Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn là gì? Mức cấp dưỡng sau ly hôn là bao nhiêu?

Ly hôn là điều mà không gia đình nào mong muốn. Nếu bắt buộc phải đến bước này, bạn cần nắm một số điều kiện để giành quyền nuôi con khi ly hôn, đảm bảo cuộc sống sau này của con được đầy đủ, no ấm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quyền nuôi con khi ly hôn muốn được thông qua phải thỏa 2 điều kiện là: điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần. Đối với điều kiện vật chất, bạn phải có công việc, thu nhập ổn định và nhà ở hợp pháp. Những yếu tố này được chứng minh thông qua hợp đồng lao động, bảng lương, giấy chứng minh quyền sở hữu nhà,... và nộp cho bên Tòa án. Trong khi đó, điều kiện tinh thần dựa vào thời gian bạn có thể chăm sóc, dạy dỗ và giáo dục bé; tình cảm dành cho con từ trước đến giờ;... Ngoài ra, hai bạn có thể thỏa thuận để chọn ra người nuôi con trực tiếp. Nếu vẫn chưa quyết định được thì có thể yêu cầu phía Tòa án giải quyết.

Bạn nên đọc bài viết này để biết:

  • Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn
  • Mức cấp dưỡng khi ly hôn
  • Thủ tục nộp hồ sơ ly hôn

Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn

Theo điều 81, trong Luật hôn nhân và gia đình, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

  • Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ chưa thành niên, con thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật, Bộ luật dân sự và những luật khác có liên quan.

Bạn có thể chưa biết:

Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng ly hôn ngay sau khi sinh con

Có nên ly hôn khi con còn nhỏ hay chấp nhận cuộc sống gia đình bế tắc

  • Sau khi ly hôn, vợ chồng phải thỏa thuận người trực tiếp nuôi con, cũng như quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi bên. Nếu không thỏa thuận được, Toàn án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dựa vào quyền lợi về mọi mặt của con. Trường hợp bé từ 7 tuổi trở lên thì phải cân nhắc nguyện vọng của con.
  • Trẻ dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ nuôi trực tiếp, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác để phù hợp với lợi ích của trẻ.

Thêm vào đó, để được nhận nuôi con, bạn phải chứng minh về điều kiện vật chất (kinh tế) và điều kiện tinh thần, đảm bảo quyền lợi cơ bản mà trẻ được hưởng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Điều kiện kinh tế:

  • Công việc ổn định
  • Thu nhập thực tế
  • Chỗ ở ổn định (nhà hợp pháp)

Để chứng minh những vấn đề trên, bạn cần cung cấp cho Toàn án các giấy tờ như: hợp đồng lao động; bảng lương; giấy chứng minh quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ);...

- Điều kiện tinh thần: thời gian dạy dỗ, giáo dục, chăm sóc bé; tình cảm dành cho con từ trước đến giờ, nhân cách đạo đức của cha hoặc mẹ,...

Bạn phải có đủ điều kiện vật chất và tinh thần mới có thể nhận nuôi con

Mức cấp dưỡng khi ly hôn

Theo điều 82, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con cái được quy định như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con có nghĩa vụ tôn trọng quyền con được sống chung với người nuôi trực tiếp.
  • Cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  • Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ thăm con mà không ai được cản trở. Trường hợp cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng quyền thăm trẻ để quấy rối, gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, người trực tiếp nuôi con có thể yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con của người đó.

Có thể nói, dù không trực tiếp nuôi con, bạn vẫn có nghĩa vụ cung cấp dưỡng cho trẻ chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, bị tàn tật, không có khả năng lao động và không có tài sản tự nuôi mình.

Theo điều 116, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, mức cấp dưỡng nuôi con được quy định như sau:

  • Mức cấp dưỡng do người được cấp dưỡng, có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận dựa vào thu nhập, khả năng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu của người được cấp dưỡng. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết
  • Mức cấp dưỡng có thể thay đổi khi có lý do chính đáng. Việc thay đổi mức cấp dưỡng sẽ do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Thực chất, pháp luật không quy định mức lương cấp dưỡng là bao nhiêu mà phải dựa vào khả năng thực tế, thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Dĩ nhiên, chi phí đưa ra phải hợp lý.

Nếu bên nuôi con đưa ra những chi phí từ hóa đơn, chứng từ mà Tòa án xét thấy không hợp lý thì sẽ không giải quyết mức cấp dưỡng đã đề xuất. Hơn nữa, nếu bên trực tiếp nuôi con thường xuyên đưa ra các chi phí vô lý, đau ốm liên miên thì bạn có thể giành quyền nuôi con.

Mức cấp dưỡng dựa vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

Ly thân bao lâu thì được ly hôn? Thủ tục ly hôn đơn phương mới nhất năm 2020

Có nên ly hôn khi mang thai vì chồng vô tâm hờ hững?

Thủ tục nộp hồ sơ ly hôn

Trường hợp hai vợ chồng thỏa thuận được những vấn đề liên quan đến quan hệ đôi bên, quyền nuôi con, cấp dưỡng và chia tài sản (hoặc tách riêng vấn đề chia tài sản thành một vụ khác sau ly hôn), Tòa án có thể tiến hành thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình, cũng như ra quyết định công nhận ly hôn

- Cơ quan giải quyết thủ tục ly hôn:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Tòa án cấp quận/huyện nơi của một trong hai người đang cư trú.
  • Trường hợp là người nước ngoài thì tòa án cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

- Yêu cầu về hồ sơ ly hôn thuận tình:

  • Đơn xin ly hôn thuận tình (có sẵn): Đơn ly hôn viết tay hay đánh máy đều được nhưng nội dung đơn cần rõ ràng, đầy đủ. Nếu không đầy đủ, tòa án sẽ trả về và yêu cầu bổ sung. Bên cạnh đó, một số toàn án cung cấp mẫu sẵn để điền để đảm bảo nội dung theo yêu cầu của pháp luật hiện hành.
  • CCCD và hộ khẩu
  • Giấy khai sinh của các con (nếu đã có con)
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản sao công chứng/bản chính)

- Các bước tiến hành thủ tục ly hôn:

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện/yêu cầu ly hôn tại TAND có thẩm quyền

Bước 2: Từ  7 đến 15 ngày sau khi nhận đơn cùng hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ kiểm tra lại. Nếu đầy đủ, phía Tòa án sẽ thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.

Bước 3: Tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, nộp tiền tạm ứng phí dân sự sơ thẩm. Sau đó, nộp lại biên lai tiền tạm ứng cho Tòa án.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bước 4: Hai vợ chồng được triệu tập và tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định pháp luật.

- Thời gian giải quyết yêu cầu ly hôn thuận tình: Từ 1 đến 2 tháng

- Án phí: 300.000 vnđ/vụ việc (không bao gồm phí giải quyết tranh chấp tài sản)

Đến tòa án cấp quận/huyện, nơi của một trong hai người đang lưu trú để tiến hành thủ tục ly hôn

Bài viết trên đã tổng hợp những vấn đề liên quan đến nuôi con sau ly hôn gồm điều kiện, mức cấp dưỡng và thủ tục ly hôn. Ly hôn là điều mà không gia đình nào mong muốn. Nếu có đủ điều kiện về kinh tế cũng như tinh thần, bạn nên giành quyền nuôi con để đảm bảo tương lai của bé sau này.

Nguồn: luatminhkhue (link 1, link 2, link 3)

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Karen Nguyen Le