Phương pháp kỷ luật con đúng đắn để con phát triển nhân cách tốt

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một trong những việc cần làm của cha mẹ là dạy con cách cư xử. Đây là một công việc cần có thời gian và sự kiên nhẫn. Dưới đây là một số lời khuyên của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) về những phương pháp kỷ luật con tốt nhất để giúp con hình thành nhân cách tốt khi lớn lên.

10 phương pháp kỷ luật con hiệu quả

1. Thể hiện đúng sai

Dạy trẻ học từ những sai lầm với những lời nói và hành động bình tĩnh.

2. Đặt ra giới hạn

Có quy tắc rõ ràng và nhất quán con bạn có thể làm theo. Hãy giải thích các quy tắc này theo cách phù hợp với lứa tuổi mà con có thể hiểu được.

3. Nói trước hậu quả 

Bình tĩnh và kiên quyết giải thích hậu quả nếu con không nghe lời. Ví dụ, nói với con rằng nếu bé không nhặt đồ chơi của mình, bạn sẽ cất chúng đi cho đến hết ngày.

Nhưng hãy nhớ, không bao giờ lấy đi thứ gì đó mà con bạn thực sự cần, chẳng hạn như một bữa ăn.

4. Hãy nghe con nói

Lắng nghe là quan trọng. Hãy để con bạn hoàn thành câu chuyện trước khi đưa ra cách giải quyết vấn đề. Theo dõi nếu con có những cư xử chưa đúng. Kiểu như bé đang cảm thấy ghen tị với ai đó.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5. Dành sự quan tâm cần thiết cho con

Công cụ mạnh mẽ nhất để rèn luyện tính cách hiệu quả là chú ý dạy con những hành vi tốt. Hãy nhớ rằng, tất cả trẻ em cần sự quan tâm từ cha mẹ.

6. Khen ngợi mỗi khi con làm tốt

Trẻ em cần biết khi nào chúng làm điều gì đó xấu - và khi chúng làm điều gì đó tốt. Chú ý hành vi tốt và chỉ ra nó, ca ngợi thành công và cố gắng tốt. Hãy cụ thể (ví dụ: "Oa, con ngoan lắm, chơi xong biết cất đồ chơi!").

7. Không hành động tuỳ lúc

Miễn là con bạn không làm điều gì đó nguy hiểm, bỏ qua hành vi xấu có thể là một cách hiệu quả để ngăn chặn nó. Điều này có thể dạy cho trẻ em những hậu quả của hành động của mình.

Ví dụ, nếu bé cứ vứt bánh quy đi thì sẽ sớm không còn bánh quy để ăn nữa. Nếu bé cứ ném và làm vỡ đồ chơi của mình thì sẽ không thể chơi với nó.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

8. Sẵn sàng phản ứng với rắc rối có thể xảy ra

Lên kế hoạch trước cho các tình huống khi con bạn có thể gặp khó khăn trong việc cư xử.

9. Đánh lạc hướng khi con có hành vi xấu

Đôi khi trẻ em nghịch ngợm vì buồn chán hoặc không biết gì làm gì tốt hơn. Hãy tìm một hoạt động nào khác để con bạn làm.

10. Cho trẻ biết lúc nào là hết thời gian làm điều gì đó

Phương pháp kỷ luật con này hoạt động tốt nhất bằng cách cảnh báo trẻ em rằng chúng sẽ hết thời gian nếu chúng không dừng lại. Phương pháp này có thể giúp trẻ học và thực hành các kỹ năng tự quản lý.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Học hỏi từ những sai lầm bao gồm cả chính bạn

Hãy nhớ rằng, là cha mẹ, bạn có thể cho mình một khoảng thời gian nếu bạn cảm thấy mất bình tĩnh với con trẻ. Chỉ cần chắc chắn rằng con bạn đang ở một nơi an toàn.

Hãy tự cho bản thân một vài phút để hít thở sâu, thư giãn. Khi bạn cảm thấy tốt hơn, hãy quay lại với con, ôm con và bắt đầu lại.

