Sai lầm khi chạy đua với toàn cầu mà mẹ Việt mắc phải....

Trong thời buổi công nghiệp hoá, toàn cầu hoá, việc dạy con ngày càng trở nên khó khăn hơn. Việc học tập đã không còn là điều quan trọng nhất, vì mẹ còn phải chuẩn bị cho con những tố chất cần thiết như trí thông minh cảm xúc, kĩ năng xã hội,… Tuy vậy, với hàng loạt cái triết lý giáo dục xuất hiện trong thời đại kĩ thuật số, cùng với hằng hà sa số những phương pháp nuôi dạy con tích cực, liệu mẹ Việt đã thực sự đã đi đúng hướng trong việc xác định một biện pháp phù hợp để phát triển toàn diện con của mình?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi thế giới bắt đầu rục rịch bước chân vào cuộc cách mạng công nghiệp số 4, với sự cạnh tranh về nghề nghiệp càng tăng cao, việc chuẩn bị con sẵn sàng cho một thế giới toàn cầu hoá khốc liệt ngày càng trở nên quan trọng hơn với các bậc phụ huynh, và 4 sai lầm khi chạy đua với toàn cầu mà các phụ huynh thường hay mắc phải. Cha mẹ, con cái vì cuộc cạnh tranh khốc liệt này mà bị cuốn vào một vòng xoáy giáo dục với những lời hứa màu hồng về một tương lai có việc làm ổn định, lương cao, một cuộc sống an nhàn. Tuy nhiên, đôi khi, chính vì quá lo lắng trong việc “thiết kế” một “chiến lược” giáo dục hoàn hảo cho con, cha mẹ đã trở nên quá tay và phạm phải những sai lầm khi chạy đua toàn cầu, khiến việc nuôi dạy con toàn diện trở nên phản tác dụng. Hãy cùng TheAsianparent nhìn vào 4 sai lầm khi chạy đua với toàn cầu mà các cha mẹ Việt thường phạm phải khi nuôi dạy con thành công dân toàn cầu.

Sai lầm 1 – Quá cứng nhắc trong định nghĩa về thành công

Sai lầm khi chạy đua với toàn cầu phụ huynh Việt thường mắc phải…

Sai lầm khi chạy đua với toàn cầu đầu tiên của cha mẹ Việt trong việc nuôi dạy con chính là việc quá cứng nhắc trong định nghĩa về thành công. Điều này có nghĩa là với nhiều người, con đường duy nhất dẫn đến một cuộc sống viên mãn hạnh phúc, thành công, là có được một tấm bằng hạng ưu. Chính vì chỉ chăm chăm đầu tư vào việc học chính quy, cha mẹ đánh giá con bằng những con số phù phiếm trên giấy, những tấm bằng khen chỉ có giá trị… minh hoạ. Trong khi đó, những kĩ năng quan trọng, trí thông minh cảm xúc, kĩ năng xã hội – những phẩm chất không được chấm điểm nhưng lại là bệ phóng tương lai cho con – lại bị ngó lơ. Về mặt thực tế, tuy IQ là chỉ số thông minh giúp con bạn có thể học tốt trong môi trường giáo dục, chính EQ – chỉ số cảm xúc – mới là chìa khoá quyết định quyết định xem con cua bạn có vận dụng được kiến thứ để thành công hay không. Các nghiên cứu cho thấy EQ chiếm 75% trong việc quyết định sự thành công của một người, trong khi IQ chỉ chiếm 10-25%, và phụ huynh lại cự cật lực đầu tư vào khoản IQ cho công cuộc chuẩn bị này đó chính là một sai lầm khi chạy đua với toàn cầu mà cha mẹ nào phần lớn cũng vướng vào.

Cha mẹ thường khen thưởng con khi được điểm tốt, được nhất nhì lớp, nhưng lại có thể mắng con “dại”, “ngu ngốc” khi trẻ học cách quan tâm đến người khác, cách làm việc chỉn chu không “luồn lách”. Tất nhiên, việc khen thưởng cho thành tích học tập của con không có gì là đáng chê trách – đây là việc các cha mẹ nên phát huy. Tuy vậy, cũng đừng vì áp lực học tập mà quay mặt khi con mình đạt được những thành công nho nhỏ như biết chào hỏi lễ phép, biết phân biệt đúng sai, biết giúp đỡ người khác, hay đạt giải trong một cuộc thi nhảy/ văn nghệ nào đó.

