Sau tiêm phòng có được uống kháng sinh không? Trẻ em sau khi tiêm vaccine vẫn có thể sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên cần có sự hướng dẫn của bác sĩ để không làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
- Sau tiêm phòng có được uống kháng sinh không?
- Trẻ em sau tiêm phòng có được uống kháng sinh không?
- Chống chỉ định tiêm chủng ở trẻ em trong trường hợp nào?
- Các trường hợp phải hoãn tiêm chủng
- Những việc cần làm trước và khi đưa trẻ đi tiêm
- Theo dõi tình trạng sức khoẻ sau tiêm chủng đối với người lớn và trẻ em
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Câu hỏi: Sau tiêm phòng cần tránh dùng thuốc gì? Có thực phẩm nào không nên ăn sau khi tiêm hay không? Cách chăm sóc vết tiêm nếu bị sưng đỏ hay nóng rát? Khi nào cần đến bác sĩ?
Trả lời:
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh, TP.HCM:
Hiện tại, sau tiêm phòng ở người lớn và trẻ em không chống chỉ định dùng bất cứ loại thuốc nào, trừ trường hợp sử dụng vắc-xin thương hàn uống. Việc sử dụng kháng sinh không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với các loại vắc-xin. Tuy nhiên, bạn không được tự ý sử dụng kháng sinh mà cần có sự tư vấn và theo dõi của bác sĩ. Ngoài ra, sau khi tiêm phòng, bạn nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, kiêng rượu bia tối thiểu 2 tuần để cơ thể tạo ra các kháng thể phòng bệnh.
Đối với vết tiêm bị sưng đỏ, bạn có thể chườm lạnh để giảm sưng và giảm đau. Tránh chạm vào vết tiêm, không xoa dầu, chườm nóng, nặn chanh, đắp khoai tây hay bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm. Trong vòng 24-48 giờ sau tiêm phòng, bạn cần theo dõi kĩ thân nhiệt, vùng da toàn thân và vị trí tiêm (phát ban, mẩn đỏ), đối với trẻ em (lừ đừ, bỏ bú) thì cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay.
Sau tiêm phòng có được uống kháng sinh không?
Tiêm vaccine được xem là biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm đơn giản và hiệu quả nhất hiện nay. Nếu không được tiêm chủng đầy đủ, bạn sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Người bệnh dễ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến các cơ quan nội tạng, tứ chi, mắt…
Trẻ tiêm phòng xong có được uống kháng sinh không? Đến thời điểm hiện tại thì không có chống chỉ định: sau khi tiêm vaccine thì không được dùng thuốc kháng sinh chống vi khuẩn (ngoài một số trường hợp ngoại lệ). Có nghĩa là người lớn và trẻ em sau khi tiêm vaccine vẫn có thể uống kháng sinh sau tiêm phòng. Tuy nhiên cần có sự hướng dẫn của bác sĩ để không làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Mẹ có thể quan tâm:
5 cách khắc phục tình trạng sốt sau khi chích ngừa để con thoải mái, mẹ bớt lo lắng
Có nên đưa trẻ đi chích ngừa khi dịch COVID – 19 bùng phát trở lại?
-
Những điều cần lưu ý khi tiêm vaccine và uống kháng sinh
Việc tiêm chủng không làm ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với vaccine sống đã làm yếu đi, trừ vaccine thương hàn uống; không có ảnh hưởng đến vaccine bất hoạt, vaccine tái tổ hợp, vaccine polysaccharide, và vaccine giải độc tố.
Thuốc kháng virus trong điều trị dự phòng bệnh cúm không ảnh hưởng đến vaccine cúm bất hoạt. Tuy nhiên không nên tiêm vaccine cúm sống giảm độc lực trong vòng 48 giờ sử dụng thuốc kháng virus.
Thuốc kháng virus herpes có thể làm giảm hiệu quả của vaccine zoster và vaccine thủy đậu. Cần phải ngưng sử dụng thuốc này ít nhất 24 giờ trước khi tiêm vaccine zoster hoặc thủy đậu.
Hiện nay, chưa có bằng chứng về ảnh hưởng của các thuốc kháng virus đến vaccine rota và vaccine sở-quai bị-rubella.
Trẻ em sau tiêm phòng có được uống kháng sinh không?
Trẻ em sau khi tiêm phòng rất dễ xuất hiện các triệu chứng như ho sốt, tiêu chảy, quấy khóc… vì tuổi còn nhỏ, cơ thể của trẻ chưa đáp ứng kịp, dẫn tới việc phải dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Như đã nói trên việc sử dụng kháng sinh không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch của trẻ đối với các loại (trừ một số loại vaccine đặc biệt). Vì thế bé vẫn có thể sử dụng kháng sinh cùng lúc với việc tiêm vaccine. Nhưng không phải vì thế mà bố mẹ có thể tuỳ ý cho trẻ sử dụng bất kì loại thuốc nào. Tuỳ thuộc vào tổng trạng của trẻ qua thăm khám sàng lọc của bác sĩ, từ đó đưa ra quyết định hoãn tiêm chờ trẻ hồi phục hay tiếp tục sử dụng.
Chống chỉ định tiêm chủng ở trẻ em trong trường hợp nào?
Dù việc tiêm chủng là vô cùng cần thiết, nhưng trong một số trường hợp trẻ được được tiêm chủng.