Nếu bạn cảm thấy mình đã phạm phải một sai lầm khi nóng giận với con. Khi bình tĩnh hãy nói lời xin lỗi con và giải thích cho con hiểu sau này sẽ không như vậy nữa. Hãy chắc chắn để giữ lời hứa của bạn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lời khuyên kỷ luật lành mạnh và hiệu quả theo độ tuổi/giai đoạn

Trẻ sơ sinh

  • Bé hay bắt chước những gì bạn làm, vì vậy hãy nêu những ví dụ về hành vi mà bạn mong đợi.
  • Sử dụng ngôn ngữ tích cực để hướng dẫn bé. Ví dụ: nói "Bây giờ chúng ta sẽ ngồi xuống nhé" thay vì "Đừng đứng".
  • Đánh lạc hướng bé nếu chơi với đồ vật không an toàn.
  • Tất cả trẻ em, bao gồm cả trẻ sơ sinh, cần kỷ luật một cách nhất quán. Vì vậy hãy trao đổi với chồng bạn, các thành viên gia đình để đặt ra các quy tắc cơ bản mà mọi người đều cần tuân theo.

Trẻ mới biết đi

  • Con bạn đang bắt đầu nhận thức được một số quy tắc để xem cách bạn phản ứng. Hãy theo dõi con và khen ngợi những hành vi tốt của bé. Chuyển hướng đến một hoạt động khác khi cần thiết.
  • Nhận biết khi nào bé giận dữ hay mệt mỏi hoặc đói. Hãy cho bé những giấc ngủ ngắn và đúng giờ.
  • Dạy bé không đánh, cắn hoặc các hành vi hung hăng khác. Không đánh đòn trẻ.
  • Luôn nhất quán trong việc thực thi các phương pháp kỷ luật con.
  • Giải quyết mâu thuẫn giữa anh chị em nhưng không bênh 1 bên.

Lứa tuổi mẫu giáo

  • Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo vẫn đang cố gắng cách thức hoạt động và tác dụng của mọi vật xung quanh.
  • Bắt đầu phân công công việc phù hợp với lứa tuổi, như cất đồ chơi của chúng đi. Đưa ra hướng dẫn đơn giản, từng bước. Thưởng cho con bằng những lời khen ngợi.
  • Cho phép con bạn đưa ra lựa chọn trong số các lựa chọn thay thế chấp nhận được.
  • Dạy con bạn đối xử tốt với người khác.
  • Dạy chúng cách đối phó với cảm xúc tức giận theo những cách tích cực, như đối diện trực tiếp với nó.

Trẻ đi học

  • Con bạn đang bắt đầu có cảm giác đúng sai. Phân tích những rắc rối bé gặp phải, và điều gì có thể xảy ra tiếp theo cho con hiểu.
  • Nói về kỳ vọng gia đình và hậu quả nếu con không tuân theo các quy tắc gia đình.
  • Cho con biết quyền và nghĩa vụ của mình. Cho trẻ nhiều đặc quyền hơn nếu con ngoan ngoãn.
  • Làm gương cho con, quan tâm và tôn trọng người khác.
  • Đừng dùng hình phạt thể xác.

Thanh thiếu niên

  • Khi con bạn phát triển các kỹ năng ra quyết định độc lập hơn, bạn sẽ cần phải cân bằng giữa tình yêu và sự giúp đỡ vô điều kiện của mình với những kỳ vọng, quy tắc và ranh giới rõ ràng.
  • Tiếp tục thể hiện nhiều tình cảm và sự chú ý. Dành thời gian mỗi ngày để nói chuyện. Những người trẻ tuổi có nhiều khả năng đưa ra lựa chọn tốt khi có sự kết nối với các thành viên trong gia đình.
  • Tìm hiểu bạn bè của con bạn và nói về các mối quan hệ có trách nhiệm và tôn trọng.

Theo Healthychildren.org

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ngocanh