Bao nhiêu ngày sau chuyển phôi có thể thử que để xác định mang thai?

Chuyển phôi là một giai đoạn quan trọng của quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Đối với những người phụ nữ kém may mắn, họ không thể mang thai theo cách tự nhiên. Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp giúp họ thực hiện ước mơ làm mẹ.

Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì thử que cho kết quả chính xác? Bạn nên thử que sau khi chuyển phôi 14 ngày để có kết quả đúng nhất. Đọc bài viết này để biết được:

  • Giai đoạn chuyển phôi là gì?
  • Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì có thể dùng que thử?
  • Những lời khuyên dành cho chị em sắp sửa thực hiện chuyển phôi

Giai đoạn chuyển phôi là gì?

Chuyển phôi là một giai đoạn quan trọng của quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Đối với những người phụ nữ kém may mắn, họ không thể mang thai theo cách tự nhiên. Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp giúp họ thực hiện ước mơ làm mẹ.

Sau khi trứng thụ tinh để tạo phôi thai trong khoảng 48 giờ, bác sĩ sẽ tiến hành chuyển vào tử cung người mẹ để phôi thai làm tổ. Mỗi lần thực hiện, bác sĩ sẽ chuyển 2 – 3 phôi thai nhằm tăng khả năng thụ thai thành công. Cách này cũng sẽ giúp kiểm soát số lượng thai nhi phát triển trong cơ thể mẹ.

Chuyển phôi là giai đoạn quan trọng trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm

Quy trình chuyển phôi được tiến hành sau khi người phụ nữ rụng trứng 2 – 3 ngày hoặc đã được tiêm hoóc-môn ức chế khả năng trứng rụng tự nhiên. Mục đích là đảm bảo nội mạc tử cung đủ dày để phôi thai thuận lợi làm tổ.

Mẹ đã biết chưa?

Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì có thể dùng que thử?

Thử thai sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì đúng? Thông thường phụ nữ mang thai tự nhiên sẽ chậm kinh khoảng 2 tuần. Sau đó, có thể dùng que thử hoặc đi siêu âm để xác việc mang thai. Vậy còn trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm, thời gian bao lâu sau chuyển phôi có thể thử que?

Sau khi chuyển phôi từ 1 – 3 ngày, cơ thể người mẹ sẽ bắt đầu có dấu hiệu thay đổi. Chỉ cần chú ý quan sát, bạn có thể xác định 60 – 70% khả năng mang thai. Tuy nhiên, để biết kết quả chính xác hơn, bạn nên chờ sau 14 ngày chuyển phôi. Lúc này, chị em có thể sử dụng que để thử thai.

Sau 14 ngày kể từ khi chuyển phôi, bạn có thể sử dụng que để thử thai

Que thử thai cho độ chính xác khá cao. Cơ chế xác định mang thai dựa vào lượng nội tiết thai nghén HCG nằm trong nước tiểu của phụ nữ. Tuy nhiên, đối với những mẹ bầu thụ tinh nhân tạo, vì cơ thể có lượng nội tiết tố lớn nên đôi lúc, kết quả thử thai bằng que bị ảnh hưởng dẫn đến sai sót. Trong trường hợp có dấu hiệu mang thai nhưng que thử không lên vạch, bạn nên đến bệnh viện để kiểm ra một lần nữa.

Bác sĩ khuyến cáo rằng, những phụ nữ thụ tinh trong ống nghiệm không nên dùng que để thử thai quá sớm (trước 14 ngày). Kết quả sai lệch sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của bạn. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự thành công của cả quá trình.

Mẹ đã biết chưa?

Những lời khuyên dành cho chị em sắp sửa thực hiện chuyển phôi

Việc chuyển phôi là bước quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả của quá trình thụ tinh trong ống nghiệm. Để đạt hiệu quả cao nhất, các chị em cần lưu ý những điều sau:

Tăng cường sức khỏe và đề kháng

Nền tảng sức khỏe là một trong những yếu tố quyết định thành bại của thụ tinh trong ống nghiệm. Trước khi thực hiện chuyển phôi, các chị em cần tăng cường sức khỏe bằng những bài tập thể dục thể thao. 30 – 60 phút tập yoga hoặc đi bộ mỗi ngày giúp cơ thể khỏe khoắn và sức đề kháng tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nghỉ ngơi đầy đủ và giữa trạng thái tinh thần thật tốt.

Theo Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, có một số điều cần chú ý dể đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh:

Kiểm tra bệnh nướu răng: Răng miệng có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho thai kỳ khỏe mạnh. Mẹ bầu bị bệnh nướu răng có thể sinh sớm và sinh nhẹ cân. 

Từ bỏ hút thuốc và uống rượu: 2 thói quen này sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, hơn nữa còn khiến mẹ có mang thai

Kiểm soát cân nặng: Thừa cân sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường và tăng huyết áp thai kỳ, gây tiền sản giật nguy hiểm. Giảm cân trong thai kỳ cũng không nên, chính vì vậy mẹ cần giảm cân trước khi thụ thai.

Tiêm phòng bệnh đầy đủ: Hãy khám tiền sản để tiêm phòng các mũi cần thiết trước và trong quá trình mang thai.

Cơ thể khỏe mạnh ảnh hưởng đến sự thành bại của quá trình thụ tinh trong ống nghiệm

Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý trước và trong khi chuyển phôi

Trước và trong quá trình chuyển phôi, các chị em cần lưu ý về chế độ ăn uống của mình. Bạn nên tránh ăn những thực phẩm khó tiêu vì dễ gây táo bón, tiêu chảy. Điều này sẽ làm cho phôi thai bị tác động mạnh, dẫn đến tình trạng phôi khó bám vào phần nội mạc của tử cung nên bị tuột ra ngoài.

Phụ nữ thụ tinh trong ống nghiệm nên tránh xa thức ăn dầu mỡ, cay nóng và chất kích thích. Đây là những thành phần cần nhiều thời gian để đào thải ra bên ngoài. Thế nên, chúng có khả năng khiến tử cung bị co bóp và ảnh hưởng quá trình chuyển phôi.

Sau khi thực hiện chuyển phôi, các nàng không nên ăn đu đủ, rau ngót hoặc uống nước dừa tươi. Những thực phẩm này khiến phôi thai có nguy cơ bị tuột khi đang trong giai đoạn chia tế bào.

Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì thử que là điều mà những phụ nữ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cần biết. Bạn nên chú ý sử dụng que thử đúng thời điểm để cho kết quả chính xác.

Nguồn thông tin: “Checklist” cần nhớ khi chuẩn bị mang thai – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm:

Cách tính tuổi thai ivf dành cho cha mẹ đã đặt phôi thành công
Chi phí thụ tinh ống nghiệm ở Vinmec tầm bao nhiêu?
Dưỡng thai an toàn và khoa học dành cho mẹ THỤ TINH ỐNG NGHIỆM

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Vũ Mỵ