Sau sinh ăn trứng vịt được không? Khi nào thì mẹ tuyệt đối không nên ăn trứng vịt

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau sinh ăn trứng vịt được không? Trứng vịt là một thực phẩm rất bổ dưỡng nhờ hàm lượng lớn các thành phần dinh dưỡng và rất phù hợp với mẹ sau sinh. Sinh mổ có được ăn trứng vịt không? Sau sinh ăn trứng vịt lộn được không?

Giá trị dinh dưỡng của trứng vịt

Trước khi đi tìm hiểu Sau sinh có ăn được trứng vịt không, chúng ta sẽ xem thử trứng vịt có những chất dinh dưỡng gì mà lại được đánh giá cao như vậy nhé. Theo ý kiến của các chuyên gia, trứng vịt là một thực phẩm rất bổ dưỡng nhờ hàm lượng lớn các thành phần dinh dưỡng. Thông thường, trong mỗi quả trứng sẽ chứa khoảng 182 kcal, 13,6 protein, 12,4 lipid, 82 mg canxi, 600mg cholesterol cùng các loại vitamin cần thiết khác.

Theo đánh giá của các bác sĩ Đông y, trứng vịt khi ăn cùng với gừng tươi và rau răm sẽ rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu, cơ thể gầy yếu, đau đầu, chóng mặt. Tuy nhiên, cũng bởi hàm lượng cholesterol trong trứng vịt khá cao, lên tới 600mg/quả, nên nếu ăn thường xuyên sẽ làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể, gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe như: xơ vữa động mạch, đau tim, …

Do đó, những chị em sau sinh nếu muốn ăn trứng vịt thì nên xây dựng một chế độ ăn hợp lý, khoa học.

Sau sinh ăn trứng vịt được không? Sinh mổ có được ăn trứng vịt không?

Từ những thành phần dinh dưỡng nói trên, có thể khẳng định trứng vịt là thực phẩm rất tốt đối với sức khỏe của mỗi người. Vậy sau sinh ăn được trứng vịt không? Hiện nay, chưa có một kết luận nào khẳng định rằng trứng vịt có hại cho những bà mẹ sau sinh và đang nuôi con bằng sữa mẹ. Chưa kể, món ăn này rất giàu dinh dưỡng nên rất có lợi cho mẹ và bé.

Riêng với trường hợp sinh mổ ăn trứng vịt được không? Tốt nhất các mẹ chỉ nên ăn lòng đỏ và bỏ lòng trắng trứng đi. Bởi lòng trắng trứng sẽ dễ khiến vết mổ bị mưng mủ hoặc tạo sẹo lồi…

Sau sinh có được ăn trứng rán? Sau sinh có ăn được trứng vịt lộn? Thực chất trứng vịt có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, trong đó có món trứng rán và trứng vịt lộn. Tuy nhiên, đối với các mẹ bầu cần tránh ăn trứng vịt lộn kèm rau răm, vì rau răm không tốt cho mẹ mới sinh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những lưu ý khi ăn trứng vịt sau sinh?

Dù biết sau sinh có ăn được trứng vịt không nhưng món ăn này cũng có tính 2 mặt của nó. Ngoài việc cần tránh ăn quá nhiều, các chị em sau sinh cũng cần ăn đúng lúc, không phải lúc nào muốn thì ăn.

Để các dưỡng chất của trứng vịt được hấp thụ hết vào cơ thể, tốt nhất các mẹ nên ăn vào buổi sáng. Hạn chế ăn trứng vịt vào buổi tối vì vào những lúc này các mẹ thường ít hoạt động mà chỉ muốn tập trung chăm sóc con và nghỉ ngơi. Do đó, cơ thể sẽ không thể hấp thụ toàn dưỡng chất trong trứng vịt và dễ gây đầy bụng, khó tiêu.

Sau sinh có ăn được trứng vịt không ? Riêng với trường hợp những bà mẹ sau sinh có tiền sử cao huyết áp, viêm gan, tim mạch hoặc máu nhiễm mỡ… thì cần loại bỏ trứng vịt ra khỏi thực đơn ngay. Bởi nó có thể dẫn đến nguy cơ gây tắc nghẽn động mạch, đột quỵ, lên cơn đâu tim…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu có những dấu hiệu sau đây tuyệt đối không nên ăn trứng vịt

Người đang sốt

Đối với, những người bị sốt (nhất là trẻ em), ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên, không tán phát ra ngoài được, giống như “lửa đổ thêm dầu”, bệnh sốt càng thêm trầm trọng. Vì vậy, khi bị sốt không nên ăn trứng gà, nên uống nhiều nước và pha thêm chút muối, ăn nhiều rau quả tươi, hạn chế ăn những thứ có nhiều protein.

Người cơ địa dị ứng

Trứng là nguyên nhân hay gặp thứ hai gây dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ, khoảng 1,5% các bé dị ứng với trứng gà. Tuy nhiên đến khoảng 80% trẻ thoát khỏi dị ứng trứng khi lên 6 tuổi.

Phần lớn các protein gây dị ứng nằm trong lòng trắng, trong khi protein lòng đỏ ít gây dị ứng hơn. Do sự tương đồng giữa protein trứng gà và các loại trứng khác, người dị ứng trứng gà thường dị ứng với trứng vịt, trứng ngan… Vì vậy, nếu dị ứng cơ địa với trứng, bạn nên tránh món này để không ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Người mắc bệnh gan, thận

Thành phần cholesterol và các axit béo có trong lòng đỏ trứng gà sẽ càng làm tăng gánh nặng cho gan, gây cản trở quá trình điều trị và phục hồi gan.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đối với người bị viêm thận, chức năng trao đổi chất của cơ thể giảm mạnh, lượng nước tiểu cũng giảm khiến thận không loại bỏ hết các độc tố ra khỏi cơ thể. Ăn trứng có thể làm lượng urê trong cơ thể tăng nhanh, từ đó làm tình trạng viêm thận trở nên trầm trọng, thậm chí là gây nhiễm độc đường tiết niệu.

Sau sinh ăn trứng vịt lộn được không?

Mẹ có thể ăn được loại trứng này, nhưng tuyệt đối không cho trẻ ăn vì hệ tiêu hóa của trẻ không thể chuyển hóa và hấp thu được. Chỉ cho trẻ ăn trứng vịt lộn khi đã đủ 5 tuổi.

Bà đẻ có ăn được trứng vịt lộn không? Mẹ hãy ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng là tốt nhất vì nó giúp mẹ tiêu hóa và hấp thu tốt hơn. Không ăn trứng vịt lộn vào buổi tối. Nên ăn trứng vịt lộn kèm với rau răm, muối và gừng thái sợi, vì tính nóng của các gia vị này sẽ làm giảm tính hàn của trứng. Mỗi tuần mẹ sau sinh nên ăn 2 quả trứng vịt lộn, chia làm 2 lần, mỗi lần 1 quả.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hy vọng từ những kiến thức ở trên các bạn đã biết sau sinh ăn trứng vịt được không và một số lưu ý cần nhớ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Mẹ Chuu