Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì vừa sạch vừa an toàn?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm. Ngoài rau ngót thì mẹ có thể dùng nước trà xanh, nước lá hẹ để rơ lưỡi cho bé. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực hiện điều này đúng cách. Nếu bạn đang thắc mắc nên rơ lưỡi cho bé bằng gì cho sạch và an toàn thì hãy tham khảo bài viết sau đây.

Tại sao trẻ sơ sinh cần được rơ lưỡi?

Trẻ sơ sinh thường có căn sữa bám trên lưỡi do việc bú sữa đọng lại. Nếu bé không được vệ sinh miệng hàng ngày sẽ gặp tình trạng trắng lưỡi, tưa lưỡi. Vì vậy việc rơ lưỡi cho bé sẽ giúp loại bỏ cặn bã tích tụ để tránh các vấn đề về khoang miệng và hệ tiêu hoá của bé.

Tình trạng tưa lưỡi xảy ra khi bé không được vệ sinh miệng sạch sẽ, làm bé khó chịu, bỏ bú

Ngoài ra trẻ sơ sinh không tự chăm sóc cơ thể và đánh răng như người lớn. Nên mẹ cần lưu ý vệ sinh miệng cho bé ngay từ đầu để duy trì sức khỏe răng miệng cho đến khi bé lớn. Việc lưỡi bé không được làm sạch mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Thậm chí mắc phải các vấn đề về nướu khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ bú.

Mẹ cần lưu ý gì khi rơ lưỡi cho bé?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, các mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ thường xuyên để bảo vệ răng miệng của trẻ khỏi các tác nhân gây hại. Cụ thể, các trường hợp cần rơ lưỡi cho trẻ phụ thuộc vào những điều sau:

  • Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn: Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thì không cần thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ. Bởi khi bú mẹ, lưỡi bé sẽ cọ xát với đầu ti của mẹ, giúp loại bỏ các tưa dưới lưỡi. Tuy nhiên, mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ 5 – 6 lần mỗi tuần để đảm bảo vệ sinh miệng cho bé.
  • Trẻ bú mẹ kết hợp với bú bình: Trường hợp này mẹ cần rơ lưỡi cho bé mỗi ngày 1 lần sau khi tắm. Ngoài ra, sau mỗi cử bú bình hãy cho trẻ uống 1 – 2 thìa nước ấm để bé được tráng miệng sạch sẽ .
  • Đối với trẻ bú bình hoàn toàn: Khi trẻ uống sữa bột thường xuyên sẽ rất dễ bị đóng cặn và khiến bé bị tưa lưỡi. Do đó mẹ cần rơ lưỡi cho trẻ thường xuyên hơn. Vì nếu bé không được vệ sinh miệng có thể sẽ dẫn đế tình trạng viêm lưỡi, viêm họng, chán bú sữa,…

Ngoài ra, các bà và các mẹ hay dùng khăn vải (khăn sữa) để rơ lưỡi cho bé. Tuy nhiên, không nên dùng khăn sữa vì khăn sữa khá dày, khi rơ bé sẽ bị rát lưỡi và quấy khóc.

Nên dùng gạc vô trùng khi thực hiện rơ lưỡi cho bé

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì?

Gạc hoặc khăn được tẩm ẩm được sử dụng phổ biến để rơ lưỡi bé sạch và dễ hơn. Trong quá trình thực hiện sẽ kèm một số loại dịch để rơ lưỡi cho bé:

1. Rơ lưỡi cho bé bằng nước ấm

Nước ấm có tác dụng giúp khăn mềm ra và làm sạch cặn bẩn. Tuy nhiên nước ấm rất khó lấy sạch tưa lưỡi vì không có thành phẩn khử khuẩn. Vì vậy mẹ chỉ nên sử dụng nước ấm để rơ lưỡi cho trẻ sau bước rơ lưỡi bằng các loại dịch.

2. Cách rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có thành phần kháng khuẩn rất tốt nhờ cơ chế diệt vi khuẩn an toàn. Do đó nước muối sinh lý là lựa chọn tuyệt vời của các mẹ khi rơ lưỡi cho bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý và rơ lưỡi cho trẻ mỗi ngày từ 2 – 3 lần. Lưu ý, nước muối có khả năng hút nước rất cao nên khi dùng quá đặc có thể tổn thương niêm mạc miệng.

Sử dụng nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho bé là lựa chọn tốt

3. Rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng lá rau ngót

Rau ngót là nguyên liệu tự nhiên, lành tính được nhiều mẹ dùng rơ lưỡi cho bé. Thành phần của rau ngót giúp làm sạch, tiêu viêm và sát trùng khoang lưỡi miệng. Do đó rau ngót rất hiệu quả khi sử dụng để trị nấm miệng cho trẻ.

Mẹ hãy dùng 1 nắm lá rau ngót đun với nước muối loãng cho sôi tầm 3 phút thì tắt bếp. Đợi nước nguội, cho vào máy xay nhuyễn rồi lọc lấy nước để rơ lưỡi bé vào buổi sáng và tối. Tuy nhiên, các mẹ chỉ nên sử dụng rau ngót cho bé từ 5 tháng tuổi trở lên. Vì hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên khi nuốt phải dịch lá rau ngót có thể bị tiêu chảy.

4. Cách làm sạch miệng cho bé bằng lá hẹ

Tương tự như rau ngót, sử dụng nước lá hẹ nấu sôi để nguội là cách rơ lưỡi được nhiều mẹ áp dụng hiện nay. Đây là một loại lá có chứa thành phần “kháng sinh tự nhiên” được sử dụng trong nhiều bài thuốc để chữa bệnh. Đặc biệt lá hẹ giúp cải thiện hệ vi khuẩn có lợi trong răng miệng, chống lại vi khuẩn có hại.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ

Kết luận

Trên đây là một số cách rơ lưỡi an toàn mà mẹ có thể áp dụng cho bé. Hy vọng với những thông tin về bí quyết rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh an toàn, chuẩn khoa học sẽ giúp mẹ có thể chăm sóc bé yêu của mình thật khoẻ mạnh.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

haunguyen