Lý giải tâm lý sau sinh bỗng ghét mẹ chồng của các nàng dâu Việt

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tâm lý sau sinh ghét mẹ chồng khiến nhiều chị em rơi vào tình trạng khủng hoảng, bất ổn, gia đình xào xáo. Vậy liệu có mối liên hệ giữa hiện tượng này với trầm cảm sau sinh không? Làm sao để điều chỉnh tâm trạng của mẹ sau sinh và giữ mối hòa khí trong gia đình? Hãy cùng lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ để giải tỏa căng thẳng và khủng hoảng mẹ nhé.

Trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh là dạng bệnh trầm cảm xuất hiện sau quá trình phụ nữ mang bầu và sinh con, thường xảy ra vào thời điểm 3 tuần đầu đến 1 năm sau sinh. Chứng bệnh tâm lý này có thể khiến bạn có cảm giác buồn, vô vọng và tội lỗi vì cảm thấy không muốn gắn kết hoặc chăm sóc con bạn.

Dấu hiệu mẹ mắc trầm cảm sau sinh

Nếu mẹ thấy mình đang mắc phải nhiều dấu hiệu dưới đây và cảm nhận được nó hầu hết mọi lúc trong ngày, kéo dài liên tục khoảng 2 tuần, rất nhiều khả năng mẹ đang mắc chứng trầm cảm sau sinh:

Vô cùng buồn chán, cảm giác trống rỗng hoặc tuyệt vọng.

Khóc mọi lúc. Thường cáu kỉnh hoặc tức giận vô cớ.

Mất hứng thú hoặc không thấy vui vẻ trong các hoạt động và sở thích thường ngày.

Khó ngủ vào ban đêm hoặc buồn ngủ vào ban ngày.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mất cảm giác thèm ăn hoặc ăn quá nhiều, cân nặng tăng hoặc giảm không chủ định.

Tránh bạn bè và gia đình, lo lắng quá nhiều cho con bạn.

Không quan tâm đến hoặc không có khả năng chăm sóc con.

Cảm giác mệt mỏi đến mức không thể ra khỏi giường trong nhiều giờ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Không chỉ vậy, trầm cảm còn có thể gây nên cảm giác khó chịu, bực tức với người thân trong gia đình, ví dụ như sau sinh ghét mẹ chồng, ghét chồng, ghét anh chị…trong gia đình.

Vì sao xảy ra hiện tượng sau sinh ghét mẹ chồng?

Tâm lý sau sinh ghét mẹ chồng thường xảy ra phổ biến nhất ở những cặp vợ chồng sống chung với cha mẹ chồng. Do sống chung nên hàng ngày khi chạm mặt, tiếp xúc và nói chuyện với nhau rất dễ xảy ra bất đồng.

Đặc biệt, thời điểm sau sinh là thời điểm mẹ đang bị thay đổi hóc môn trong cơ thể, tinh thần và sức khỏe cũng hao mòn vì vừa trải qua cuộc “vượt cạn”. Khi đó, nếu mẹ chồng có những hành vi, cử chỉ không được khéo léo sẽ khiến mẹ sau sinh dễ “nổi đóa” và khó chịu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đối với những mẹ đã có mối quan hệ không mấy hòa thuận với mẹ chồng từ trước, giai đoạn sau sinh sẽ cực kỳ khó khăn vì chắc chắn sẽ gặp xung đột trong cách chăm sóc và dạy dỗ em bé. Cả con dâu và mẹ chồng ai cũng yêu và muốn tự tay chăm sóc em bé, nhưng khoảng cách 2 thế hệ quá khác nhau nên nếu không nói chuyện với nhau rõ ràng từ trước thì gia đình sẽ rất dễ “loạn”.

Nên ứng xử và hòa giải với mẹ chồng thế nào cho phải?

1. Cố gắng cảm thông và đặt mình ở vị trí mẹ chồng

Những khi mẹ chồng cư xử quá quắt, bạn hãy cố gắng bình tĩnh lại và thử đặt mình ở vị trí của mẹ chồng. Mỗi khi cuối tuần vợ chồng bạn tranh thủ chút thời gian rảnh để ra ngoài thay đổi không khí là mẹ chồng lại cằn nhằn. Lý do đôi khi vì vợ chồng bạn đi làm cả tuần bận tối mặt, có mỗi mẹ chồng ở nhà nên bà thấy cô đơn và chỉ mong có dịp cuối tuần để được chơi với con cái. Hoặc những khi mâu thuẫn với mẹ chồng về cách dạy con, hãy nhẹ nhàng giải thích cho bà hiểu mặt khoa học của cách dạy trẻ thời hiện đại.

Chỉ cần cả 2 kiên nhẫn và thông cảm cho nhau hơn thì bất đồng và mâu thuẫn cũng khó xảy ra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Nói chuyện thẳng thắn và rõ ràng

Nếu 2 vợ chồng bạn có những nguyên tắc riêng trong cuộc sống thì việc đầu tiên cần làm là ngồi xuống và nói chuyện rõ ràng, thẳng thắn với cha mẹ chồng. Giờ giấc sinh hoạt, sở thích vào cuối tuần, phụ giúp việc nhà hay cả cách chăm con đều phải được “giao ước” với nhau một cách rõ ràng. Nếu không, khi sống chung mà mỗi người mỗi ý rất dễ không hiểu nhau và vô tình gây ra bất đồng không đáng có.

Giải tỏa căng thẳng khi sau sinh ghét mẹ chồng

Nếu bạn đã rơi vào giai đoạn quá căng thẳng với mẹ chồng và việc sống chung như một cực hình, hãy tạm tách nhau ra 1 thời gian. Bạn có thể đề xuất với chồng về khả năng dọn về nhà mẹ đẻ ở hoặc lên kế hoạch cho 1 chuyến du lịch ngắn ngày. Bằng cách hạn chế tiếp xúc, bạn cũng đang hạn chế xích mích và mâu thuẫn cho đến khi tinh thần ổn định và sức khỏe tốt hơn. Khi đó, việc bạn và mẹ chồng ngồi xuống hòa giải cùng nhau cũng dễ dàng hơn.

Như vậy, có thể thấy những hiện tượng tâm lý như sau sinh ghét mẹ chồng chỉ là hiện tượng tâm lý bình thường gây ra bởi căng thẳng và thay đổi hóc môn sau sinh. Chỉ cần nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ hơn từ mọi người xung quanh và thư giãn tinh thần, dành thời nghỉ ngơi thì mẹ sau sinh sẽ sớm trở lại trạng thái bình thường, vui vẻ và hạnh phúc.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Theo