Quá trình hình thành thai nhi - Điều kỳ diệu của tạo hóa

Khi chào đời bé đã là một con người hoàn thiện, đầy đặn và hồng hào. Vậy sinh linh bé nhỏ đáng yêu ấy đến từ đâu? Con đã lớn lên như thế nào trong bụng mẹ? Hãy cùng tìm hiểu xem quá trình hình thành thai nhi diễn ra như thế nào trong bụng mẹ nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quá trình hình thành thai nhi trong bụng mẹ

Mẹ bầu nào cũng biết, quá trình mang thai thường diễn ra trong 9 tháng 10 ngày. Khi được sinh ra bé đã là một con người hoàn thiện, đầy đặn và hồng hào. Vậy sinh linh bé nhỏ đáng yêu ấy đến từ đâu? Con đã lớn lên như thế nào trong bụng mẹ? Mẹ hãy cùng Theasianparent tìm hiểu xem con yêu đã được hình thành như thế nào nhé!

Quá trình hình thành thai nhi

Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng là khởi đầu cho sự hình thành nên một mầm sống mới. Đây là một cuộc hành trình dài và gian nan của khoảng 300-500 triệu tinh binh. Cùng vượt qua âm đạo, qua tử cung rồi tới ống dẫn trứng và kết quả là một chú tinh trùng may mắn nhất sẽ được thụ thai với trứng.

Sau khi một tinh trùng xâm nhập qua lớp vỏ, trứng sẽ tiết ra một chất làm cứng vỏ để ngăn chặn những tinh binh khác xâm nhập vào. Sau đó quá trình thụ tinh sẽ diễn ra. Lúc này, đặc điểm di truyền của bé đã hoàn chỉnh, trong đó bao gồm cả giới tính. Và quá trình hình thành thai nhi bắt đầu từ đây.

Nếu tinh trùng Y thụ tinh cho trứng, con sẽ là một cậu bé; còn nếu tinh trùng X thụ tinh thì con sẽ là một bé gái. Trứng sau khi được thụ tinh sẽ di chuyển vào tử cung.

Trong vòng 24 giờ sau khi thụ tinh, trứng bắt đầu phân chia nhanh chóng thành nhiều tế bào và vẫn tồn tại trong ống dẫn trứng trong khoảng ba ngày. Trứng thụ tinh tiếp tục phân chia khi đi qua ống dẫn trứng đến tử cung nơi nó sẽ làm tổ trong khoảng 1-2 ngày.

3 tuần đầu sau khi thụ thai

Một số phụ nữ bi chảy máu nhẹ trong vòng một hoặc hai ngày xung quanh thời gian thụ thai do các nguyên bào nuôi phôi gây tổn thương một số mạch máu trong tử cung của người mẹ. Trường hợp này gọi là xuất huyết làm tổ, được coi là một dấu hiệu sớm giúp nhận biết quá trình mang thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong vòng ba tuần, các tế bào blastocyst cuối cùng của túi phôi tạo thành một phôi thai, và hình thành nên các tế bào thần kinh đầu tiên của bé. Bào thai được gọi là phôi thai từ thời điểm thụ thai đến tuần thứ tám của thai kỳ. Sau tuần thứ tám và cho đến khi sinh, bào thai sẽ được gọi là thai nhi.

Gonadotrophin chorionic (hCG) là một loại hormone có trong máu của người phụ nữ từ thời điểm thụ thai và được tạo ra bởi các tế bào hình thành nhau thai. HCG có thể được phát hiện trong nước tiểu và trong máu của bà bầu do đó việc kiểm tra nồng độ hCG sẽ cho biết bạn có thực sự mang thai hay không. Tuy nhiên, xét nghiệm này chỉ nên được thực hiện sớm nhất là 7-10 ngày sau quan hệ mới cho kết quả chính xác.

