Mẹ sau sinh khó ngủ có thể vì lo lắng cho bé. Dù bé đang ngủ ngon, mẹ vẫn lo không biết bé có cần mẹ không. Nếu tâm trí không yên, không có gì lạ khi mẹ mệt mỏi nhưng không thể ngủ được.
Dưới đây là những nguyên nhân, triệu chứng và cách để ngủ ngon hơn.
Nguyên nhân mẹ sau sinh khó ngủ
Biến động nội tiết tố
Sinh nở là một phép màu. Nhưng nó cũng tàn phá hormone của bạn và làm mất cân bằng mọi thứ. Hormone sinh sản của bạn giảm mạnh và cần thời gian để cân bằng trở lại.
Kích thích tố cũng ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể. Vậy nên cơ thể không biến khi nào thức, khi nào ngủ. Một biến động nhẹ cũng có thể làm cơ thể nhầm lẫn và không ngủ được.
Đổ mồ hôi đêm
Sự dao động hormone cũng khiến cơ thể đổ mồ hôi đêm để hỗ trợ mẹ khi mang thai. Nhưng sau khi sinh thì điều này không cần thiết nữa.
Rối loạn tâm trạng sau sinh
Khởi phát trầm cảm sau sinh hay PTSD (rối loạn căng thẳng sau chấn thương) có thể khiến giấc ngủ không ngon. Mẹ hãy tìm đến bác sĩ tâm lý để được chữa trị nếu mất ngủ nghiêm trọng.
Cho bé ăn đêm
Cho bé ăn đêm sẽ phá vỡ đồng hồ sinh học của bạn, khiến bạn khó ngủ hơn. Khi bạn thức dậy cho bé bú, đừng bật đèn sáng hay sử dụng thiết bị điện tử như điện thoại.
Ánh sáng điện và các thiết bị điện tử báo hiệu cho cơ thể bạn rằng đó là ban ngày. Vậy nên bạn sẽ khó ngủ trở lại sau khi cho bé ăn.
Triệu chứng thường gặp của chứng khó ngủ sau sinh
Tâm trạng lâng lâng
Hormone dao động, thiếu ngủ và căng thẳng của việc chăm sóc trẻ sơ sinh đều khiến tâm trạng thay đổi.
Cáu gắt
Khi bạn không được nghỉ ngơi đầy đủ, bạn sẽ khó chịu hơn. Thiếu ngủ chỉ một đêm cũng có thể khiến não bộ tạo ra những phản ứng cáu gắt.
Buồn bã
Khi mất ngủ, bạn có cảm xúc tiêu cực và dễ thay đổi tâm trạng. Khi đã bị chứng mất ngủ sau sinh thì càng dễ buồn bã hơn.
Lo lắng
Khi bạn không thể ngủ một đêm, bạn lo sẽ không ngủ được vào đêm hôm sau. Chu kỳ ấy tiếp tục cho đến khi bạn thực sự không thể ngủ được ngày nào.
Bí quyết khắc phục chứng mất ngủ sau sinh
Ngủ khi bé ngủ
Nhiều bà mẹ mới sinh con tận dụng thời gian bé ngủ để làm công việc. Bạn sẽ không cần thay đổi thời gian ngủ mãi mãi, nhưng bạn nên thư giãn khi bé ngủ. Đó là cách tốt để nghỉ ngơi đủ mỗi ngày.
Đi ngủ sớm
Bé có thể thức dậy và khóc thét bất cứ lúc nào trong đêm. Vậy nên bạn hãy ngủ càng sớm càng tốt.
Phòng ngủ chỉ dùng để ngủ
Các chuyên gia về giấc ngủ nói rằng phòng ngủ của bạn chỉ nên được sử dụng cho hai hoạt động: ngủ và quan hệ tình dục. Điều này có nghĩa là bạn cần bỏ hết TV, thiết bị điện tử và những thứ liên quan tới công việc ra khỏi phòng ngủ.
Nếu bạn chơi với bé trong phòng ngủ, bạn sẽ không ngủ được. Bạn cần huấn luyện tâm trí mình biết rằng khi bước vào phòng ngủ là đã đến thời gian ngủ.
Nhờ chồng giúp đỡ
Dậy cho bé bú đêm là công việc ai cũng có thể thực hiện. Bạn có thể chuẩn bị sữa để cho bé bú bình và dạy chồng hâm sữa, cho bé bú.
Không căng thẳng và lo lắng
Nói thì dễ hơn làm. Nhưng hãy nhớ bạn không cô đơn khi nuôi con. Bạn cũng không cần phải là người mẹ hoàn hảo. Thiền trước khi ngủ, tắm nước ấm, massage hay đi dạo sẽ giúp bạn thư giãn và ngủ ngon hơn.
Giữ phòng ngủ tối
Cơ thể chúng ta có cơ chế báo hiệu buồn ngủ khi trời tối, và tỉnh táo khi trời sáng. Nếu bạn làm hỏng đồng hồ sinh học bằng cách bật đèn sáng lúc hai giờ, việc ngủ lại sẽ rất khó.
Kỹ thuật thở sâu và thư giãn cơ bắp
Đây là một bài tập thở bằng bụng có thể giúp bạn thư giãn:
- Nằm ngửa và đặt một tay lên bụng. Đặt tay còn lại lên ngực
- Hít sâu vào bằng mũi và để không khí lấp đầy bụng bạn, bụng phồng lên
- Khi đã hít đầy không khí, nín thở và đếm đến ba
- Từ từ thở ra bằng miệng, bụng xẹp xuống
- Tiếp tục cho đến khi bạn ngủ
Sau sinh mẹ có thể được ngủ ít hơn, nhưng hãy cố gắng ngủ thật ngon. Đừng để mình mệt mỏi và lo lắng đến mức bị chứng sau sinh khó ngủ. Khi ngủ đủ, mẹ sẽ có tinh thần tốt để chăm sóc em bé đáng yêu của mình!
Xem thêm
- Mất ngủ sau sinh – Nỗi ám ảnh của các mẹ sợ mất sữa cho con yêu
- Chấm dứt chứng mất ngủ khi mang thai không cần thuốc cho mẹ bầu ngon giấc
- Vị trí ngủ buồn cười tất cả các bậc cha mẹ có thể liên hệ được với bản thân