Một số chống chỉ định tuyệt đối việc tiêm chủng đối với trẻ em như sau:
- Có tiền sử sốc và phản ứng nặng sau tiêm chủng lần đầu (cùng loại vaccine)
- Các chống chỉ định theo yêu cầu của nhà sản xuất vaccine
- Trẻ sốt cao trên 39°C kèm co giật, triệu chứng của thần kinh (dấu hiệu não, màng não), khó thở, tím tái
- Trẻ bị suy giảm miễn dịch gặp trong suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV sẽ chống chỉ định tiêm chủng các vaccine sống giảm độc lực
Các trường hợp phải hoãn tiêm chủng
- Người có tình trạng suy các chức năng hô hấp, tuần hoàn, suy tim, suy thận, hôn mê
- Người mắc các bệnh nhiễm trùng, ác bệnh cấp tính
- Cơ thể đang sốt trên 37,5°C; thân hiện hạ dưới 35,5°C
- Trẻ em có cân nặng dưới 2000g
- Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim bẩm sinh và các bệnh bẩm sinh khác ở các cơ quan như phổi, ống tiêu hóa, tiết niệu, máu hoặc ung thư chưa ổn định
- Bệnh nhân có tiền sử phản ứng với các lần tiêm trước của cùng loại vaccine
- Người lớn/trẻ em vừa sử dụng các sản phẩm globulin miễn dịch trong 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B)
- Người lớn/trẻ em mới kết thúc điều trị corticoid liều cao, hóa trị hoặc xạ trị trong 14 ngày
Những việc cần làm trước và khi đưa trẻ đi tiêm
Trước khi đưa trẻ đi tiêm bố mẹ cần theo dõi sức khỏe của trẻ có các triệu chứng bất thường như sốt, viêm phổi, viêm phế quản…,các căn bệnh mà trẻ đã mắc trước đó, dị ứng với thuốc, hóa chất, thức ăn…, biểu hiện của trẻ sau khi chích những mũi tiêm trước và trực tiếp nói với bác sĩ để được thăm khám và quyết định có tiêm cho trẻ không.
Đặc biệt, quan trọng nhất khi đưa trẻ đi tiêm đó là sổ tiêm chủng và phiếu tiêm chủng, vì sổ và phiếu đã ghi đầy đủ các mũi tiêm mà bé đã được thực hiện trước đây.
Mẹ nên vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ để hạn chế tình trạng nhiễm trùng, chọn cho trẻ những trang phục đơn giản, không rườm rà để giúp bác sĩ dễ thao tác hơn trong quá trình tiêm phòng.
Cho trẻ bú hoặc ăn trước khi đi tiêm phòng, không để trẻ tiêm phòng khi đang đói, đồng thời không cho bé ăn quá no tránh gây khó chịu, nôn trớ.
Nếu đưa trẻ đi tiêm phòng trong những ngày lạnh, bố mẹ cần chú ý giữ ấm cơ thể của trẻ. Cần tránh việc khí lạnh xâm nhập khiến trẻ dễ mắc cách bệnh liên quan đến đường hô hấp. Hãy đảm bảo chân, tay và người trẻ đủ ấm, không để trẻ bị thấm nước mưa,…
Theo dõi tình trạng sức khoẻ sau tiêm chủng đối với người lớn và trẻ em
1. Theo dõi đối với người lớn và trẻ em
Dù là đối tượng nào cũng cần theo dõi ít nhất 30 phút tại địa điểm, cơ sở tiêm chủng. Trong trường hợp phát hiện bất kì biểu hiện bất thường nào như: nôn trớ, thở nhanh – ngắt quãng, thở khò khè, da mẩn đỏ… cần báo ngay cho nhân viên y tế để được cấp cứu kịp thời.
Trẻ em cần tiếp tục được theo dõi trong từ 24 đến 48 giờ sau khi tiêm:
- Theo dõi thân nhiệt và nhịp thở của trẻ
- Sự tỉnh táo (chơi đùa), ăn, ngủ
- Chú ý quan sát da toàn thân và vùng tiêm (sưng, mẩm đỏ, phát ban)
Mẹ có thể quan tâm:
Chích ngừa lao có thể khiến bé bị nổi hạch sưng đau mẹ cần chú ý
Vừa chích ngừa rubella 1 tháng đã có thai, mẹ bầu phải làm sao?
2. Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng
- Lựa chọn quần áo thoáng mát cho trẻ
- Tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày, đồng thời cho trẻ bú mẹ và uống nước nhiều hơn
- Để hạ sốt cho trẻ sau khi chích ngừa có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường (paracetamol, ibuprofen) với liều phù hợp cân nặng khi trẻ sốt hơn 38.5°C
- Có thể chườm lạnh để giúp giảm đau và giảm sưng cho trẻ nếu tại vết tiêm sưng, đỏ
- Tránh chạm vào vết tiêm
- Tuyệt đối không xoa dầu, chườm nóng, nặn chanh, đắp khoai tây hay bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm
- Không dùng aspirin, không dùng thêm các thuốc ho và hạ sốt khác vì các chế phẩm này có thể làm tăng liều paracetamol ở trẻ
Tổng kết
Sau tiêm phòng có thể được uống kháng sinh đối với cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên việc này cần có sự chỉ định của bác sĩ và có sự theo dõi sát sao. Trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh không được uống kháng sinh và tiêm vaccine cùng lúc. Tuyệt đối không được tự ý uống bất kì loại thuốc kháng sinh nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm:
- Các mũi tiêm chủng bảo vệ cho con cha mẹ nên biết!
- Cách hạ sốt sau tiêm chủng cho bé sơ sinh hiệu quả
- Điểm danh 6 địa điểm tiêm chủng uy tín ở Hà Nội
Vào ngayFanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!