Quá trình hình thành thai nhi theo tháng

Quá trình hình thành thai nhi

Tháng thứ nhất

Trứng thụ tinh phát triển với túi nước dần được làm đầy bao xung quanh nó (được gọi là túi ối) và giúp hình thành phôi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhau thai cũng phát triển. Nhau thai là một tĩnh mạch có hình tròn, phẳng giúp chuyển oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ sang bào thai.

Thời điểm này thai nhi đang phát triển những cấu trúc tạo khuôn cho khuôn mặt. Tế bào máu được hình thành và máu sẽ bắt đầu lưu thông. Ống tim nhỏ xíu sẽ đập 65 lần mỗi phút vào cuối tuần thứ tư. Đến cuối tháng đầu tiên, bé dài khoảng 1/5 inch – nhỏ hơn một hạt gạo!

Quá trình hình thành thai nhi

Tháng thứ 2

Các đặc điểm trên khuôn mặt của bé tiếp tục phát triển. Tai bé ban đầu chỉ như một nếp gấp nhỏ. Những chấm nhỏ xíu cuối cùng sẽ phát triển thành tay và chân của bé. Ngón tay, ngón chân và mắt cũng đang hình thành.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ống thần kinh (não, tủy sống và các mô thần kinh khác của hệ thần kinh trung ương) được hình thành nhanh chóng. Đường tiêu hóa và các giác quan bắt đầu phát triển. Xương bắt đầu thay thế cho sụn.

Đầu lớn tương ứng với phần còn lại của cơ thể bé. Vào cuối tháng thứ hai, bé cưng dài khoảng 1 inch và nặng chưa đến 1 gram. Vào khoảng 6 tuần hoặc muộn hơn một chút, nhịp tim của bé có thể được phát hiện. Sau tuần thứ 8, bé được gọi là bào thai thay vì phôi thai.

Quá trình hình thành thai nhi

Tháng thứ 3

Bàn tay, ngón tay, bàn chân và ngón chân của bé được hình thành đầy đủ. Bé yêu có thể xòe và nắm tay. Móng tay, móng chân xuất hiện và tai ngoài được hình thành. Các cơ quan sinh dục cũng phát triển, nhưng giới tính của bé vẫn còn rất khó phân biệt được bằng siêu âm.

Vào cuối tháng thứ ba, em bé được hình thành hoàn toàn. Các cơ quan nội tạng và tay chân đã có đủ và sẽ tiếp tục trưởng thành. Các hệ thống tuần hoàn và tiết niệu bắt đầu hoạt động và gan tạo ra mật.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào cuối tháng thứ ba, em bé dài khoảng 8 cm và nặng khoảng 60 gram

Vì bé cưng đã hình thành hoàn toàn nên cơ hội sảy thai giảm đáng kể sau giai đoạn ba tháng này. Mẹ bầu có thể dần dà cảm nhận được sự hiện diện diệu kỳ của con ở đầu tử cung, phía trên xương mu.

Tháng thứ 4

Nhịp tim của bé có thể nghe được qua doppler. Các ngón tay và ngón chân được xác định rõ. Mí mắt, lông mày, lông mi và tóc được hình thành. Răng và xương trở nên đặc hơn. Bé cưng thậm chí có thể mút ngón cái, ngáp và tạo biểu cảm trên khuôn mặt.

Hệ thần kinh đang bắt đầu hoạt động. Các cơ quan sinh dục bây giờ đã phát triển đầy đủ, và bác sĩ có thể xác định được giới tính thai nhi qua siêu âm.

Vào cuối tháng thứ tư, em bé dài khoảng 10 cm và nặng khoảng  100 gram.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quá trình hình thành thai nhi

Tháng thứ 5

Mẹ bầu bắt đầu cảm nhận được vận động của bé cưng. Tóc bắt đầu mọc trong khi vai, lưng và toàn thân bé được bao phủ bởi một lông mềm mềm gọi là lông tơ. Lớp lông này bảo vệ em bé và thường rụng vào cuối tuần đầu tiên sau khi bé chào đời.

