Bí quyết chăm sóc mẹ sau sinh mổ - Làm cách nào để hồi phục nhanh nhất có thể?

Sau sinh mổ các mẹ cần thời gian để thể chất có thể hồi phục như trước. Hoạt động nhẹ nhàng, chăm sóc cơ thể sạch sẽ, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, v.v. sẽ giúp các mẹ sớm khỏe khoắn trở lại.  

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau sinh mổ mẹ cần phải có chế độ chăm sóc sức khỏe đặc biệt để hồi phục cơ thể. Mẹ nên tham khảo bài viết để biết chăm sóc sau sinh mổ tại nhà để tránh ảnh hưởng đến vết thương còn mới.

  • Sau sinh mổ, các mẹ sẽ hồi sức như thế nào?
  • Mẹ cảm giác đau đớn như thế nào sau sinh mổ?
  • Bí quyết chăm sóc sau sinh mổ giúp các mẹ hồi sức nhanh chóng    
  • Chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ sinh mổ 
  • Khi nào thì mẹ sinh mổ cần đi khám?

Sau sinh mổ, các mẹ sẽ hồi sức như thế nào?

Sau khi sinh mổ, mẹ sẽ được đưa về phòng nghỉ ngơi và chuẩn bị cho quá trình hồi sức.

Nếu gây mê, tầm một tiếng sau sinh các mẹ sẽ tỉnh táo hoàn toàn. Mẹ có thể cảm thấy hơi chóng mặt nhưng không hề đau đớn do thuốc mê vẫn chưa hết hiệu lực. Lúc này các mẹ vẫn chưa được phép ăn uống bất cứ thứ gì. Nhưng đừng lo, mẹ vẫn đang được truyền nước nên chắc chắn chưa cảm thấy đói.

Mẹ có thể quan tâm:

Bé sơ sinh tràn dịch màng phổi vì cha mẹ muốn sinh mổ chọn giờ “vàng” cho con

Vết mổ sau sinh mất bao lâu để lành?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau khi tròn 24 tiếng kể từ lúc mổ xong, bác sĩ sẽ cho phép mẹ được nhấp chút nước. Y tá tháo dây truyền và các mẹ có thể bắt đầu ăn đồ nhẹ như súp, canh. Bữa cuối cùng của ngày thứ 2 sau sinh, mẹ sẽ được phép ăn nhiều hơn một chút nhưng vẫn là đồ ăn thích hợp cho người sinh mổ.

Mẹ cảm giác đau đớn như thế nào sau sinh mổ?

Điều quan trọng nhất sau khi sinh mổ là mẹ cần ngồi dậy và cố gắng đi lại. Khoảng thời gian này được xem là khó khăn nhất đối với người sinh mổ. Thuốc giảm đau hầu như đã hết tác dụng. Y tá hoặc người thân sẽ giúp các mẹ ra khỏi giường. Giây phút này chính là thời điểm đau đớn nhất đối với mẹ sinh mổ. Cứ 30 phút-1 tiếng, hãy cố gắng đi lại nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp mẹ tránh co rối ruột, đầy bụng và hồi sức nhanh. Nên nhớ, càng nằm lâu vết thương càng khó hồi phục.

Trung bình vết mổ sau sinh thường se lại trong vòng từ 7-10 ngày. Thời điểm vết thương đau nhất là 2-3 ngày đầu sau sinh (hãy tưởng tượng rằng mỗi bướcđi là nước mắt có thể trào ra). Nhưng mẹ yên tâm. Bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau từ 5-6 tiếng/lần cho mẹ. Và khoảng sau một tuần, mẹ sinh mổ sẽ hầu như không còn cảm giác đau nhức nữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bí quyết chăm sóc sau sinh mổ giúp các mẹ hồi sức nhanh chóng    

  Để giúp cơ thể sớm bình phục, mẹ cần lưu ý các bước chăm sóc vết mổ như sau:

  • Tử cung co thắt lại nên các mẹ sẽ thấy máu ra với một lượng lớn. Mẹ đừng quên thay băng vệ sinh 1-2 tiếng/lần để cơ thể sạch sẽ, không có mùi tanh hôi.
  • Mẹ hoàn toàn có thể tắm rửa 2 ngày/lần. Không nên tắm bồn hoặc ngâm mình lâu trong nước. Điều này có thể khiến vùng âm đạo dễ bị nhiễm khuẩn do thời điểm này tử cung vẫn chưa co lại hoàn toàn. Tránh để vết thương tiếp xúc với nước. Nếu thấy vết thương đã liền da và khô ráo hoàn toàn thì nên sử dụng kem trị sẹo.

