Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có đáng lo không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là bệnh khá phổ biến mà trẻ nào cũng có thể mắc phải. Bệnh tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng  hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống.

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ em nếu không kịp thời điều trị sẽ gây ảnh hưởng về thể chất, trí tuệ của trẻ. Vậy có giải pháp nào để phòng và ngăn chặn những hệ lụy do rối loạn tiêu hoá gây ra? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Định nghĩa rối loạn tiêu hoá?

Rối loạn tiêu hoá là một hội chứng được tạo ra do sự co thắc bất thường của cơ vòng trong hệ tiêu hoá. Triệu chứng của bệnh là đau bụng và rối loạn đại tiện.

Cần chú ý các dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Dấu hiệu nhận biết  

  • Nôn ói: Bình thường trẻ nhỏ thường hay ói vì thực phẩm hoặc ói ngay sau khi vừa bú xong. Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ thỉnh thoảng ói 1 - 2 lần thì là bình thường. Trường hợp trẻ nôn ói thường xuyên là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hoá của trẻ có vấn đề.
  • Tiêu chảy: Là một trong những triệu chứng xuất hiện sớm nhất cho trường hợp bị rối loạn tiêu hoá. Màu sắc và phân giúp các mẹ biết mức độ bệnh của trẻ.
  • Táo bón: Không chỉ nôn ói, tiêu chảy mà táo bón cũng được liệt vào danh sách những triệu chứng thường gặp. Trong 2 - 3 ngày liên tiếp mà trẻ không đi ngoài hay đi ngoài mà phân khô, thậm chí đi ra máu thì chắc chắn trẻ bị táo bón.
  • Chán ăn: Biếng ăn, bỏ bữa, thậm chí từ chối ngay cả khi với những món mà bé cực kỳ yêu thích.

Nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Việc tìm ra nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em để có hướng xử lý là vấn đề cực kỳ quan trọng. Để giúp các mẹ dễ dàng nhận biết tình trạng sức khỏe của con mình, chúng tôi xin điểm qua một số nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa thường gặp:

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Cho trẻ ăn ít chất xơ, quá nhiều đạm, đường, chất béo hoặc khi thay đổi một số thực phẩm lạ sẽ khiến trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa.
  • Môi trường sinh hoạt không vệ sinh: Khi trẻ tiếp xúc với đồ chơi, nguồn nước ô nhiễm,… sẽ dễ nhiễm khuẩn nên gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
  • Loạn khuẩn đường ruột: Đây là trường hợp mẹ cho trẻ sử dụng kháng sinh để điều trị một bệnh lý nhiễm khuẩn nào đó. Điều này gây mất cân bằng về hệ vi sinh đường ruột của trẻ.
  • Sức đề kháng yếu: Trẻ em thường có sức đề kháng yếu nên các vi khuẩn dễ tấn công và gây ra rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng

Bệnh có nguy hiểm không?

Rối loạn tiêu hóa kéo dài nếu không điều trị kịp thời sẽ làm giảm đề kháng của trẻ. Nó sẽ khiến trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển, suy giảm hệ miễn dịch,…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bố mẹ phải làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa?

Khi phát hiện dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, bố mẹ cần tìm hiểu kỹ lý do. Biết được chính xác lý do bố mẹ sẽ tìm được phương pháp chữa trị tốt nhất.

Trường hợp khẩn cấp, bố mẹ phải đưa trẻ đi khám tại các bệnh viện chuyên trị và gần nhất.

Cần có biện pháp phòng chống bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách đề phòng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cha mẹ cần thực hiện một số biện pháp sau:

  • Nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong giai đoạn 6 tháng đầu đời.
  • Cho trẻ ăn dặm thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, giàu năng lượng, đảm bảo vệ sinh.
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi chăm sóc trẻ.
  • Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ.
  • Theo dõi và khám sức khỏe định kỳ cho trẻ để trẻ phát triển tốt.
  • Trẻ phải được sử dụng các loại thực phẩm tươi sống hợp vệ sinh và hợp với từng giai đoạn phát triển.

Trên đây là những chia sẻ liên quan đến hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

myngoc