Da của bé được phủ một lớp phủ màu trắng gọi là vernix caseosa. Chất mỡ sáp này giúp bảo vệ làn da của em bé khi tiếp xúc lâu ngày với nước ối. Lớp chất gây này sẽ được lau sạch sau khi bé cưng chào đời.

Đến cuối tháng thứ năm, bé dài khoảng 16 cm và nặng khoảng 300 gram.

Quá trình hình thành thai nhi

Tháng thứ 6

Da của bé có màu đỏ hồng, hơi nhăn và các tĩnh mạch có thể nhìn thấy được qua lớp da mỏng. Ngón tay và ngón chân của bé có thể được nhìn thấy rõ. Mí mắt bắt đầu xuất hiện và bé có thể mở mắt.

Bé phản ứng với âm thanh bằng cử động hoặc tăng nhịp tim. Mẹ bầu có thể cảm nhận được chuyển động giật nếu bé nấc cụt.

Nếu sinh non, em bé có thể sống sót sau tuần thứ 23 với sự chăm sóc đặc biệt.

Vào cuối tháng thứ sáu, em bé dài khoảng 30 cm và nặng khoảng 600 gram.

Quá trình hình thành thai nhi

Tháng thứ 7

Em bé sẽ tiếp tục trưởng thành và dự trữ lượng mỡ trong cơ thể. Thính giác của bé đã hoàn chỉnh. Bé cưng thường xoay ngược và phản ứng với các kích thích bao gồm âm thanh và ánh sáng. Nước ối bắt đầu giảm.

Vào cuối tháng thứ bảy, em bé dài khoảng 40 cm và nặng khoảng từ 1100 – 1300 gram

Nếu sinh non, bé sẽ có khả năng sống sót sau tháng thứ bảy.

Quá trình hình thành thai nhi

Tháng thứ 8

Em bé sẽ tiếp tục tăng cân nặng thông qua việc trữ lượng mỡ trong cơ thể. Mẹ bầu sẽ thấy bé đạp nhiều hơn. Bộ não phát triển một cách nhanh chóng trong giai đoạn này, bé có thể nhìn và nghe thấy. Hầu hết các hệ thống nội sinh đều phát triển tốt, nhưng phổi vẫn có thể chưa trưởng thành.

Bé cưng dài khoảng 45 cm và nặng tới 2200 gram

Tháng thứ 9

Bé cưng tiếp tục phát triển và trưởng thành: phổi gần như hoàn thiện các chức năng.

Bé đã có các phản xạ phối hợp do đó có thể chớp mắt, nhắm mở mắt, xoay đầu, nắm chắc và phản ứng với âm thanh, ánh sáng và tiếp xúc. Bé chắc chắn đã sẵn sàng chào đời!

Mẹ bầu có thể nhận thấy bé di chuyển ít hơn do không gian ngày càng chật hẹp. Ngôi thai thay đổi để chuẩn bị cho việc chuyển dạ và sinh nở. Bé sẽ lọt xuống khung xương chậu của mẹ. Thông thường, đầu của bé sẽ xuôi xuống dưới.

Lúc này bé dài khoảng 49 đến 51 cm và nặng khoảng 3300 gram.

Sau 9 tháng 10 ngày hình thành và phát triển, giờ đây bé đã sẵn sàng để làm quen với cuộc sống bên ngoài. Cha mẹ sẽ được gặp con với niềm hân hoan vô bờ bến. Hãy chuẩn bị thật tốt để đón bé yêu bạn nhé!


Theo: https://vn.theasianparent.com

Xem thêm các bài viết khác:

Bảng chỉ số thai nhi chuẩn theo từng tuần

Cử động của thai nhi như thế nào là bình thường? Những điều mẹ bầu cần biết về “thai máy”!

Bài viết của

Mecoca