Sai lầm 2 – Muốn con vươn ra toàn cầu nhưng lại quá cầu toàn trong việc bảo bọc con

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bao bọc con quá

Điều quan trọng nhất cha mẹ nên nhớ là tất cả những gì chúng ta làm cho con, từ nuôi nấng đế dạy dỗ, đều chỉ là tạo cho con một bước đệm tốt. Thế nhưng, chúng ta không thể thay con chạy trong cuộc đua với toàn cầu này được – chính trẻ sẽ phải sải bước để theo kịp những bạn đồng trang lứa. Một nền tảng giáo dục tốt sẽ giúp con bật lên ở những bước đầu, nhưng nếu những đứa trẻ không thể tự đi trên đôi chân của mình, thì chúng sẽ bị bỏ lại ở những chặng đường sau. Chính vì vậy, việc bảo bọc con thái quá sẽ khiến bé mất đi những trải nghiệm độc lập góp phần xây dựng sự dạn dĩ, tự tin của mình. Hơn nữa, việc ép buộc con đi theo con đường cha mẹ chọn mà không cho con có tiếng nói riêng cũng sẽ khiến trẻ sợ thử nghiệm, và không thấu hiểu chính bạn thân mình. Việc này sẽ làm trẻ trở nên lệ thuộc vào phụ huynh, và không dám đưa ra những quyết định lớn. Ai cũng muốn bảo vệ con mình khỏi nguy hiểm, nhưng thay vì cấm đoán con và giữ con khư khư trong vòng tay của mình, hãy cho trẻ tập lên tiếng về ý kiến của bản thân, và tự quyết định một số vấn đề trong cuộc đời mình. Từ bé, bạn có thể cho con tự chọn quần áo và làm những việc lặt vắt trong nhà. Khi bé lớn hơn, bạn có thể tập cho bé đi xe buýt đến những địa điểm gần hơn, tập sử dụng tiền bạc, và thử một số bộ môn thể thao/văn nghệ con thích. Để đảm bảo an toàn cho con, hãy dặn con kĩ về cách xử trí nơi đám đông, cách tự vệ,…; ngoài ra, hãy thường xuyên tương tác và nói chuyện với con để định hướng tương lai cho con thay vì gó ép bé.

Sai lầm 3 – Chạy theo hiệu ứng đám đông

Với sự phát triển của công nghệ và Internet, cha mẹ ngày càng có nhiều thông tin về cách phương pháp dạy con hiệu quả. Việc này tuy thực sự có lợi với các phụ huynh và giúp cha mẹ có nhiều lựa chon trong việc giáo dục con, đôi lúc, nó có thể trở thành con dao hai lưỡi khi cha mẹ không biết chọn lọc các thông tin tích cực, mà chạy theo tất cả những phong trào dạy con trên mạng. Sai lầm khi chạy đua với toàn cầu có lẽ nghiêm trọng nhất chính là việc chạy theo hàng loạt các phong trào, và người chịu nhiều sức ép nhất chính là cha mẹ, người phải hứng chịu lại là con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một trong những ví dụ điển hình của việc chạy theo hiệu ứng đám đông là phong trào học trường quốc tế. Với suy nghĩ trường quốc tế thường cởi mở và giúp con học tiếng Anh tốt hơn, các cha mẹ đổ xô đăng ký cho con đi học. Tuy vậy, không phải ai cũng có điều kiện kinh tế để cho con vào những trường thực sự chất lượng, nên chọn những trường tư ít tiếng tăm hơn cho vừa túi tiền. Chỉ đến khi tiền học càng ngày càng tăng, cha mẹ gánh không nổi, mà con đến lớp 5 mà tính toán còn lóng ngóng, tiếng Anh nói chẳng xong mà tiếng Việt cũng nửa vời, thì cha mẹ mới hốt hoảng cho con đổi trường. Ra trường công thì các bé theo không kịp với chương trình, còn trường quốc tế chất lượng thì nhà lại không đủ kinh tế để “gánh”.

