62 Quy tắc nuôi dạy con của người Đức - thành người hữu dụng, trách nhiệm và kỷ luật

Đối với người Đức, nghiêm khắc tốt hơn cưng chiều, giáo dục thực hành tốt hơn là chỉ dạy bằng lời nói. Và trong quá trình nuôi dạy con, cha mẹ Đứac luôn kiên trì với các quy tắc để hoàn toàn có thể xây dựng nền móng kỷ luật cho những đứa trẻ của mình

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quy tắc nuôi dạy con của người Đức – thành người hữu dụng, trách nhiệm và kỷ luật

Chúng ta đều biết kỷ luật thép của người Đực đã nổi tiếng trên toàn thế giới, con người Đức luôn kỷ luật, có trách nhiệm và làm mọi việc có lợi ích cho bản thân và phục vụ cuộc sống con người xung quanh họ. Vậy người Đức đã tôi luyện những đứa con của mình như thế nào và quy tắc nuôi dạy con của người Đức là gì để hình thành lên nhưng con người sống với niềm tin tuyệt đối vào kỷ luật là thành công!

Hãy cùng tham khảo 62 quy tắc nuôi dạy con của người Đức đã áp dụng trong việc nuôi dạy con cái cùa mình, để chúng ta có những bài học thực hành hữu ích trong việc nuôi nấng con cái!

Việc nuôi dạy một đứa trẻ luôn có hai phần : nuôi vày dạy, người Đức chú trọng việc dạy mọi thứ từ sớm, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, và luôn tuân theo quy tắc mà mình đã đề ra để cho con họ có một chỗ dựa, hay một cái gốc về kỹ luật vững mạnh.

Khả năng quan trọng hơn thành tích! Hãy để trẻ trở thành một cá thể độc lập, hoàn chỉnh.

Quy tắc nuôi dạy con của người Đức

Quy tắc 1: Trẻ giống như hoa, như cây, cần được che chở và rèn luyện. Kiến thức và khả năng sống đều là học tập.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quy tắc 2: Không chỉ phải học tốt mà còn phải có năng lực, thú cưng là người thầy tốt nhất, có thể dạy con yêu thương mỗi sinh mạng, đối xử với động vật bằng tình yêu thương, đây cũng là một cách học.

Quy tắc 3: Từ nhỏ có thể chơi đùa cùng động vật, khi lớn lên sẽ có thể sống cùng người khác, có một trái tim dịu dàng, quan tâm những người yếu thế, sự lương thiện còn quý giá hơn cả vàng. Biết chăm sóc những sinh linh yếu hơn mình.

Quy tắc 4: Viết nên những cái kết khác nhau cho những câu chuyện, xây dựng khả năng tư duy logic, động não để có thể khắc phục được khó khăn, giải quyết vấn đề.

Quy tắc 5: Học lễ nghi từ bàn ăn, xây dựng lễ nghĩa cho con ở bất cứ nơi đâu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quy tắc 6: Buông tay là bài học độc lập đầu tiên. Tự mình có thể làm được thì không được để người khác giúp.

Quy tắc 7: Đừng giúp con làm mà hãy để trẻ tự làm.

Quy tắc 8: Bảo vệ môi trường không chỉ là nói miệng. Hãy thực hiện từ cuộc sống hằng ngày, để trẻ biết yêu thương bảo vệ môi trường ngay từ khi còn nhỏ.

Quy tắc 9: Tin tưởng cảm nhận và khả năng phán đoán của con, đừng dùng kinh nghiệm của mình để mặc định cảm nhận của trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giáo dục con bằng hành động quan trọng hơn lời nói

Quy tắc nuôi dạy con của người Đức

Quy tắc 10: Dù giàu có đến mức nào cũng phải tránh lãng phí không cần thiết, hãy xây dựng nhân cách thông qua việc giáo dục con rằng những khoản tiền chi tiêu không cần thiết chính là lãng phí, dù là vài đồng cũng là lãng phí.

Quy tắc 11: Đọc sách chính là cơ sở hình thành nhân cách độc lập của con.

Quy tắc 12: Té ngã thì tự mình đứng dậy! Bước đầu tiên của việc chịu trách nhiệm đó là hãy nói với trẻ rằng: Đây là trách nhiệm của con! Khi trẻ gây rắc rối thì phải tự mình chịu trách nhiệm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quy tắc 13: Lấy mình làm gương: Tuân thủ quy tắc, việc qua đường vượt đèn đỏ là việc nhỏ ư? Việc dù nhỏ cũng đều phải làm gương. Cha mẹ làm đúng thì con sẽ bước đi đúng đắn.

Quy tắc 14: Mẹ Đức dạy con đúng giờ rằng dù trễ một phút hay một giây thì cũng là trễ. Trễ một phút cũng phải xin lỗi con. Vì con trẻ, cha mẹ phải học cách đúng giờ.

Quy tắc 15: Nói được làm được! Hãy giữ chữ tín với con chứ đừng nói cho xong. Cha mẹ giữ lời thì con mới biết giữ chữ tín.

Quy tắc 16: Thường xuyên đến thư viện – Đọc sách là cách giáo dục lãng mạn nhất, đây là cánh cửa rộng mở đến với tri thức của con.

Quy tắc 17: Mở những bản nhạc hay trong nhà là cách tốt nhất để con yêu thích âm nhạc, dạy âm nhạc cho con từ trong tiềm thức, cha mẹ vừa vui, con cũng sẽ thích.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quy tắc 18: Không khí gia đình hòa thuận thì mới có thể dạy được con có tính cách ôn hòa, đừng gieo mầm mống bạo lực trong lòng trẻ.

Quy tắc 19: Tình yêu vô bờ. Yêu con thì hãy nói cho con biết.

Sự tôn trọng quan trọng hơn quyền uy. Không chê bai, không nuông chiều, hãy để trẻ lớn lên tự nhiên.

Quy tắc 20: Bao dung con. Dạy bảo lớn tiếng, thiếu kiên nhẫn sẽ chỉ khiến con chịu nhiều áp lực, hãy xem con là một cá thể độc lập để đối xử công bằng, tôn trọng con.

Quy tắc 21: Đừng can thiệp, cổ vũ con thật nhiều, để con tự học tập.

Quy tắc 22: Dù con phạm lỗi thì cũng không thể tùy tiện răn dạy và quở mắng, con cũng có sự tự tôn, không phải là con “không nên hồn” mà là do cách giáo dục có vấn đề.

Quy tắc 23: Cổ vũ con tranh luận với người lớn.

Quy tắc 24: Tôn trọng quyền phát ngôn của con, hiểu ý kiến của con, khi trẻ nói chuyện, hãy cúi người xuống, nhìn thẳng vào mắt con.

Quy tắc 25: Điều mà cha mẹ cần cho con là tình yêu thương chứ không phải là tổn thương, yêu và được yêu là khả năng đáng quý nhất.

Quy tắc 26: Tôn trọng tình cảm của con.

Quy tắc 27: Sự giáo dục thiếu hình phạt là sự giáo dục không hoàn chỉnh.

Chịu khổ tốt hơn là được sung sướng. Những khó khăn ở mức vừa phải là sự rèn luyện tốt nhất đối với con.

Quy tắc nuôi dạy con của người Đức

Quy tắc 28: Hãy cho con lớn lên trong sự va chạm chứ không phải trong vòng tay bảo bọc. Hãy luyện cho con sự dũng cảm và gan dạ thì mới bảo vệ được con.

Quy tắc 29: Không để con làm việc nhà là làm hại con chứ không phải là yêu con. Hãy để trẻ hiểu rằng trên đời này không có việc gì “không làm mà được hưởng” cả.

Quy tắc 30: Hãy cho con hiểu được mặt tối của xã hội để học cách tự bảo vệ mình.

Quy tắc 31: Giáo dục con: Nếu không chịu ăn thì chịu đói.

Quy tắc 32: Làm lễ trưởng thành cho con: Nếm trải việc một mình bước đi.

Quy tắc 33: Trẻ có 10 khuyết điểm, cha mẹ phải chịu trách nhiệm 5/10, hãy khẳng định ưu điểm của con, nhưng cũng đừng quên xem xét lại các khuyết điểm.

Quy tắc 34: Hãy để con chịu khổ một chút thì sau khi lớn lên mới không khổ.

Quy tắc 35: Ít quần áo có thể giữ ấm, nhiều quần áo là gánh nặng.

Quy tắc quan trọng hơn nuông chiều. Khoan dung chứ không dung túng, thiết lập quy tắc là cách giáo dục hiệu quả hơn chỉ nói miệng.

Quy tắc 36: Đặt ra quy tắc thì phải kiên trì đến cùng để trẻ làm theo những gì đã thỏa thuận mới là quan trọng nhất.

Quy tắc 37: Những gì con có thể tự làm thì cha mẹ đừng giúp.

Quy tắc 38: Lời nói của cha mẹ phải đi đôi với việc làm thì trẻ mới tuân thủ quy tắc. Đối với trẻ, có hai quy tắc: giao hẹn ba điều trước khi làm gì đó, sau đó không được thỏa hiệp.

Quy tắc 39: Xây dựng khái niệm “được và không được”, “có thể và không thể”.

Quy tắc 40: Xã hội không có sự công bằng tuyệt đối, chỉ có quy tắc và trật tự.

Quy tắc 41: Cha mẹ phá vỡ quy tắc thì con cái sẽ xem nhẹ quy tắc.

