Sanh con chọn phương pháp sanh thường hay sanh mổ?

Dù sanh con bằng phương pháp sanh thường hay mổ lấy thai thì mục đích cuối cùng đều là em bé ra đời khỏe mạnh, cả 2 mẹ con được an toàn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu nên lựa chọn sanh con bằng phương pháp nào?

Bạn đang lên kế hoạch đón bé yêu chào đời? Vậy mẹ bầu đã tính đến phương pháp sanh nào chưa? Mẹ có biết gì về phương pháp sanh nở nào là an toàn cho bạn và bé cưng?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nói về những ưu và khuyết điểm của phương pháp sanh thường cũng như mổ lấy thai. Hi vọng sẽ giúp cung cấp những thông tin cần thiết giúp mẹ bầu quyết định phương pháp sanh phù hợp với mình nhất.

Phương pháp sanh thường

Sanh thường hay còn gọi là sanh con theo đường âm đạo là quá trình sanh nở tự nhiên nhất. Hầu hết các bà mẹ đều mong muốn được sanh thường bởi thời gian nằm viện sẽ ngắn hơn nhiều đồng thời thời gian phục hồi cũng nhanh hơn so với sanh mổ.

Ưu điểm

Phương pháp này cũng sẽ không để lại bất kỳ vết rạch hay vết sẹo lớn nào. Đồng thời, các nguy hiểm trong quá trình sanh nở cũng ít hơn. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Mang thai Mỹ, các bà mẹ lựa chọn sanh con bằng âm đạo cũng có nguy cơ tử vong thấp hơn.

Sanh con qua đường âm đạo cũng có nhiều lợi ích cho bé yêu. Khi em bé đi qua đường âm đạo, tất cả dịch ứ nước ối trong phổi em bé sẽ tự nhiên được tống đẩy ra ngoài đồng thời hấp thu một số vi khuẩn có ích cho ruột từ đó sản sinh ra miễn dịch tương ứng, đường ruột của bé sẽ khỏe mạnh hơn sau khi chào đời. Ngoài ra, mẹ cũng sẽ có sữa để cho bé bú ngay sau khi sanh, do đó, bé sẽ được hưởng nguồn sữa non quý giá.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhược điểm

Xét về góc độ tâm lý, sanh thường sẽ giúp mẹ bầu có cơ hội được cảm nhận từng khoảnh khắc khi con ra đời.

Tuy nhiên, có một số bất tiện nhất định đối với việc sanh thường này. Toàn bộ quá trình sanh nở sẽ phụ thuộc vào sự sẵn sàng của cơ thể thai phụ. Do đó, không thể chủ động xếp ngày sanh nở bằng phương pháp này. Càng gần đến ngày sanh nở, thai phụ càng dễ bị lo lắng và căng thẳng.

Nguy cơ chấn thương khi sanh của bé cũng tăng lên khi bé phải đi qua đường sanh tự nhiên của mẹ và có thể cần đến sự can thiệp của kẹp forcep nếu người mẹ mất sức nửa chừng. Sanh thường cũng có thể gây ra các vấn đề về đời sống tình dục sau sanh.

Phương pháp sanh mổ

Sanh con bằng phương pháp sanh mổ - ảnh shutterstock

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong khi sanh mổ, bác sĩ sẽ rạch một vết rạch ở thành bụng phía tử cung của thai phụ. Phương pháp này đang dần trở thành phương pháp sanh nở phổ biến hiện nay.

Ưu điểm

Sanh mổ là một dạng phẫu thuật hầu hết đều được lập kế hoạch trước. Vì vậy, gia đình hoàn toàn có thể chủ động biết được và chuẩn bị cho thời điểm bé cưng chào đời. Việc này sẽ giúp giảm căng thẳng và lo âu cho mẹ bầu.

Ngoài ra, khi sanh mổ, thai phụ ít có khả năng bị mất kiểm soát hơn đồng thời nguy cơ với các vấn đề về tình dục sau khi sanh thấp hơn. Em bé cũng ít bị ảnh hưởng bởi chấn thương khi sanh, vì việc sử dụng kẹp forcep dường như là không cần thiết.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sanh mổ đặc biệt hữu ích trong các trường hợp sản phụ có vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp. Chỉ định mổ cũng được đưa ra khi sản phụ bị các bệnh nhiễm trùng có thể truyền sang con trong khi sanh, chẳng hạn như HIV hoặc herpes sinh dục, hoặc gặp các vấn đề với nhau thai trong khi mang thai.

Nhược điểm

Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ dạng phẫu thuật nào, phẫu thuật mổ lấy thai cũng có nhược điểm của nó. Trong hầu hết các trường hợp, việc mổ lấy thai sẽ được lên kế hoạch trước. Điều đó có nghĩa là bé cưng có thể không tự nhiên sẵn sàng và hoàn toàn trưởng thành ở thời điểm được đưa ra khỏi tử cung của mẹ.

Việc nhớ sai ngày cuối của chu kỳ kinh dẫn đến tính sai ngày dự sanh cũng là một nguy cơ không tốt. Phẫu thuật mổ lấy thai dẫn đến mất máu nhiều hơn, thai phụ dễ bị nhiễm trùng đồng thời nguy cơ biến chứng trong và sau phẫu thuật cao hơn.

Nghiên cứu cho thấy sanh mổ có tỷ lệ tử vong cao cho người mẹ. Với sản phụ sanh mổ, cần phải chờ ít nhất là 2 năm sau mới nên có thai lần tiếp theo và khoảng cách an toàn cho 2 lần sanh là khoảng 3 năm.

Việc chăm sóc mẹ bầu sau khi sanh cũng phức tạp hơn so với sanh thường, vết mổ âm ỉ kéo dài và cần thời gian để hồi phục. Sản phụ cần phải ở lại bệnh viên ít nhất 2-4 ngày sau khi sanh. Hoặc một số sản phụ găp các biến chứng như giảm chức năng ruột thì thời gian ở lại bệnh viên sẽ còn lâu hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hơn nữa, sản phụ sanh mổ thường có sữa chậm hơn so với sanh thường, em bé nhiều khả năng sẽ phải ti sữa công thức trước khi được bú mẹ, mất đi cơ hội “tráng ruột” bằng nguồn sữa non của mẹ.

Nên chọn phương pháp nào để sanh con?

Quá trình sanh con là một sự kiện trọng đại và cần được tính toán cẩn thận. Hãy nghe bác sĩ phân tích những phương pháp phù hợp với hai mẹ con nhất.

Bác sĩ luôn đánh giá sức khỏe tổng thể của cả hai mẹ con và cả quá trình mang thai trước khi tư vấn cho mẹ bầu về phương pháp sanh con. Từ đó giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt nhất cho sức khỏe và sự an toàn của cả hai mẹ con.

Dù sanh con bằng phương pháp sanh thường hay mổ lấy thai thì mục đích cuối cùng của cả hai phương pháp đều là em bé ra đời khỏe mạnh, cả 2 mẹ con được an toàn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và cuộc sanh nở thành công nhé! Để biết thêm chi tiết về phương pháp sanh, chăm sóc sức khỏe trước và sau sanh, các mẹ hãy tham khảo website của chúng tôi - Theasianparent!

Theo: https://vn.theasianparent.com

Xem thêm các bài viết khác:

Khi nào cần rạch tầng sinh môn khi sanh thường?

Giờ sinh nào tốt nhất nếu sinh con năm Kỷ Hợi 2019?

 

Bài viết của

Mecoca