có chẩn đoán chính xác.
Cụ thể, nếu siêu âm độ mờ da gáy có bất thường. Bác sĩ chỉ định cho sinh thiết gai nhau hoặc chọc ối vào tuần 17-18 tuần. Qua đây có thể phát hiện dị tật khác như thai vô sọ, khe hở thành bụng, không xương mũi…
Thực tế, có nhiều mẹ siêu âm định kỳ kết quả vẫn tốt nhưng khi sinh ra thì có gặp vấn đề bất thường. Do đó, mẹ bầu cần phải nhớ thực hiện siêu âm đo độ mờ da gáy của con để có những can thiệp kịp thời.
Xem thêm:
-
Thời điểm tốt nhất mẹ nên biết để đo độ mờ da gáy khi mang thai
-
Độ mờ da gáy cao là như thế nào, mẹ bầu cần làm gì khi có nguy cơ này?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!