Siêu âm đầu dò là phương pháp y học dành riêng cho nữ giới trong điều trị và chăm sóc sức khỏe sinh sản. Vậy siêu âm đầu dò phát hiện bệnh gì? Những ai được chỉ định thăm khám bằng phương pháp này? Kỹ thuật siêu âm đầu dò có chính xác không? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Hiểu đúng về phương pháp siêu âm đầu dò
Siêu âm đầu dò (Transvaginal Ultrasonography) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu được thực hiện bởi các bác sĩ đã qua đào đạo bệnh học và siêu âm sản phụ khoa. Phương pháp này được chỉ định đối với những phụ nữ đã lập gia đình hoặc đã từng quan hệ tình dục.
Trong quá trình thực hiện, các bác sĩ sẽ sử dụng 1 đầu dò siêu âm chuyên dụng khoảng 2 – 3 inch tiếp xúc trực tiếp với thành âm đạo để kiểm tra các cơ quan sinh dục bên trong của người phụ nữ. Hình ảnh siêu âm thu về sẽ được dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe sinh sản và sinh lý của nữ giới.
Kỹ thuật siêu âm đầu dò cho kết quả có chính xác không?
Kỹ thuật siêu âm đầu dò ứng dụng nguyên lý hoạt động của sóng âm tần cao tiếp xúc qua ngả âm đạo và cho phép bác sĩ chuyên khoa quan sát buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung và những bộ phận quan trọng khác của cơ quan sinh sản với hình ảnh có độ phân giải rõ nét, chân thực.
Kết quả siêu âm đầu dò có giá trị rất lớn trong chẩn đoán, cung cấp những thông tin chính xác để phát hiện được bệnh nhân có các bệnh lý ở vùng tiểu khung hay không, vì nếu siêu âm ổ bụng sẽ không thể nhìn thấy được thấy đồng thời nhanh chóng có hướng điều trị các bệnh phụ khoa hoặc những vấn đề liên quan đến hệ sinh sản.
Siêu âm đầu dò phát hiện bệnh gì?
Trong quá trình thăm khám phụ khoa, nếu phát hiện có vấn đề bất thường ở các bộ phận trong cơ quan sinh sản mà không thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường hoặc bằng các phương pháp khác thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện siêu âm đầu dò. Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán cụ thể và chính xác vấn đề mà chị em đang gặp phải. Vậy siêu âm đầu dò phát hiện bệnh gì?
U nang buồng trứng
U nang buồng trứng có mức độ nguy hiểm cao do có khả năng gây ra biến chứng nghiêm trọng, tuy nhiên trong quá trình các u nang xâm lấn lại không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào. Siêu âm đầu dò có thể phát hiện được bệnh lý này.
Nhờ siêu âm đầu dò phát hiện u xơ tử cung
Những khối u nhỏ xuất hiện và tiến triển từ lớp cơ của tử cung hoàn toàn có thể thu được hình ảnh từ phương pháp siêu âm đầu dò tử cung.
Ung thư tử cung
Siêu âm đầu dò phát hiện bệnh gì? Dấu hiệu tiềm ẩn nguy cơ ung thư tử cung có thể thể được phát hiện và chẩn đoán chính xác mức độ nguy hiểm thông qua kết quả thu được khi tiến hành siêu âm đầu dò.
Viêm tắc ống vòi trứng có thể được phát hiện nhờ siêu âm đầu dò
Nếu đang nghi ngờ bệnh nhân bị viêm tắc ống vòi trứng, nhờ hình ảnh thu được từ phương pháp siêu âm đầu dò, bác sĩ có thể xác định được tình trạng viêm tắc ống vòi trứng cùng vị trí tắc.
Mang thai ngoài tử cung
Siêu âm đầu dò phát hiện bệnh gì nếu thực hiện với phụ nữ đang mang thai? Bằng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh qua thiết bị đầu dò sẽ giúp xác định vị trí thai nhi khi thai phụ tiến hành khám thai ở tuần thứ 4 hoặc thứ 5. Qua đó, cũng có thể phát hiện được các trường hợp mang thai ngoài tử cung.
Siêu âm đầu dò phát hiện bệnh gì – Nhau tiền đạo
Có nhiều trường hợp thai nhi đã lớn, sóng âm bị che khuất do đầu thai nhi quay xuống dưới khiến bác sĩ chuyên khoa nghi ngờ nhau tiền đạo. Lúc này, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu thai phụ tiến hành siêu âm đầu dò để kiểm tra và xác định chính xác vị trí của bánh nhau thai.
Một vài lưu ý khi thực hiện phương pháp chẩn đoán này
Đối với mẹ bầu, siêu âm đầu dò cũng được áp dụng với mục đích theo dõi tim thai, chẩn đoán sảy thai, theo dõi cổ tử cung đề phòng có những thay đổi bất thường ảnh hưởng đến thai nhi.
Để quá trình siêu âm được thuận lợi và cho kết quả chính xác, trước khi thực hiện phương pháp này, chị em nên chủ động thực hiện những lưu ý sau:
- Không uống nhiều nước, đi tiểu để bàng quang rỗng không gây cản trở việc thiết bị siêu âm đi vào trong
- Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi
- Siêu âm đầu dò không đau, không gây hại nên chị em giữ tinh thần thoải mái, cơ thể thả lỏng, không gồng người, căng cứng gây cản trở đến thao tác của bác sĩ.
Xem thêm
- Siêu âm đầu dò có đau không? Chị em cần chuẩn bị những gì trước khi siêu âm?
- Giải đáp thắc mắc của mẹ bầu: Siêu âm đầu dò có hại hay không?
- Thai chưa vào tử cung siêu âm đầu dò có thấy không?
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!