Hoạt động thể chất vào giai đoạn này các mẹ nên nhớ

  • Sau sinh mổ, các mẹ cần đi lại, hoạt động nhẹ nhàng thường xuyên để hệ tiêu hóa và bài tiết sớm trở lại bình thường
  • Tuyệt đối không cử động mạnh hoặc mang vác vật nặng. Tránh lên xuống cầu thang quá nhiều.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng (tránh các động tác cơ thắt bụng) sẽ giúp mẹ hồi phục nhanh hơn.
  • Và mẹ đừng quên kiêng quan hệ chăn gối trong vòng 6 tuần sau sinh để tử cung được hồi phục hoàn toàn.

Mẹ có thể quan tâm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm sao để sản dịch sau sinh mổ nhanh hết, giúp mẹ bỉm sớm lấy lại sức khỏe?

Nhận biết nhiễm trùng vết mổ sau sinh và cách ngăn ngừa cho mẹ bỉm

  • Sau sinh bao lâu thì nịt bụng được? Đối với mẹ sinh thường khoảng 1 tháng sau sinh thì việc dùng gen nịt bụng là an toàn. Trường hợp sinh mổ, mẹ bầu cần đợi nhiều thời gian hơn, khoảng 1 tháng rưỡi. Chị em không cần phải quá vội trong trường hợp này. Bởi cơ thể sinh mổ cần nhiều hơn thời gian để thích ứng với những thay đổi ở trên cơ thể mình. Việc gen nịt bụng sau sinh quá sớm sẽ gây cản trở tuần hoàn máu. Từ đó mà sẽ làm các mẹ cảm thấy khó chịu vì vết mổ chưa kịp lành.

Chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ sinh mổ 

  • Về chế độ dinh dưỡng, mẹ nên uống 1-2 cốc sữa/ngày.
  • Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ cần tăng cường ăn các món có cá vì đây là protein thịt trắng, giàu đạm mà lại dễ tiêu đối với người sinh mổ. 
  • Thời gian này, các mẹ nên ăn nhiều rau, củ quả giúp cơ thể được nạp nhiều vitamin, muối khoáng. Một khi hệ miễn dịch được tăng cường thì cơ thể mẹ sẽ càng mau khỏe lại.
  • Tránh ăn các thực phẩm chế biến đóng hộp, muối chua. Mẹ nên nhớ hệ tiêu hóa sau sinh mổ vẫn chưa thể hoạt động như bình thường. Các loại đồ ăn nói trên có thể khiến mẹ bị táo bón và đầy bụng.
  • Đặc biệt mẹ nên uống nhiều nước. Tốt nhất là uống nước ấm. Trà gừng cũng là một loại thức uống rất tốt cho các mẹ sau sinh mổ và muốn có nhiều sữa cho con.

Khi nào thì mẹ sinh mổ cần đi khám?

Nếu sau sinh mổ có các hiện tượng dưới đây thì mẹ nên đi khám ngay lập tức để tránh những rủi ro xảy ra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Sốt cao trên 38oC
  • Đau đầu dữ dội
  • Đau rát vùng bụng
  • Âm đạo có mùi hôi rất khó chịu
  • Vết mổ đau nhức kéo dài
  • Đi tiểu ra máu
  • Có biểu hiện trầm cảm
  • Ra nhiều máu
  • Vết mổ hở miệng

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết liên quan đến vấn đề sinh mổ của The Asianparent Việt Nam.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương