Dù đau đớn nhưng mẹ chớ quên những việc cần làm sau sảy thai

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sảy thai luôn là nỗi lo sợ với các cặp đôi đang chuẩn bị làm cha mẹ và là nỗi ám ảnh tâm lý của những người mẹ đã từng bị sảy thai. Thế nào là quy tắc 12 tuần khi mang thai, sau sảy thai cần làm gì để nhanh chóng vượt qua nỗi đau? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Câu chuyện của Jess 

Mang thai là tất cả những gì Jess từng mong muốn sau khi kết hôn với Tom. Vì vậy, khi que thử thai hiện 2 vạch, cô ý không thể giấu được niềm vui sướng hân hoan trào dâng trong lòng. Jess cũng bắt đầu cảm nhận được sự hiện diện của một sinh linh nhỏ bé trong bụng mình. Vì tuân theo quy tắc 12 tuần mang thai mà vợ chồng cô chưa kể với ai những triệu chứng cô gặp phải như cảm giác cơ thể nặng nề hơn, thấy buồn nôn mỗi khi thức dậy buổi sáng hay sau khi ăn xong.

Khi Jess nhận ra rằng mình bị sảy thai, cô thậm chí không thiết tha với cuộc sống nữa vì những nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần cùng cảm giác tội lỗi ngập tràn tâm trí cô. Chỉ duy nhất 2 vợ chồng biết chuyện sảy thai và họ phải giấu kín nỗi buồn cho bản thân mình.

Quy tắc 12 tuần mang thai là gì? 

Nếu ai đã từng trải qua việc mang thai có lẽ không còn lạ gì với quy tắc này. Đó là một quy tắc có từ lâu đời cho rằng người phụ nữ không nên nói bất kỳ điều gì về kết quả mang thai trong vòng 12 tuần hay thậm chí là 15 tuần đầu tiên.

Chrissie Mesina-giám sát điều dưỡng viên ở bệnh viện Marguerite Gardens thuộc bang California cho rằng 3 tháng hay 12 tuần đầu tiên là giai đoạn rất quan trọng trong thai kỳ. Nguy cơ sảy thai rất cao ở giai đoạn này và đó là lý do tại sao nhiều người chỉ muốn thông báo có thai sau khi đã trải qua giai đoạn này. Nói cách khác, tình trạng mang thai thường được giấu kín cho đến khi nó đạt đến ngưỡng an toàn. Bởi vì xác suất xảy ra những điều không may thường cao nhất trong vòng 12 đến 15 tuần đầu tiên.

Tác động của quy tắc này đến người từng sảy thai

Một số người nói rằng quy tắc này làm cho việc sảy thai trở nên đau đớn hơn. Tiffany Elder-một nhà văn và là một người mẹ cũng từng sảy thai, viết trên trang blog cá nhân của cô ấy rằng mặt tốt của quy tắc này là có thể giữ kín được chuyện sảy thai, nhưng ngược lại nỗi đau sẽ càng day dứt hơn khi bạn giữ nó cho riêng mình mà không chia sẻ với mọi người.

Trong 12 tuần này, người phụ nữ sẽ trải qua 2 cung bậc cảm xúc trái chiều: cảm giác hân hoan vui sướng tột cùng khi biết tin mình mang thai và sau đó là nỗi thất vọng tột cùng vì sảy thai. Tất nhiên, sẽ không ai biết được chuyện đó ngoài người phụ nữ phải chịu đựng.

Sự khổ sở khi phải che giấu việc mang thai tại nơi làm việc

Các triệu chứng mang thai xuất hiện trong vòng 6 tuần đầu tiên sẽ làm thai phụ khó có thể che giấu được những đồng nghiệp luôn ở bên cạnh. Làm thế nào nếu sếp hỏi tại sao cứ nửa tiếng bạn lại đi vệ sinh một lần? Chưa kể những thay đổi tâm lý do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai gây ra hay những điều khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau khi sảy thai người phụ nữ không dám chia sẻ với ai

Khi một người ra đi, chúng ta đều vô cùng thương tiếc, chúng ta tổ chúc một buổi tang lễ và cùng tưởng nhớ về người đã mất vì những điều mà người ấy làm cho cộng đồng. Tuy nhiên, thai nhi đã chết trước khi ra đời, và cũng chỉ duy nhất bạn biết được điều này. Nếu người phụ nữ đã giữ kín chuyện mình mang thai thì cũng đồng nghĩa với việc họ phải giữ kín cả chuyện mình sảy thai.

Một số người chọn cách giữ kín nỗi đau trong lòng vì đôi khi nỗi đau đó quá khó để chia sẻ. Một số lại cảm thấy dường như còn quá sớm để chia sẻ với người khác khi mà thai nhi thậm chí đã chết trước khi ra đời. Nói cách khác, họ sợ rằng sẽ không ai công nhận cái chết này nên họ giữ kín chuyện và luôn cảm thấy cô đơn, xấu hổ và tự trách mình.

Sau sảy thai cần làm gì?

Thay đổi tư duy, đừng giấu kín nỗi buồn cho bản thân mình

Quy tắc 12 tuần mang thai vô hình tạo nên những mặc cảm của người phụ nữ về việc sảy thai. Mọi người nên rành mạch 2 việc: mang thai là mang thai còn sảy thai là sảy thai. Bạn không cần phải chia sẻ nếu như bạn không muốn nhưng bạn cũng không cần phải luôn giấu kín nỗi buồn cho bản thân.

Sau sảy thai cần làm gì? Làm các công việc vặt để quên đi nỗi buồn

Sảy thai không chỉ đơn thuần là sự mất mát về thể chất. Mức độ cảm thấy đau đớn khi sảy thai ở từng người là khác nhau, không ai giống ai. Nhưng điều chắc chắn là khi bị sảy thai, người phụ nữ cần một điểm tựa về mặt tinh thần. Thậm chí những người lạnh lùng nhất cũng cần tìm cách để bày tỏ cảm giác và suy nghĩ của mình. Bên cạnh những việc có thể khiến đầu óc bạn bận rộn một lát như đi tắm, nấu ăn, đi dạo quanh khu nhà, hay ngồi xem TV thì tốt hơn là đừng bắt bản thân phải chịu đựng nỗi đau một mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau sảy thai, mẹ cần chia sẻ với người khác

Ngay cả khi bạn nói chuyện với một người mà không biết phải nói gì hoặc chưa từng trải qua câu chuyện của bạn thì việc chia sẻ với người đó cũng khiến cho tâm trạng của bạn tốt hơn nhiều. Jess chia sẻ rằng chỉ cần có người bên cạnh, nói những điều bâng quơ như thời tiết, nhà cửa... cũng giúp cô vơi bớt nỗi buồn. Mặc dù lúc đầu cô không muốn ai ở bên cạnh nhưng dần dần sau đó Jess đã nhận ra sức mạnh từ sự sẻ chia.

Nếu bị sảy thai, hãy nói chuyện với những người từng sảy thai trước đó vì họ sẽ hiểu những nỗi đau bạn phải trải qua.

Bạn có thể tham gia một nhóm hỗ trợ cộng đồng, thậm chí có thể hoạt động trực tuyến. Những trải nghiệm, câu chuyện của bạn sẽ được lan tỏa đến những người cùng cảnh ngộ. Điều đó mang lại niềm vui giúp bạn vượt qua thời gian khó khăn hiện tại.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn cần vượt qua rào cản tâm lý "sẽ không ai hiểu mình", khi thoải mái tâm sự thì sẽ càng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ người khác và bạn sẽ không phải cô đơn vượt qua nỗi đau sảy thai.

Việc lựa chọn người để nói chuyện, cách thức và thời điểm là quyền cá nhân của bạn vì không ai giống ai.

Sảy thai là trải nghiệm đáng buồn và không ai muốn lặp lại. Nhưng bạn nên nhớ rằng có nhiều người cũng từng trong tình cảnh như bạn và họ đã vượt qua điều đó.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Người thân, bạn bè nên giúp đỡ phụ nữ sảy thai

Người thân, bạn bè phải tỏ ra cởi mở và đồng cảm hơn với người bị sảy thai. Nếu không biết nói gì, bạn vẫn nên ở đó. Cứ để họ khóc lóc hoặc gào thét miễn điều đó giúp họ cảm thấy tốt hơn, sau đó có thể khuyên họ "Cậu có thể làm điều đó thoải mái và không cần phải giữ trong lòng".

Sảy thai là trải nghiệm không một bà mẹ nào trên đời mong muốn. Chẳng có gì bất hạnh bằng việc đang hân hoan chờ đón bé yêu thì nhận được tin dữ. Nếu chẳng may chuyện đó có xảy đến với bạn hay người thân thì đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ và an ủi từ người khác, đừng gánh chịu nỗi đau một mình. Hãy nhanh chóng vượt qua nỗi đau để bước tiếp nhé.

Theo sg.theasianparent

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của TheAsianParent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi