Quát mắng con có thể gây tác hại tới tâm lý của trẻ gấp nhiều lần cách dùng roi vọt. Một công trình nghiên cứu của Hoa Kỳ đã chỉ ra hậu quả của điều này. Nếu bạn đang hoặc sẽ làm cha mẹ thì nhất định phải theo dõi bài viết này nhé!
Mắng con thế nào cho hiệu quả? Cha mẹ đã bao giờ để ý đến việc mình sử dụng lời lẽ như nào khi quát mắng con? Một công trình nghiên cứu đã chỉ ra tác hại của những lời lẽ nặng nề thốt ra khi quát mắng con có thể gây tác hại tới tâm lý của trẻ gấp nhiều lần cách dùng roi vọt.
Quát mắng con không đúng cách – Ảnh hưởng ngầm tới tiềm thức của trẻ
Đôi khi trong lúc nóng giận, thấy con có lỗi mà cha mẹ không kiềm chế được. Rất nhiều người đã vô tình thốt ra những lời lẽ nặng nề để lên án, chỉ trích con. Lời nói tưởng như “gió bay” nhưng nó có thể để lại những vết thương tâm lý lâu dài cho trẻ sau này. Một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ bị mắng nhiều và nặng nề khi lớn lên thường gặp nhiều vấn đề về hành vi. Trẻ thường hay nói dối, trộm cắp vặt và thích phản kháng. Không những vậy, trẻ có xu hướng tham gia vào các cuộc cãi cọ, đánh nhau với bạn cùng trang lứa.
Càng quát mắng con sẽ càng dễ khiến con thành trẻ hư hỏng?
Khoa Tâm lý học, trường đại học Pittsburgh của Hoa Kỳ đã thực hiện một nghiên cứu về cách phạt con của cha mẹ. Họ thực hiện điều tra 976 hộ gia đình tầng lớp trung lưu ở Mỹ và đặt các câu hỏi về cách cha mẹ xử lý tình huống khi con phạm lỗi. Kết quả cho thấy các cha mẹ thường xuyên mắng con với lời lẽ thậm tệ, nặng nề, trẻ trong gia đình đó có nguy cơ xuất hiện hành vi tiêu cực nhiều hơn. Đặc biệt là với trẻ đang trong độ tuổi dậy thì từ 13-15.
Công trình cũng chỉ ra rằng, kể cả những gia đình cha mẹ thân thiết với con cái. Nhưng nếu trong thâm tâm cha mẹ nghĩ là việc quát mắng con thậm tệ là thành ý của cha mẹ thì điều đó cũng không có tác dụng gì với trẻ.
Trên thực tế lời nói có ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ không những trước mắt mà còn kéo dài cho tới khi trẻ lớn. Nghiên cứu cho thấy trong tiềm thức của trẻ thường hình thành nỗi sợ hãi vô hình. Từ đó trẻ bộc lộ ra ngoài bằng các hành động như cãi trả, cư xử hỗn hào và thích dùng bạo lực nhiều hơn.
Vậy làm thế nào khi con có lỗi để không phải quát mắng con?
Bạo lực và quát mắng chưa bao giờ thực sự mang lại hiệu quả trong cách nuôi dạy con. Hai điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần nhận thức khi con phạm lỗi là:
- Kiểm soát cảm xúc của bản thân. Đây là điều cần thiết để giữ được bình tĩnh. Chỉ khi cha mẹ sáng suốt và kiềm chế được hành động cũng như lời nói của mình thì lúc đó sự dạy dỗ của cha mẹ mới thực sự phát huy hiệu quả. Con sẽ học và noi gương từ chính hành động của cha mẹ chứ không phải từ lời nói.
- Giao tiếp với con một cách bình đẳng. Trẻ dù còn ít tuổi nhưng hoàn toàn có thể nhận thức được điều mà cha mẹ giải thích. Cha mẹ cần tôn trọng cảm xúc cũng như lắng nghe để giúp con hiểu rõ vấn đề. Nếu con có lỗi, hãy cùng con phân tích lỗi đó. Nếu có thể cha mẹ hãy cho con tự lựa chọn hình phạt dành cho chính con.
Qua đây hi vọng bạn đã hiểu về cách dạy dỗ con cái và tránh các trường hợp quát mắng để tránh làm tổn thương bé nhé!
Xem thêm
- Sinh thêm bé nữa – Bí quyết giúp cha mẹ dạy con biết yêu thương và chăm sóc em nhỏ
- Học cách nuôi dạy con của cha mẹ Hà Lan để tạo ra những đứa trẻ hạnh phúc nhất thế giới
- Dạy con theo phương pháp Montessori có những ưu điểm gì đáng để bố mẹ thử?
- Chia sẻ cảm xúc khi nói chuyện với con cái giúp con cảm thấy hạnh phúc hơn