Chính vì vậy, thay vì chạy theo những thứ hào nhoáng, được tiếp thị là sẽ giúp con đạt được thành cônng ngoài ý muốn, hãy cẩn thận lựa chọn những lớp học phù hợp với con. Cho con đi học thử là liên tục hỏi bé xem bé có cảm thấy yêu thích môn học hay không, và cũng nên thảo luận kĩ càng với những giáo viên hiểu rõ khả năng của bé, cũng như những người thân có kinh nghiệm trước khi quyết định. Tuy vậy, hãy nhớ, định hướng của bạn và con, cũng như khả năng của bé vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Sai lầm 4  – Khi hàng ngoại nghiễm nhiên là hàng hiệu

Sai lầm khi chạy đua với toàn cầu tiếp theo của các cha mẹ Việt là… “thần thánh hoá” tất cả những gì được gắn mắc “ngoại”. Sự sính ngoại của một số cha mẹ đã khiến việc lựa chọn phương pháp dạy con trở nên sai lầm, khi chỉ cần một chữ “ở bển”, hoặc “dạy con theo cách của mẹ… Nhật/Mỹ/…” là sẽ nghiêm nhiên trở thành “kinh thánh” của phụ huynh trong cách nuôi dạy con. Điều đáng buồn ở đây là các phụ huynh vì thế mà trở thành mục tiêu của những trung tâm muốn lợi dụng sự sính ngoại của cha mẹ để trục lợi. Người thiệt cuối cùng vẫn là trẻ con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một ví dụ cho vấn đề này là từ chứng kiến của chính bản thân tôi. Ở Singapore, tôi đã phải đi dạy kèm… SAT cho rất nhiều du học sinh Việt Nam, dù các bạn mỗi người cũng gần chục năm học Tiếng Anh. Lý do là vì các cha mẹ nghe theo và cho con đến những trung tâm hứa hẹn dạy con “bắn tiếng Anh như gió”, “phát âm tiếng Anh chuẩn như Tây” hoặc gắn mác có thầy này cô kia từ Mỹ/ Anh về dạy. 80-90$/giờ nhưng cuối cùng thầy Tây hết tiền là hết dạy, trong khi điểm SAT của con vẫn lẹt đẹt 1300-1400/2400. Hay như việc một trường hợp mẹ bỉm sữa ở Thành phố Hồ Chí Minh, vì dạy con ăn theo cách của…Mỹ mà không hiểu thể trạng của bé, cứ con muốn ăn lúc nào cho lúc đấy, dẫn đến tình trạng bé suy dinh dưỡng và cuối cùng ngất xỉu vì… đói…

Các nước phát triển với hệ thống giáo dục hoàn thiện đúng là có rất nhiều điểm mạnh đáng để chúng ta học hỏi. Tuy vậy, không phải ai đến từ đất nước đó cũng có tư duy giáo dục và khả năng sư phạm tiến bộ, và không phải triết lý dạy con nào từ quốc gia đó cũng đáng để học hỏi. Singapore vẫn bị chỉ trích bởi áp lực và cuộc đua thành tích bóp chết bao đứa trẻ, Mỹ nổi tiếng với nạn bạo lực học đường và thiếu công bằng trong hệ thống giáo dục chính quy, còn Nhật là một trong những nước có tỉ lệ tự tử học đường cao nhất thế giới. Ở đâu cũng có cái hay, cái dở, cái quan trọng là chúng ta phải chọn lọc nhưng thứ đang học hỏi, và phải kiểm tra xem có phù hợp với khả năng, thể chất và tâm lí của con hay không trước khi áp dụng.

Nói chung, với áp lực xã hội ngày càng lớn, việc dạy con vì vậy cũng đòi hỏi nhiều sự đầu tư của các bậc cha mẹ hơn. Tuy vậy, mỗi trẻ sẽ có những cách phát triển khác nhau, và chúng ta không thể áp đặt được một khuôn khổ dạy con cho tấ cả các bé. Hãy vẫn tham khảo từ những nguồn tin đang tin cậy, nhưng hãy nhớ rằng, lời nói và cảm nhận của con mới là chìa khoá để cho biế bạn có đang đi đúng hướng hay không.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hãy đón xem theAsianparent Community để biết thêm những câu chuyện thú vị, những câu hỏi và câu trả lời từ các cha mẹ và chuyên gia của chúng tôi. Nếu bạn có bất kỳ thông tin chi tiết, câu hỏi hoặc ý kiến liên quan đến chủ đề, vui lòng chia sẻ chúng trong phần bình luận của chúng tôi bên dưới.

 5 sai lầm tai hại của chị em trong những ngày đèn đỏ!

Bài viết của

Michelle Le