Quy tắc 42: Lễ phép không phải tự nhiên có được mà là do huấn luyện. 

Quy tắc 43: Dạy con độc lập thì đừng “không nỡ”.

Thả lỏng sẽ tốt hơn là kèm cặp

Quy tắc nuôi dạy con của người Đức

Quy tắc 44: Xây dựng thói quen tốt để có tính cách tốt là phải làm từ khi còn nhỏ và từ những việc nhỏ nhất.

Quy tắc 45: Hãy dạy cho con biết rằng đừng tính toán chi li, đừng để tâm vào những chuyện vặt vãnh. Dạy con biết tha thứ, khoan dung với người khác. Rốt cuộc ai đúng ai sai đây? “Tha thứ” chính là câu trả lời.

Quy tắc 46: 10 phần là tiến bộ, 1 phần cũng là tiến bộ. Con không ngốc, chỉ là chưa biết mà thôi.

Quy tắc 47: Cổ vũ và khẳng định con là những yếu tố cần thiết để  con trưởng thành, xây dựng ý thức tự lập, hãy dạy con làm chủ chính mình.

Quy tắc 48: Nếu con lớn tiếng nói “không” thì cha mẹ nên vui vì điều đó, cổ vũ con dám nói ra suy nghĩ của mình, dũng cảm từ tối yêu cầu của người lớn.

Quy tắc 49: Đừng đánh đồng sự khiêm tốn với việc thể hiện bản thân, hãy để trẻ học cách thể hiện bản thân, truyền đạt sự nhiệt huyết, dạy con dám đứng ra, dám hát lên, dám lên tiếng.

Tự do quan trọng hơn hạn chế. Hãy cho trẻ không gian độc lập thì sự phát triển mới không bị hạn chế.

Quy tắc 50: Thấy được đặc điểm của con mình cũng như những đứa trẻ khác. Đừng quên! Mỗi đứa trẻ đều là “độc nhất”. So sánh ưu khuyết điểm của hai đứa trẻ sẽ khiến con đánh mất chính mình.

Quy tắc 51: Đừng so sánh ưu điểm của con mình với những trẻ khác, đánh giá thấp con sẽ khiến trẻ mất đi sự tự tin. Đừng đánh giá thấp con, mà hãy cổ vũ con học tập ưu điểm của người khác.

Quy tắc 52: Tránh cách giáo dục cứng nhắc và so sánh của cha mẹ, hãy dạy con tùy theo cá tính và năng khiếu của trẻ, những trẻ khác nhau cần có cách dạy dỗ khác nhau.

Quy tắc 53: Cho con không gian tự do, học cách chịu trách nhiệm với chính mình, người lớn lén xem nhật ký của con chính là xâm phạm sự tự do của trẻ. Gần gũi với thiên nhiên, hãy thả lỏng con, hãy biết nhìn xa trông rộng.

Quy tắc 54: Đừng quá bao bọc con.

Quy tắc 55: Hãy suy nghĩ trước khi quyết định, sau khi quyết định thì phải chịu trách nhiệm. Hãy cho trẻ tự mình quyết định, tự chịu trách nhiệm, để con tự chủ nhằm xây dựng chủ kiến.

Tự kiểm soát tốt hơn là bị kiểm soát. 

Quy tắc 56: Thay vì cho nhiều tiền, dạy con học cách dùng tiền.

Quy tắc 57: Trải nhiệm bán lại đồ cũ để con học cách giao dịch, tổ chức những phiên chợ đồ cũ để các con trải nghiệm mua bán.

Quy tắc 58: Lãng phí khi chơi trò chơi thì trong cuộc sống cũng sẽ lãng phí. “Con có biết một cái tên lửa bao nhiêu tiền không?”. Chơi trò chơi cũng là một cơ hội để dạy con.

Quy tắc 59: Có tài khoản của riêng mình, để dành tiền tiết kiệm riêng. Hãy mở cho con một tài khoản ngân hàng riêng, từ nhỏ biết quản lý tiền bạc, so với việc cho con tiền thì dạy con cách quản lý tài khoản sẽ tốt hơn.

Quy tắc 60: Để con biết rằng tiền mà con tiêu là của cha mẹ.

Quy tắc 61: Trước khi mua đồ phải suy nghĩ kỹ càng, tiêu hết tiền thì không được xin thêm.

Quy tắc 62: Hãy đưa con đến ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm, biết được cảm giác tích lũy, học cách kiểm soát ham muốn, cho con biết rằng tiêu bất cứ một đồng xu nào cũng phải suy nghĩ kỹ càng, tiêu tiền tùy tiện là sự buông thả ham muốn.

Đọc thêm: Bí quyết dạy trẻ em của người Đức- là để trẻ em… thua từ vạch xuất phát

Theo Ngọc Trúc (biên dịch)

Bài viết của

MeKrobis