Không đến kịp bệnh viện, sản phụ đẻ rơi con trên đường phố Sài Gòn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu sắp sinh thường bị bỏ qua. Chỉ đến khi đau bụng, nhiều sản phụ mới tá hỏa đi đến bệnh viện. Nhưng chưa đến kịp đã đẻ rơi con trên đường.

Không đến kịp bệnh viện, sản phụ đẻ rơi con trên đường phố Sài Gòn

“Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc, mẹ yêu con hơn yêu cuộc sống”… Một bài hát quen thuộc với rất nhiều người thế hệ 8x.

Đúng là khó nhọc thật!

Muốn biết khó ra sao, cứ hỏi sản phụ vừa đẻ rơi con trên đường ở Sài Gòn thì biết...

Đẻ con trên đường tới bệnh viện

Sản phụ đẻ rơi con ngay giữa Sài Gòn

Sáng 5/6, bệnh viện Từ Dũ vẫn tấp nập bệnh nhân ra vào.

Bất ngờ, nhiều người dân chạy tới báo tin, có 1 sản phụ đẻ rơi con trên đường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, ngay gần bệnh viện.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngay lập tức, ê-kip bác sĩ gồm: Bác sĩ Lưu Minh Trâm và  hộ sinh Nguyễn Mai Hằng đến hiện trường với trang thiết bị cấp cứu tại chỗ.

Tại hiện trường, sản phụ đã sinh hạ thành công. Em bé được người dân ủ trong 2 lớp khăn, còn chưa kịp cắt dây rốn. Người mẹ nằm bên vệ đường chưa sổ nhau.

Lúc này, ê-kíp nhanh chóng ủ ấm, cắt rốn cho bé. Sản phụ được giữ ấm và được chuyển cùng con tới bệnh viện.

Được biết, sản phụ năm nay 31 tuổi, sinh con lần thứ 5. Chị không khám thai một lần nào trong suốt thai kì.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đến khi đau bụng, chị nhờ người thân chở đi sinh bằng xe máy. Khi đến đường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP .HCM thì sản phụ đau bụng, đẻ rơi con trên đường luôn.

Nguy cơ với mẹ và bé

Nhiều trường hợp đẻ rơi con trong rừng, trên núi

Đẻ rơi con trên đường không phải là hiện tượng hiếm gặp tại Việt Nam. Song, rất nhiều trường hợp phải ngậm trái đắng khi con tử vong, mẹ rơi vào tình trạng nguy kịch.

Bởi vì sao?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Việc sinh con ngoài cơ sở y tế, bệnh viện, nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng sẽ khiến cho sức khỏe của mẹ và bé xấu đi nhanh chóng.

Hơn nữa, nguy cơ bị nhiễm trùng là rất cao. Thêm vào đó, nhiều nguy cơ khi lâm bồn mà mẹ không thể nào lường trước hết được sẽ diễn ra khiến tăng tỷ lệ tử vong.

Có thể kể đến như mẹ bị băng huyết, nhiễm trùng nặng. Trẻ thì bị nhiễm trùng, suy hô hấp, bị ngạt, không ủ ấm kịp thời…

Không phải ngẫu nhiên mà môi trường sinh con trong các cơ sở y tế phải hoàn toàn vô trùng!

Khi nào cần tới bệnh viện?

Nhiều nguy cơ xảy đến với mẹ và bé

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhiều sản phụ chỉ hơi đau bụng đã tới bệnh viện. Nhưng cũng không ít người rất đau vẫn cố ngồi nhà.

Vậy TheAsianParent sẽ gợi ý những dấu hiệu cho thấy thời điểm nào thích hợp nên đến bệnh viện.

Ra máu âm đạo

Có máu ở âm đạo ở bất kỳ thời điểm nào khi mang thai đều cần có sự thăm khám ngay của bác sĩ.

Ra máu âm đạo trong giai đoạn sớm quý I của thai kỳ là thường gặp ở 15-25% bà mẹ mang thaiĐó có thể là dấu hiệu của thai dọa sảy hay chửa ngoài dạ con.

Âm đạo ra máu trong giai đoạn muộn quý III của thai kỳ còn nghiêm trọng hơn. Có thể là dấu hiệu của các bất thường về rau, hay sinh non. Lượng máu càng nhiều, mức độ nghiêm trọng càng tăng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ra nước ối âm đạo

Bình thường âm đạo của bà mẹ mang thai luôn có ít dịch tiết (khí hư) màu trắng đục không mùi hoặc có mùi không hôi do sự tăng hormone khi mang thai.

Nếu bà mẹ mang thai thấy dịch âm đạo nhiều hơn bình thường, giống như nước, hoặc ồ ạt, hoặc rỉ rả liên tục, có mùi hơi tanh nồng và hơi nhớt, đó có thể là đáu hiệu của rỉ ối/ối vỡ non/ối vỡ sớm.

Các trường hợp rỉ ối/ối vỡ non/ối vỡ sớm đều kèm theo nguy cơ sinh non, sa dây rau, và đặc biệt là nguy cơ nhiễm trùng cho thai nhi và bà mẹ khi rỉ ối/ối vỡ non/ối vỡ sớm trên 6 giờ.

Đau bất thường vùng tử cung và bụng dưới

Nếu có cơn đau đột ngột dữ dội, bà mẹ cần đến bệnh viện ngay vì đó có thể là dấu hiệu bất thường tại tử cung. Hoặc nếu thấy cơn co thành chu kỳ, liên tục, và không mất đi sau khi nghỉ ngơi 1 giờ, khi tuổi thai dưới 37 tuần, bà mẹ cần đến bệnh viện vì đó có thể là các dấu hiệu liên quan đến sinh sớm.

Thai không cử động hoặc cử động ít hơn hẳn bình thường:

Bình thường bà mẹ mang thai có thể cảm nhận thấy thai nhi cử động rõ rệt vào khoảng thời điểm trung bình từ 16 tuần đối với con rạ, và 22 tuần đối với con so.

Hãy để ý, nếu số cử động thai dưới 10 trong vòng 2 giờ, đó là dấu hiệu nguy hiểm và cần tới bệnh viện ngay.

Các dấu hiệu đột ngột của bà mẹ mang thai

Bất kỳ một hoặc nhiều dấu hiệu đến đột ngột và bất thường như sốt trên 38 độ C, ngất xỉu, khó thở, đau đầu dữ dội, đau ngực, nôn mửa, rối loạn thị giác, co giật đều cần được xử trí sớm. Hãy gọi xe cấp cứu và đến viện ngay khi có thể.

Theo PhuNuVietNam

Xem thêm:

Dù xinh như thiên thần, em bé bị bỏ rơi ngay tại bệnh viện

Xót xa trẻ bị tai nạn giao thông ngay trước cổng bệnh viện

Đẻ rơi con trên taxi, sản phụ và bé gần như tử vong

Bài viết của

DAVE